Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm, máy tập và lưu ý khi tập?

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm là phương pháp được ưu tiên hàng đầu trong quá trình chữa bệnh thoát vị. Phương pháp này có ưu điểm là hiệu quả lâu dài, an toàn, không xảy ra biến chứng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về bài tập điều trị thoát vị đĩa đệm đúng khoa học, đem lại hiệu quả rõ rệt và nhanh chóng nhất.

Bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm

Người bị thoát vị đĩa đệm nên tập các bài tập vật lý trị liệu sau:

Bài tập số 1

Bạn nên thực hiện bài tập này ở vị trí mặt bằng phẳng có thể kết hợp với đệm yoga để tăng hiệu quả. Bạn thực hiện như sau:

Bạn nằm ngửa trên thảm yoga, co phần chân phải lên đến ngực, dùng 2 tay đan vào nhau ôm chân sát vào người. Giữ nguyên tư thế này trong vòng 10 giây rồi thả lỏng người ra. Sau đó, thực hiện tương tự với phần chân bên trái và cả 2 chân. Thực hiện liên tục khoảng 15 lần mỗi bên, 2 lần/1 ngày.

Bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm

Bài tập số 2

Người bệnh nằm sấp trên một mặt phẳng, giữ cho cơ thể thoải mái nhất. Nếu cảm thấy đau lưng, bạn có thể dùng một chiếc gối kê ở dưới phần hông. Tiếp theo, từ từ đưa thân trên lên, dùng 2 tay chống vào mặt sàn làm tư thế chống đẩy. Sau đó, nhẹ nhàng đưa chân trái lên cao hơn mức cho đến khi bạn cảm giác hơi đau thì dừng lại. Giữ nguyên tư thế này trong vòng 10 giây và thực hiện tương tự với phần chân bên trái. Thực hiện liên tục 10 lần, 2 lần/1 ngày để đem lại hiệu quả cải thiện bệnh lý tốt nhất.

Bài tập số 3: Bài tập con lăn

Con lăn là thiết bị thường được sử dụng để bổ trợ trong việc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Người bệnh có thể thực hiện vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm với con lăn như sau:

Bạn nằm ngửa trên thảm yoga, thả lỏng cơ thể. Bạn đặt con lăn ở phần lưng trên và di chuyển lưng lên xuống nhịp nhàng. Đối với vị trí thoát vị đĩa đệm, bạn dừng lại và di chuyển qua lại theo hình vòng tròn trong khoảng 30 giây.

Bài tập số 4: Bài tập với quả bóng

Bài tập với quả bóng có tác dụng thư giãn gân cốt, tăng cường quá trình lưu thông máu. Bạn thực hiện như sau:

Bạn nằm ngửa và đặt quả bóng vào giữa hông, dùng 2 chân và tay để tạo điểm tựa thăng bằng trên mặt phẳng. Tiếp theo, từ từ di chuyển cơ thể để quả bóng có thể lăn đều khắp toàn bộ lưng. Thực hiện bài tập này trong khoảng từ 5 – 7 phút, 2 lần/ 1 ngày để đem lại hiệu quả rõ rệt.

Bài tập số 4: Bài tập dây co

Dùng dây co trong điều trị vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm có thể làm căng cơ, giãn gân cốt hiệu quả. Bạn thực hiện bài tập này như sau:

Thắt lại 1 đầu dây co thành vòng tròn cố định. Người bệnh đứng thẳng trên thảm yoga, từ từ co chân trái ra phía sau lưng. Lúc này, bạn đưa bàn chân trái vào đầu dây co đã được buộc thành hình vòng tròn. Phần đầu dây co còn lại vòng qua đầu ra phía trước, dùng 2 tay nắm phần dây co này để kéo chân. Chân phải làm trụ, giữ nguyên tư thế này trong khoảng 2 phút. Thực hiện tương tự với phần chân bên kia, mỗi chân 5 lần, 2 lần/1 ngày để đem lại hiệu quả rõ rệt nhất.

vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm

Máy tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh các bài tập, người bệnh cũng có thể sử dụng máy tập vật lý trị liệu như:

Tập vật lý trị liệu với máy đáo ngược

Máy đảo ngược là sản phẩm hỗ trợ thoát vị đĩa đệm với nguyên lý đảo ngược cơ thể. Điều này giúp giảm áp lực vào phần hông, lưng dưới, giải phóng chèn ép thần kinh, hỗ trợ quá trình lưu thông máu lên não, tứ chi. Bên cạnh đó, máy còn hỗ trợ giãn cơ, giãn gân cốt cực kỳ hiệu quả.

Tập luyện vật lý trị liệu với xà đơn

Phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm với xà đơn tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất cao. Phương pháp này dựa trên nguyên lý dùng 2 tay làm lực chính kéo cơ thể lên, phần thân dưới được thả lỏng theo trọng lượng sẽ kéo xuống dưới. Từ đó, giúp việc giãn cơ hiệu quả hơn, giảm áp lực ở vùng giữa hông và cải thiện quá trình tuần hoàn máu đến tứ chi.

Tập luyện với xe đạp

Phương pháp này giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt hơn, an toàn và có thể dùng với bất kỳ tình trạng nào của thoát vị đĩa đệm. Khi đạp xe, bạn nên bắt đầu với tần suất thấp và tăng dần vòng đạp lên từ từ. Lưu ý, bạn không nên đạp liên tục với cường độ cao, lúc tập cần giữ phần lưng thẳng sao cho thoải mái nhất.

Máy tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm

Lưu ý khi tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm

Để đạt hiệu quả tối ưu trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm, khi thực hiện bài tập vật lý trị liệu, bàn cần lưu ý những điều sau:

  • Người bệnh cần xác định tình trạng thoát vị và tham khảo ý kiến của chuyên gia để xây dựng bài tập phù hợp.
  • Có thể thực hiện bài tập vật lý tại bệnh viện hoặc các trung tâm y khoa uy tín.
  • Nếu trong quá trình tập gặp tình trạng đau nhức mạnh, bạn nên dừng lại và tiến hành thăm khám tại các cơ sở y tế.
  • Không lạm dụng bài tập vật lý trị liệu, không tập với cường độ cao có thể gây nên những tổn thương đĩa đệm và xương khớp không mong muốn.
  • Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, không suy nghĩ, căng thẳng hoặc stress quá nhiều.
  • Ngoài việc tập luyện thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần xây dựng một lối quen sống lành mạnh và một chế độ ăn uống khoa học.
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, không mang vác nặng nhọc quá sức trong thời gian này.
  • Người gãy xương, người bị ung thư cột sống không nên thực hiện điều trị vật lý.
  • Kiểm tra thăm khám định kỳ vào theo dõi tình trạng bệnh tại các cơ sở y tế.

Trên đây là những thông tin chi tiết về bài tập và thiết bị tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm. Bài tập vật lý trị liệu mang lại hiệu quả chữa trị cao, an toàn. Tuy nhiên, người bệnh cần kiểm tra tình trạng bệnh lý trước và tham khảo ý kiến của bác sĩ về những bài tập phù hợp với tình trạng bệnh lý của mình.

Xem thêm:

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *