Đau khớp ngón tay trỏ là bị bệnh gì? Cách giảm đau nhanh

Đau khớp ngón tay trỏ tưởng chừng như hiện tượng sinh lý bình thường khi vận động, làm việc sai tư thế. Tuy nhiên trên thực tế, nó còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề nguy hiểm về xương khớp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này và biết cách chăm sóc sức khỏe hiệu quả, bạn đọc hãy dành vài phút theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây.

Đau khớp ngón tay trỏ là bị làm sao?

Đau khớp ngón tay trỏ là hiện tượng các khớp của ngón tay trỏ bị đau nhức bất thường. Tùy thuộc vào nguyên nhân mắc phải mà tính chất cơn đau sẽ có sự khác nhau nhất định giữa từng người. Có những trường hợp có cảm giác đau nhói, tê bì, khớp bị cứng, khó chuyển động. Cũng có những trường hợp bị đau dữ dội, cảm giác như điện giật.

Những triệu chứng này làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Thậm chí có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe.

Đau khớp ngón tay trỏ

Nguyên nhân đau khớp ngón tay trỏ

Các bác sĩ chuyên khoa hệ Xương khớp cột sống cho biết, có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khớp ngón tay trỏ. Trong đó, các nguyên nhân phổ biến nhất có thể kể đến như:

  • Bị chấn thương tại ngón tay trỏ: Bong gân, gãy xương, trật khớp,… là những chấn thương rất thường gặp ở ngón tay. Nếu gặp phải tình trạng này, các khớp ngón tay trở sẽ bị đau nhức, sưng đỏ, bầm bím khiến bạn không thể cử động ngón tay được
  • Sử dụng khớp quá nhiều: Những người thường xuyên phải đánh máy, dùng ngón tay để làm các công việc chi tiết như may mặc, đan lát mây tre,…. sẽ khiến khớp ngón tay dễ bị tổn thương và đau nhức.
  • Hội chứng ống cổ tay: Hiện tượng này khiến cho dây thần kinh, dây chằng bị chèn ép với áp lực lớn. Gây ra hiện tượng tê bì, sưng tấy và đau nhức ở các ngón tay, trong đó có ngón tay trỏ.
  • Viêm khớp dạng thấp: Đây là căn bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể bị rối loạn dẫn đến việc tấn công nhầm vào các tế bào khỏe mạnh. Khi triệu chứng bệnh bùng phát bạn sẽ gặp phải các triệu chứng như: Ngón tay đau nhức, đỏ, nóng rát, cứng khớp. Không chỉ gây tổn thương tại chỗ cho khớp ngón tay, bệnh còn gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác như: Tim, phổi, huyết áp, mắt,…
  • Thoái hóa khớp ngón tay: Đây là hiện tượng xương khớp bị thoái hóa, bào mòn theo thời gian. Từ đó làm mất tính linh hoạt cho ổ khớp, chèn ép lên dây thần kinh, gân cơ khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cử động khớp ngón tay trỏ. Bệnh thường xảy ra ở người cao tuổi, người làm các công việc mang tính đặc thù, người bị thừa cân, béo phì hoặc đã từng bị chấn thương ở khớp ngón tay

Đau khớp ngón tay trỏ có nguy hiểm không?

Tất cả các tổn thương về xương khớp đều gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Hiện tượng đau khớp ngón tay cũng vậy. Nếu để tình trạng này tiếp diễn kéo dài, người bệnh sẽ gặp phải những hậu quả đáng tiếc như:

  • Khớp bị dị dạng, rối loạn khả năng vận động khớp
  • Hoại tử khớp dẫn đến tổn thương vĩnh viễn không thể phục hồi
  • Viêm nhiễm lan rộng
  • Cứng khớp, biến dạng khớp cuối cùng là dẫn đến liệt ngón trỏ

Đau khớp ngón tay trỏ có nguy hiểm không

Cách giảm đau khớp ngón tay trỏ

Như đã chia sẻ ở trên, đau khớp ngón tay trỏ là hiện tượng nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng xấu cho người bệnh. Do đó khi nhận thấy các biểu hiện bất thường ở khớp ngón trỏ, việc điều trị, giảm đau cần được thực hiện càng sớm càng tốt.

Hiện nay, cách giảm đau khớp ngón tay trỏ đang được thực hiện như sau:

Chăm sóc tại nhà

Biện pháp chăm sóc tại nhà được sử dụng để điều trị đau khớp ngón tay trỏ gồm có:

Chườm thảo dược

Để giảm đau khớp ngón tay trỏ bằng thảo dược bạn có thể dùng gừng, ngải cứu hoặc lá lốt đều đem lại tác dụng giảm đau hiệu quả.

  • Với cách giảm đau từ gừng bạn hãy đun nước gừng để ngâm ngón tay trỏ bị đau nhức 2 lần mỗi ngày
  • Nếu dùng ngải cứu thì bạn sao nóng với muối trắng sau đó trút vào túi vải để chườm lên vị trí khớp bị đau.
  • Cách làm từ lá lốt là bạn hãy giã một nắm lá lốt rồi xào nóng với ít muối trắng. Sau đó bạn đổ hỗn hợp vào túi chườm rồi đắp lên khớp ngón tay trỏ đang bị đau nhức

Massage, chườm nóng hoặc chườm lạnh

Đây là các giúp thư giãn xương khớp, giải phóng sự đè nén dây thần kinh, dây chằng và gân cơ quanh khớp ngón tay. Từ đó giúp tăng cường lưu thông máu và giảm đau hiệu quả. Bạn có thể dùng đá lạnh hoặc nước nóng để chườm trực tiếp lên vùng khớp bị đau nhức.

Với phương pháp massage bạn có thể thực hiện nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ xoay quanh ngón tay trỏ cũng đem lại tác dụng giảm đau rất tốt. Nếu giảm đau bằng cách massage bạn nên bôi một chút tinh dầu lên vùng khớp, xoa đều trước khi thực hiện sẽ giúp tăng hiệu quả giảm đau.

Cách giảm đau khớp ngón tay trỏ

Điều trị y tế

Kết hợp với biện pháp chăm sóc tại nhà, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp điều trị y tế sau:

Sử dụng thuốc

Trong những trường hợp triệu chứng đau khớp ngón tay trỏ không được cải thiện bằng biện pháp chăm sóc tại nhà thì bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh điều trị bằng thuốc. Một số loại thuốc thường được sử dụng là: Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen,… Tuy nhiên việc sử dụng thuốc phải hết sức thận trọng để tránh xảy ra các tác dụng phụ nguy hiểm như: Rối loạn tiêu hóa, xuất huyết dạ dày, tăng nhãn áp,…

Vật lý trị liệu

Người bệnh sẽ được hướng dẫn điều trị bằng các liệu pháp như điện trị liệu, nhiệt trị liệu hoặc các bài tập vật lý trị liệu. Phương pháp giúp kích thích quá trình tuần hoàn máu, tăng cường lưu thông khí huyết, giúp giảm đau hiệu quả. Mặc dù vậy, cách làm này chỉ giúp cải thiện triệu chứng bệnh, không có tác dụng lâu dài.

Phẫu thuật

Trong trường hợp giảm đau tại nhà hoặc điều trị bằng các phương pháp bảo tồn đều thất bại, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật. Dựa vào tình trạng cụ thể của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật điều chỉnh hoặc thay thế khớp nhân tạo. Cách làm này giúp phục hồi khả năng vận động cho khớp ngón tay trỏ nhưng khá tốn kém. Bên cạnh đó quá trình thực hiện cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro.

Bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin về hiện tượng đau khớp ngón tay trỏ và biện pháp khắc phục có thể được áp dụng. Hy vọng đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh lý và lựa chọn được cách chữa bệnh tốt nhất. Chúc sức khỏe!

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *