Viêm khớp là một bệnh lý gây ra nhiều lo lắng cho người bệnh nếu chẳng may gặp phải. Bởi căn bệnh này có thể gây đau nhức xương khớp trầm trọng, xương khớp bị mòn dần và gây ra nhiều biến chứng nặng nề. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị bệnh viêm khớp.
Viêm khớp là gì?
Viêm khớp là một từ ngữ chỉ tình trạng chung về các thay đổi, rối loạn làm tác động đến cấu trúc, hoạt động và khả năng vận động của các khớp. Đây là một trong những tình trạng rất phổ biến ngày nay làm ảnh hưởng đến việc sinh hoạt, đi lại của người bệnh.
Theo các nghiên cứu, hiện nay có hơn 100 loại viêm khớp. Trong đó có những tình trạng viêm khớp đơn giản nhưng cũng có những tình trạng viêm khớp nặng và ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Phổ biến nhất trong đó là dạng viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp.
Viêm xương khớp
Viêm xương khớp là tình trạng viêm khớp phổ biến thường gặp nhất hiện nay. Trong đó, khu vực tổn thương chính của khớp đó là phần sụn khớp. Lúc này các đầu xương sẽ ma sát nhiều hơn và khiến hoạt động ở các đầu xương không trơn tru, gây đau đớn.
Bởi lớp sụn có công dụng chính là bảo vệ đầu xương khỏi các ma sát và giúp xương khớp linh hoạt hơn. Kii lớp sụn mất đi, các đầu xương sẽ cọ xát vào nhau gây biến dạng, đau đớn và xương có thể lệch khỏi vị trí ban đầu.
Viêm xương khớp chủ yếu xảy ra ở những người trung niên và lớn tuổi. Tuy nhiên, hiện nay cũng có nhiều người trẻ mắc phải tình trạng này do chấn thương, lao động nặng nhọc.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng có liên quan đến hệ miễn dịch trong cơ thể. Lúc này, màng hoạt dịch của khớp bị viêm nhiễm và lan rộng ra các khu vực xung quanh. Chị em phụ nữ trên 40 tuổi là nhóm đối tượng dễ mắc phải tình trạng này.
Ngoài hai dạng viêm khớp phổ biến trên, người bệnh còn có nguy cơ gặp phải một số dạng viêm khớp khác như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm trùng khớp, viêm khớp phản ứng… Tuy ít phổ biến hơn nhưng người bệnh cũng không loại trừ mắc phải các bệnh lý này.
Triệu chứng bệnh viêm khớp
Tùy vào từng loại viêm khớp khác nhau mà người bệnh sẽ có các triệu chứng riêng biệt. Tuy nhiên, bệnh viêm khớp sẽ có các triệu chứng chung như sau:
- Khi vận động, làm việc các vùng xương khớp sẽ bị đau nhức, khó chịu.
- Khớp sẽ bị hạn chế vận động, mất độ linh hoạt, có thể gây ra các cơn đau đớn dữ dội hoặc cũng có thể không đau.
- Các khớp có thể bị sưng đỏ, viêm nhiễm, cứng khớp.
- Mỗi khi vận động, người bệnh có thể nghe thấy tiếng lạo xạo, lục cục, đặc biệt tình trạng này xuất hiện vào buổi sáng mỗi khi ngủ dậy.
- Bên cạnh đó còn có một số triệu chứng đi kèm như mệt mỏi, chán ăn, ngứa ngáy cơ thể, khó thở, sụt ký, sốt nhẹ…
Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp
Bệnh viện khớp có thể khởi phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện nay, các chuyên gia đã nghiên cứu được những nhóm nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng viêm khớp như sau:
- Nguyên nhân tại khớp: Một số nguyên nhân xuất hiện ngay tại khớp và gây nên tình trạng viêm khớp viêm sụn, thoái hóa xương khớp, nhiễm khuẩn khớp, chấn thương khớp do tai nạn, lao động…
- Nguyên nhân không tại khớp: Một số nguyên nhân gây bệnh không tại ổ khớp như sự rối loạn làm tăng axit uric do bệnh gout gây ra, hệ thống miễn dịch có sự bất ổn gây ra các tổn thương. Các tình trạng bệnh này sẽ ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc, chức năng và hoạt động ở ổ khớp.
Bên cạnh đó, bệnh viêm khớp có nguy cơ khởi phát cao từ những điều kiện thuận lợi như sau:
- Tuổi cao: Tuổi tác càng lớn thì khả năng bạn mắc phải tình trạng viêm khớp hay các bệnh lý xương khớp khác càng cao.
- Giới tính: Theo nghiên cứu, nữ giới sẽ có nguy cơ bị bệnh viêm khớp cao hơn nam giới nhiều lần.
- Béo phì: Béo phì, tăng cân quá mức có thể gây đè nén lên các ổ khớp. Lúc này, khớp phải chịu áp lực để nâng đỡ trọng lượng vượt mức của cơ thể. Bên cạnh đó, các mô mỡ cũng có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm ở các ổ khớp.
- Chấn thương hoặc nhiễm trùng: Khi người bệnh gặp phải một số chấn thương nguy hiểm như tai nạn lao động, tai nạn giao thông, chơi thể thao thì lớp sụn tự nhiên bao bọc đầu xương sẽ bị phá hủy. Từ đó khiến người bệnh có nguy cơ mắc phải tình trạng viêm khớp càng cao.
- Tính chất công việc: Một số công việc yêu cầu bạn phải đứng hoặc đi lại quá nhiều. Lúc này khớp gối sẽ chịu một áp lực lớn mỗi ngày để nâng đỡ cơ thể và khiến bạn bị viêm khớp.
- Di truyền: Viêm khớp cũng là một bệnh lý có thể di truyền giữa các thế hệ trong gia đình. Chẳng hạn, nếu bạn có ba mẹ, anh chị mắc bệnh thì nguy cơ bạn bị bệnh viêm khớp là rất cao.
- Các dị tật bẩm sinh: Trong khi mang thai, thai nhi gặp một số dị tật bẩm sinh khác thường như bị biến dạng khớp, sụn khớp bất ổn. Đây là những nguyên nhân khiến trẻ em sinh ra mắc bệnh viêm khớp và các dị tật xương khớp khác.
- Rối loạn tự miễn dịch: Tình trạng này xảy ra khi hệ thống miễn dịch trong cơ thể có những bất ổn và tấn công lại chính cơ thể. Từ đó ảnh hưởng đến các mô mềm, sụn khớp, khiến khớp mất khả năng linh hoạt, mất đi sự nuôi dưỡng và gây tổn thương.
Viêm khớp có nguy hiểm không?
Viêm khớp là một căn bệnh có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan không thăm khám bệnh sớm nhất thì có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm như:
- Một trong những tình trạng nặng nề nhất mà người bệnh phải đối mặt khi bị viêm khớp đó là ổ khớp bị biến dạng, xoắn và làm mất chức năng vận động của khớp.
- Người bệnh phải chịu đựng các cơn đau nhức xương khớp kéo dài dai dẳng, cứng khớp. Từ đó ảnh hưởng đến việc đi lại, vận động hàng ngày. Trong nhiều trường hợp, người bệnh không thể tự đi lại mà cần có người hỗ trợ, đỡ thì mới đi được.
- Nếu không điều trị đúng cách thì viêm khớp sẽ khiến người bệnh bị bại liệt và tàn phế suốt đời.
Phác đồ điều trị viêm khớp
Khi phát hiện các triệu chứng bệnh viêm khớp, người bệnh cần tìm đến chuyên gia để được thăm khám và điều trị sớm nhất.
Chẩn đoán bệnh
Trước khi điều trị bệnh viêm khớp, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh để xác định tình trạng viêm khớp. Một số những phương pháp chẩn đoán bệnh mà bác sĩ sẽ thực hiện như sau:
- Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng bằng cách hỏi người bệnh các triệu chứng đang gặp phải, tình trạng đau nhức và khả năng vận động như thế nào.
- Bác sĩ sẽ lấy mẫu chất lỏng ở vùng xương khớp bị đau nhức rồi mang đi xét nghiệm. Sau đó, bác sĩ sẽ nhận định được người bệnh đang mắc phải tình trạng viêm khớp nào.
- Người bệnh có thể thực hiện một số xét nghiệm khác như chụp X quang, chụp MRI, CT, xét nghiệm máu…
Nguyên tắc điều trị
Theo chỉ định từ Bộ Y Tế, phác đồ điều trị bệnh viêm khớp phải được thực hiện chính xác và tuân thủ theo các nguyên tắc đưa ra:
- Điều trị bệnh một cách tích cực, theo dõi cụ thể tình trạng bệnh cũng như tiến triển của bệnh để có những thay đổi, biện pháp khắc phục kịp thời.
- Dùng các loại thuốc chống thấp khớp có công dụng chậm để cải thiện triệu chứng bệnh và hạn chế gây ra các biến chứng nguy hiểm.
- Ở các trường hợp bệnh nặng, bác sĩ có thể điều trị bằng thuốc sinh học kết hợp với các loại thuốc chống thấp khớp.
Điều trị các triệu chứng lâm sàng
Đối với các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc để giảm đau, ức chế tình viêm nhiễm xương khớp cho người bệnh. Một số loại thuốc được sử dụng như:
- Thuốc kháng viêm ức chế có chọn lọc COX2: Nhóm thuốc này được chỉ định hàng đầu khi bị viêm khớp. Chúng có tác dụng điều trị bệnh lâu dài và không gây ra các tương tác cho người bệnh. Celecoxib, Meloxicam là hai loại thuốc phổ biến thuộc nhóm thuốc này.
- Corticosteroids: Thuốc được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn để ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh. Các loại thuốc thuộc nhóm này thường được sử dụng như Prednisolone, Methylprednisolone, Prednisone…
- Thuốc giảm đau nhức xương khớp: Các loại thuốc giảm đau nhức xương khớp có tác dụng giúp giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Một số loại thuốc giảm đau nhức xương khớp thường được chỉ định sử dụng như Hydrocodone (Vicodin), Acetaminophen (Tylenol)…
Khi sử dụng các loại thuốc Tây y điều trị bệnh viêm khớp, bệnh nhân phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Các loại thuốc Tây y thường rất dễ gây ra các tác dụng phụ, gây hại cho gan thận.
Điều trị bằng thuốc thấp khớp tác dụng chậm
Song song với việc uống thuốc cải thiện các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ kê toa cho bệnh nhân uống các loại thuốc thấp khớp tác dụng chậm. Nhóm thuốc này có tác dụng ngăn quá trình diễn biến của bệnh, phòng ngừa các triệu chứng. Khi uống thuốc này, người bệnh cần thời gian lâu ngày để theo dõi tiến triển của bệnh.
Tình trạng nhẹ và trung bình:
- Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống Methotrexate có liều lượng 10mg uống mỗi tuần 1 lần. Phụ thuộc vào khả năng đáp ứng thuốc, bác sĩ sẽ cho người bệnh uống từ 7,5 đến 15 mg mỗi tuần.
- Bên cạnh đó, người bệnh có thể uống Sulfasalazine với 500mg mỗi ngày cho lần uống đầu tiên. Sau khi uống thuốc 1 tuần, bác sĩ sẽ tăng thêm 500mg nữa.
- Nếu các loại thuốc trên không đạt hiệu quả cao, người bệnh có thể uống Sulfasalazine hoặc Hydroxychloroquine cùng với Methotrexate để đạt hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
Tình trạng bệnh nặng:
- Với những bệnh nhân bị bệnh nặng, đã chữa bệnh suốt 6 tháng nhưng không đạt hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc sinh học kết hợp DMARDS. Trước đó, bệnh nhân sẽ được thực hiện một số sàng lọc về bệnh gan, bệnh lao và thận để đảm bảo an toàn khi uống thuốc.
- Bệnh nhân được bác sĩ chỉ định sử dụng Methotrexat với liều từ 10 – 15g trên tuần, Interleukin với liều từ 4 – 8mg/kg cân nặng.
- Ngoài ra, bác sĩ có thể cho bệnh nhân uống Methotrexate kết hợp với thuốc kháng lympho B từ 500 – 700mg mỗi 2 tuần theo đường truyền tĩnh mạch.
Điều trị phối hợp
Ngoài việc sử dụng các loại thuốc, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh một số phương pháp điều trị phối hợp để nâng cao sức khỏe, cải thiện tình trạng bệnh như sau:
- Tập yoga: Yoga là một thể thao có công dụng hỗ trợ điều trị các tình trạng viêm khớp rất hiệu quả. Tập yoga thường xuyên sẽ giúp bạn giảm cảm giác đau nhức xương khớp, tăng cường sức khỏe và nâng cao sức đề kháng. Đối với người mắc bệnh viêm khớp, bạn cần tập luyện yoga dưới sự hướng dẫn của chuyên gia đề phòng ngừa chấn thương.
- Tập thái cực quyền: Thái cực quyền có thể giúp người bệnh cải thiện cơ bắp, xương khớp và giảm đau nhức rất tốt. Thế nên, để cải thiện bệnh lý nhanh chóng, bạn cần dành khoảng 20 phút mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Tập xe đạp: Tập luyện xe đạp kết hợp với uống thuốc sẽ giúp cải thiện triệu chứng đau nhức xương khớp, phòng ngừa bệnh tim mạch rất tốt. Bạn có thể tập luyện xe đạp mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Phẫu thuật chỉnh hình: Ở các trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân phẫu thuật khớp nhân tạo hoặc cắt xương để cải thiện đau nhức, viêm nhiễm xương khớp. Phẫu thuật sẽ giúp hỗ trợ điều trị biến dạng khớp, lệch khớp hiệu quả. Thay khớp nhân tạo sẽ giúp loại bỏ các khớp bị tổn thương và phòng ngừa viêm nhiễm.
Phòng ngừa biến chứng và tác dụng phụ khi điều trị
Trong suốt quá trình điều trị bệnh, bác sĩ sẽ theo dõi sát sao để phòng tránh những rủi ro và biến chứng gây ra cho người bệnh. Dưới đây là một số những biện pháp phòng ngừa và theo dõi sau điều trị cho người bệnh:
- Kiểm tra hoạt động của dạ dày để kịp thời phát hiện những biến chứng, ảnh hưởng trong quá trình sử dụng thuốc.
- Điều trị nhiễm khuẩn HP nếu sử dụng thuốc ức chế kháng viêm trong một thời gian dài điều trị bệnh.
- Nếu người bệnh được chỉ định tiêm corticosteroid để điều trị bệnh thì bệnh nhân cần bổ sung canxi, vitamin D để bồi bổ cho cơ thể.
- Nếu bệnh nhân có tình trạng thiếu máu thì cần bổ sung nhiều vitamin B12, axit folic, sắt để điều trị bệnh.
Theo dõi sau điều trị
Một số theo dõi sau điều trị bệnh viện khớp sẽ được bác sĩ thực hiện như sau:
- Xét nghiệm định kỳ tế bào máu ngoại vị, tốc độ máu lắng…
- Xét nghiệm công thức máu cấp cho người bệnh, kiểm tra các vùng khớp đã từng chụp X quang, chụp MRI, CT nếu thấy có những bất thường.
- Thực hiện một số xét nghiệm cần thiết ở gan nếu nhận thấy có những dấu hiệu bất thường trong suốt quá trình uống thuốc điều trị bệnh.
- Khi phát hiện một số tổn thương đa khớp, viêm khớp dạng thấp, tổn thương bên ngoài khớp thì người bệnh cần chữa bệnh sớm nhất, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh khớp gây ra.
- Khi có các biến chứng bất thường nào xảy ra, bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời, không để xảy ra biến chứng nguy hại.
Viêm khớp nên ăn gì?
Một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học sẽ giúp bệnh viêm khớp được phục hồi nhanh nhất. Chính vì thế người bệnh cần chuẩn bị cho mình một danh sách các loại đồ ăn bổ dưỡng để bổ sung hàng ngày:
- Ăn các loại cá giàu omega 3 để tăng cường sức khỏe xương khớp như cá thu, cá mòi, cá trích… Nhóm thực phẩm này có tác dụng giúp bạn giảm viêm, giảm đau nhức xương khớp rất hiệu quả.
- Người bệnh nên bổ sung nhiều ngũ cốc, yến mạch, một số loại đậu, gạo lứt để tăng cường nhiễm khuẩn ở các ổ khớp.
- Bệnh nhân cần uống đầy đủ nước mỗi ngày, uống từ 2 đến 2,5 lít nước để đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể và giảm tình trạng đau nhức xương khớp.
- Cần bổ sung nhiều sữa, các chế phẩm từ sữa để tăng cường bồi bổ canxi, vitamin D tốt cho hệ thống xương khớp.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần kiêng cữ một số loại thực phẩm không tốt cho hệ thống xương khớp như:
- Một số món ăn chiên xào nhiều, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến từ trước, các loại đồ ăn nhanh gây hại cho xương khớp.
- Các loại thịt đỏ, nội tạng động vật đều không tốt cho người mắc bệnh xương khớp.
- Người bệnh không nên ăn nhiều đồ muối chua, đồ ăn quá ngọt, mặn, bánh kẹo ngọt… Vì các loại thức ăn này đều gây hại cho xương khớp, khiến tình trạng đau nhức xương ngày một trầm trọng hơn.
- Bệnh nhân đặc biệt không được sử dụng rượu, bia, các loại đồ uống có ga và không được hút thuốc trong suốt quá trình điều trị bệnh.
Viêm khớp là một bệnh lý có thể điều trị khỏi nếu người bệnh chủ động thăm khám, cải thiện tình trạng bệnh từ sớm. Thế nên, khi phát hiện các triệu chứng gây bệnh, bạn cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn và chữa bệnh kịp thời, tránh để cho tình trạng viêm khớp chuyển biến nặng hơn.