X quang thoát vị đĩa đệm có chính xác không? Ưu, nhược điểm

X quang thoát vị đĩa đệm là biện pháp chẩn đoán hình ảnh nhằm phát hiện tổn thương xảy ra ở đĩa đệm. Từ đó có căn cứ để chẩn đoán và kết luận tình trạng tổn thương người bệnh đang gặp phải. Vậy X quang thoát vị đĩa đệm có chính xác không? Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề này.

X quang thoát vị đĩa đệm khi nào?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh về xương khớp không làm ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên tầm vận động của người bệnh sẽ bị hạn chế rõ rệt. Thậm chí bệnh có thể dẫn đến nguy cơ bại liệt nếu không được can thiệp sớm. Khi thăm khám bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện phương pháp X quang thoát vị đĩa đệm. Đây là cách chẩn đoán hình ảnh thường dùng trong y học hiện đại. Giúp bác sĩ có cơ sở vững chắc để kết luận tình trạng tổn thương đĩa đệm.

X quang thoát vị đĩa đệm

Thông thường, X quang thoát vị đĩa đệm sẽ được chỉ định trong một số trường hợp sau:

Người bệnh bị đau nhức chân tay

Khi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, mọi người sẽ gặp phải những cơn đau nhức đột ngột ở vùng thắt lưng, cổ vai gáy. Cơn đau có xu hướng lan tỏa xuống bả vai, cánh tay. Triệu chứng bệnh có thể âm ỉ trong vài tuần hoặc vài tháng. Cơn đau tăng nặng hơn khi vận động.

Có biểu hiện tê bì chân tay

Bác sĩ sẽ chỉ định X quang thoát vị đĩa đệm để chẩn đoán bệnh khi nhân nhầy đĩa đệm đã bị lệch ra ngoài và chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh. Gây ra cảm giác tê bì chân tay, đau nhức vùng thắt lưng, cổ vai gáy. Cơn đau lan dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Người bệnh xuất hiện triệu chứng rối loạn cảm giác.

Cảm thấy cơ yếu, có dấu hiệu tê liệt tạm thời

Triệu chứng này xảy ra khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng. Khả năng di chuyển và tầm vận động của người bệnh bị hạn chế. Lâu dần dẫn đến hiện tượng teo cơ, tê liệt tứ chi. Người bệnh cần được thực hiện biện pháp X quang thoát vị đĩa đệm và một số biện pháp khác để chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Trường hợp khác

Ngoài ra, biện pháp chụp X quang thoát vị đĩa đệm còn được chỉ định trong một số trường hợp sau:

  • Triệu chứng bệnh ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày
  • Xuất hiện triệu chứng són tiểu, bí tiểu
  • Hội chứng chùm đuôi ngựa, tiểu tiện, đại tiện mất tự chủ,…

X quang thoát vị đĩa đệm có chính xác không?

Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, X quang là một trong những biện pháp chẩn đoán ban đầu bệnh thoát vị đĩa đệm, không trực tiếp chỉ ra hình ảnh tổn thương của đĩa đệm. Vì vậy nó sẽ không thể đưa ra kết quả chính xác tuyệt đối về tình trạng bệnh. Chỉ khi thể thoát vị đĩa đệm vào trong thân đốt thì X quang mới cho ra kết quả tương đối chính xác.

Tuy nhiên, phương pháp chụp X quang thoát vị đĩa đệm sẽ thu được một số hình ảnh sau:

  • Khoảng cách giữa các thân đốt sống trên cột sống bị hẹp khe
  • Cột sống có hình dạng bất thường hoặc bị mất đường cong sinh lý bình thường
  • Đốt sống bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu

Chính vì vậy, dù không thể đưa ra kết quả chính xác về tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm. Nhưng chụp X quang vẫn được chỉ định để làm cơ sở cho các biện pháp chẩn đoán khác. Từ đó có thể đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp cho từng trường hợp.

X quang thoát vị đĩa đệm có chính xác không

Ưu điểm của X quang thoát vị đĩa đệm

  • Có thể phát hiện chính xác tình trạng xẹp, trượt đốt sống hoặc tình trạng gãy xương
  • Chi phí thấp hơn nhiều so với các biện pháp khác

Nhược điểm X quang thoát vị đĩa đệm

  • Không có nhiều giá trị trong việc chẩn đoán bệnh
  • Đôi khi đưa ra kết quả không chính xác khiến việc chẩn đoán điều trị bệnh không hiệu quả

Những điều cần lưu ý khi chụp X quang thoát vị đĩa đệm

Để giúp việc chiếu chụp X quang đem lại hiệu quả tốt và an toàn cho sức khỏe, người bệnh cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:

  • Không áp dụng phương pháp này với phụ nữ mang thai
  • Khi chụp X quang người bệnh cần tháo bỏ hết các đồ vật, vật dụng bằng kim loại như đồ trang sức, kẹp tóc, kính mắt,….

Trên đây là một thông tin chia sẻ về kỹ thuật chụp X quang thoát vị đĩa đệm. Hy vọng đã giúp người bệnh trang bị thêm những kiến thức hữu ích giúp việc thăm khám, điều trị bệnh hiệu quả hơn.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *