Viêm phế quản ho ra máu có chết không? Xem ngay khi quá muộn

Viêm phế quản ho ra máu có chết không là một trong những câu hỏi đang được nhiều người bệnh quan tâm. Vì ho ra máu do viêm phế quản là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh. Bài viết hôm nay, các chuyên gia của chúng tôi sẽ chia sẻ giải đáp chi tiết về vấn đề này.

Viêm phế quản ho ra máu có chết không?

Viêm phế quản ho ra máu

Ho ra máu là một trong những hiện tượng thường xảy ra ở những người bị mắc bệnh hô hấp. Đặc biệt, viêm phế quản ho ra máu là tình trạng phổ biến nhất. Người bệnh xuất hiện tình trạng ho dữ dội, ho ra máu.

Thông thường, khi bị viêm phế quản gây ho ra máu sẽ dẫn đến một số biến chứng như: Tụt huyết áp, cơ thể xanh xao, suy giảm hô hấp cấp tính… Nếu không được khắc phục và điều trị sớm gây nguy hiểm đến tính mạng, người bệnh có thể chết bất cứ lúc nào.

Ho ra máu do viêm phế quản là tình trạng khá phổ biến và thường không gây chết ngay lập tức. Nếu bạn gặp phải tình trạng ho ra máu thì nên đi khám ngay lập tức.

Vì sao viêm phế quản gây ho ra máu?

Khi bạn bị ho dữ dội do bệnh viêm phế quản có thể kèm ho ra đờm có máu. Hiện tượng viêm phế quản ho ra máu có thể là vì bạn bị viêm phế quản nhiễm khuẩn dẫn đến nhiễm trùng ngực.

Lúc này niêm mạc đường hô hấp bị chảy máu, thành mao mạch sẽ bài tiết khiến huyết tương thấm ra ngoài dẫn đến hiện tượng ho ra máu. Viêm phế quản dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp dưới cũng là nguyên nhân gây ho ra máu.

Ho ra máu do viêm phế quản có biểu hiện gì?

Ho ra máu do viêm phế quản có biểu hiện gì

Người bệnh bị viêm phế quản ho ra máu thường có những dấu hiệu như:

  • Có cảm giác khó chịu, nó rát ở phần ngực.
  • Cảm thấy ngột ngạt và đau tức ngực.
  • Thở khò khè, khó thở.
  • Hơi thở tanh, miệng luôn có vị tanh ngọt.
  • Ho ra máu đỏ tươi, máu có thể lẫn đờm.

Cách chẩn đoán ho ra máu do viêm phế quản

Bác sĩ cần nghe tiếng thở và kiểm tra nhịp tim của bạn để phát hiện bệnh. Để chắc chắn hơn, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số phương pháp chẩn đoán khác gồm:

  • Chụp X-quang để quan sát tổn thương phế quản
  • Chụp CT ngực để xác định mức độ tổn thương mô mềm
  • Tiến hành nội soi phế quản để kiểm tra vật cản trong phế quản
  • Xét nghiệm máu để đánh giá mức độ thiếu máu không
  • Sinh thiết phổi để đánh giá.

Chữa viêm phế quản bị ho ra máu

Nhiều người bệnh viêm phế quản chủ quan khi bị ho ra máu . Nếu hiện tượng này không được chữa trị sớm có thể gây chết người. Vì vậy, người bệnh cần quan tâm đặc biệt đến cách điều trị tốt nhất. Dưới đây là những phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh:

Thuốc chữa viêm phế quản

Thuốc chữa viêm phế quản

Đối với những trường hợp viêm phế quản ho ra máu ít, không thường xuyên thì có thể sử dụng thuốc. Bác sĩ thường kê đơn một số loại thuốc phổ biến nhất, cụ thể:

  • Bổ sung vitamin K cần thiết cho người bệnh bị thiếu hụt vitamin K.
  • Bổ sung tiểu cầu cho những người bệnh bị suy giảm lượng tiểu cầu.
  • Sử dụng một số loại thuốc giảm ho như: Terpin codein, Neo codion…
  • Có thể sử dụng một số loại thuốc tăng đề kháng như Menadione; Adona; Adreno Xem…
  • Uống thuốc cầm máu Tranexamic Acid nếu bị ho ra máu nhiều, không kiểm soát.

Người bệnh cần tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn và liều lượng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng hay sử dụng quá liều sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Lưu ý: Nếu người bệnh đang sử dụng một số loại thuốc khác thì phải báo cáo ngay cho bác sĩ. Tránh trường hợp sử dụng nhiều loại thuốc cùng lúc sẽ gây tương tác xấu và gây tác dụng phụ không mong muốn.

Điều trị ngoại khoa

Đối với những trường hợp viêm phế quản ho ra máu nặng và những cách điều trị khác không có hiệu quả. Bác sĩ thường chỉ định điều trị ngoại khoa giúp dễ dàng cầm máu.

  • Nội soi phế quản: Phương pháp này thường sử dụng cho những người bị viêm phế quản có vật cản trong đường thở. Đây là một cách điều trị hiện đại, yêu cầu bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, cơ sở vật chất tốt.
  • Phẫu thuật: Nếu bị ho ra máu quá nhiều không kiểm soát được thì cần đưa đi cấp cứu ngay lập tức.

Phòng ngừa viêm phế quản ho ra máu

Phòng ngừa viêm phế quản ho ra máu

Để phòng ngừa tình trạng ho ra máu do bệnh viêm phế quản, người bệnh cần xây dựng lối sống khoa học, chế độ dinh dưỡng phù hợp. Điều này không chỉ giúp phòng ngừa bệnh mà còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.

Một số loại thực phẩm phòng ngừa ho ra máu bao gồm:

  • Thịt lợn nấu ngó sen: Món ăn này khá phổ biến có tác dụng giảm ho hiệu quả, nhuận tràng tốt.
  • Canh ngân nhĩ: Dưỡng ẩm, thanh nhiệt, hỗ trợ chữa bệnh về hô hấp.
  • Mật ong: Từ lâu mật ong đã được sử dụng trong các bài thuốc chữa ho, giảm kích ứng ở cổ họng hiệu quả.

Những thói quen sinh hoạt nên thực hiện:

  • Ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, mỗi ngày cần ngủ đủ 7 -8 tiếng để cơ thể khỏe mạnh.
  • Không làm việc quá sức gây ảnh hưởng đến phổi.
  • Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe và theo dõi bệnh, đi gặp bác sĩ ngay nếu có bất kỳ triệu chứng nào.

Trên đây là những kiến thức tổng quan về tình trạng viêm phế quản ho ra máu. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào thắc mắc, bạn hãy gửi câu hỏi về cho chúng tôi để được giải đáp chi tiết nhé.

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *