Viêm khớp liên mấu là thuật ngữ quen thuộc trong y khoa. Nhưng trên thực tế căn bệnh này còn đang khá xa lạ với nhiều người. Điều này đã khiến cho việc nhận diện, điều trị bệnh không được tiến hành kịp thời dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy bài viết sẽ chia sẻ đến mọi người một số thông tin cơ bản về hiện tượng này, mời bạn đọc theo dõi.
Viêm khớp liên mấu là gì?
Đặc điểm giải phẫu sinh lý khớp xương cho thấy ở giữa các khớp xương của cột sống gồm có 2 mấu chuyển. Một mấu ở trên và một mấu ở dưới. Nó chính là điểm bám của một số cân cơ trên xương. Mấu chuyển ở trên nằm ở phía ngoài so với mấu chuyển còn lại. Đường liên mấu nằm ở giữa của hai mấu chuyển trước. Khi các đường liên mấu này bị viêm nhiễm được gọi là bệnh viêm khớp liên mấu.
Bệnh viêm khớp liên mấu khiến cho sụn khớp bị phá vỡ. Từ đó gây ra phản ứng sưng viêm và cảm giác đau nhức khó chịu. Người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc cử động, di chuyển. Đây là loại viêm khớp khá phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Trong đó, người ở độ tuổi trung niên, người già và người thường xuyên phải lao động nặng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
Nguyên nhân viêm khớp liên mấu
Đến nay, y học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh viêm khớp liên mấu. Tuy nhiên, hiện tượng này được cho là “tổ hợp” của nhiều bệnh khác nhau về xương khớp gây ra. Bao gồm bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp, thoái vị đĩa đệm,….
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng chỉ ra các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, cụ thể là:
- Chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn xe cộ hoặc các chấn thương xảy ra khi chơi thể thao
- Sự lão hóa tự nhiên của cơ thể khi tuổi cao sức yếu
- Áp lực cân nặng do thừa cân, béo phì
- Tính chất di truyền cũng được nhắc đến trong các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh
- Người bệnh đã hoặc đang mắc phải các bệnh lý viêm nhiễm nào đó chưa được phát hiện, điều trị
Triệu chứng viêm khớp liên mấu
Các triệu chứng điển hình thường gặp của bệnh viêm khớp liên mấu có thể kể đến là:
- Người bệnh bị đau nhức khi xoay người, vặn mình, cúi gập lưng,…
- Cảm giác bất động vùng gần cột sống cổ, khi muốn cử động khớp cổ sang một bên thì phần cơ thể bên đó cũng phải chuyển động theo
- Người bệnh mất khả năng duy trì tư thế thẳng lưng, thường phải ngồi cong lưng
- Gặp khó khăn khi đứng lên từ vị trí ngồi thấp, kèm theo cảm giác đau nhức dữ dội
- Sự chèn ép của các khớp liên mấu lên dây thần kinh gây ra tình trạng tê bì, cơ thể nhức mỏi, cơn đau nhức diễn ra khắp các bộ phận trên hệ cơ xương khớp
- Cơn đau thường có xu hướng khởi phát ở vùng vai gáy, cánh tay và tứ chi.
Viêm khớp liên mấu có nguy hiểm không?
Tương tự như các bệnh về xương khớp khác, viêm khớp liên mấu cũng là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe. Nếu không được điều trị sớm, người bệnh sẽ gặp phải những biến chứng như:
- Cột sống dần bị suy yếu, giòn và dễ vỡ. Từ đó làm tăng áp lực lên tủy sống, làm biến đổi cấu trúc cột sống. Gây ra sự chèn ép dây thần kinh
- Viêm khớp liên mấu khiến van động mạch chủ bị biến dạng, viêm động mạch chủ. Chức năng và khả năng hoạt động của xương khớp bị suy giảm
- Gây ra các cơn đau kéo dài, dần dần làm biến dạng cột sống. Người bệnh gặp nhiều khó khăn cho việc vận động di chuyển. Thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ bại liệt
Cách điều trị viêm khớp liên mấu
Việc điều trị bệnh viêm khớp liên mấu sẽ được căn cứ vào tình trạng tổn thương và sức khỏe của mỗi người. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, người bệnh sẽ được điều trị bằng một trong số các phương pháp sau:
Chữa bằng thuốc tây
Với những trường hợp viêm khớp liên mấu mức độ nhẹ bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm. Thông dụng nhất là: Naproxen, Aspirin hoặc Paracetamol,…
Nếu cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc người bệnh không thể sử dụng thuốc đường uống thì sẽ được cân nhắc chỉ định tiêm Corticoid lên vùng khớp bị đau.
Việc điều trị bằng thuốc Tây khá tiện dụng và đem lại hiệu quả nhanh. Tuy nhiên chúng thường tiềm ẩn các tác dụng phụ nguy hiểm như: Rối loạn tiêu hóa, xuất huyết dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng gan,…. Do đó người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc để tránh gặp phải những rủi ro đáng tiếc.
Điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu
Bác sĩ sẽ tư vấn, hướng dẫn người bệnh áp dụng các liệu pháp vật lý trị liệu. Cụ thể như: Thực hiện bài tập gập duỗi cột sống, bài tập nghiêng người, massage kéo giãn cột sống, sóng siêu âm, chiếu tia hồng ngoại,….để tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt cho cột sống. Đồng thời giúp làm giãn nở mạch máu, kích thích quá trình lưu thông khí huyết. Đem lại tác dụng giảm đau hiệu quả. Mặc dù vậy, cách làm này chỉ mang tính chất giảm đau, cải thiện triệu chứng bệnh. Không có tác dụng lâu dài.
Thực hiện phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật sẽ được áp dụng với những trường hợp viêm khớp liên mấu đã có dấu hiệu biến chứng. Tuy nhiên không phải lúc nào việc phẫu thuật cũng đem lại hiệu quả như mong đợi. Bên cạnh đó chi phí của một lần phẫu thuật khá đắt đỏ, tốn kém.
Phòng ngừa viêm khớp liên mấu
Để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh viêm khớp liên mấu, mọi người cần thực hiện tốt các vấn đề sau:
- Tích cực bổ sung các chất dinh dưỡng có lợi cho xương khớp, nhất là vitamin B1, B12, vitamin D, canxi, magie, kali,….và uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày
- Hạn chế lao động nặng nhọc, xây dựng thói quen sinh hoạt hợp lý
- Tránh xa các chất kích thích, bia rượu, đồ uống có cồn và các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh,…
- Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp xương khớp chắc khỏe, dẻo dai hơn
- Xây dựng kế hoạch thăm khám sức khỏe định kỳ giúp tầm soát sớm nguy cơ bệnh
Trên đây là một số kiến thức cơ bản về bệnh viêm khớp liên mấu. Hy vọng nội dung bài viết đã giúp mọi người biết cách điều trị và phòng ngừa bệnh tốt nhất. Chúc sức khỏe!