Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc có hiệu quả không?

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc là phương pháp điều trị mới được nhiều bệnh nhân quan tâm hiện nay. Phương pháp này được ưa chuộng bởi tính bảo tồn cao, ít xâm lấn, tỷ lệ thành công cao và hiệu quả lâu dài. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất về phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm này.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc là gì?

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc là phương pháp đưa tế bào gốc vào phần đĩa đệm và các mô xung quanh đang bị tổn thương. Phần tế bào gốc mới đưa vào sẽ phát triển và liên kết với các tế bào trong đĩa đệm, mô cơ để thay thế phần tế bào bị tổn thương và mất đi.

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm này được chuyên gia đánh giá cao vì hiệu quả cao, an toàn, hồi phục nhanh chóng và ít biến chứng để lại. Dù vậy, phương pháp điều trị bằng tế bào gốc vẫn có những ưu, nhược điểm riêng, cụ thể như:

Ưu điểm:

  • Phục hồi nhanh chóng do các tế bào gốc đến trực tiếp vị trí bị tổn thương.
  • Phục hồi cấu trúc đĩa đệm gần như hoàn toàn.
  • Không gây ra tình trạng đau đớn khi tiến hành điều trị.
  • Ít tác dụng phụ và biến chứng để lại.
  • Các triệu chứng đau nhức, tê bì được điều trị triệt để.

Nhược điểm:

  • Chi phí tiêm cao.
  • Chỉ một số bệnh viện lớn ở các nước phát triển mới áp dụng phương pháp này.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc là gì

Tác dụng của tế bào gốc trong điều trị thoát vị đĩa đệm

Điều trị tế bào gốc là phương pháp mới mang lại nhiều hiệu quả trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm như:

  • Phục hồi lượng nhân nhầy bị thoát ra ngoài đĩa đệm, phục hồi chức năng của đĩa đệm gần như hoàn toàn.
  • Điều trị tận gốc những thương tổn ở dây thần kinh, xương khớp và các mô xung quanh.
  • Người bệnh có thể nhanh chóng trở về cuộc sống thường ngày.
  • Giảm tối đa đau đớn, ít biến chứng, không để lại sẹo.

Trường hợp có thể thực hiện tiêm tế bào gốc chữa thoát vị đĩa đệm

Dù đây là phương pháp điều trị khá an toàn, tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng được phương pháp này. Những trường hợp thoát vị mà bác sĩ sẽ không đưa ra lời khuyên tiêm tế bào gốc như:

  • Đĩa đệm gây áp lực lên hệ thống dây thần kinh, dây chằng xung quanh.
  • Dịch nhầy trong phần bao xơ đĩa đệm bị tràn ra ngoài với lượng lớn.
  • Rách bao xơ lớn do giữ một tư thế trong thời gian dài.

Đối với tình trạng này các phần đĩa đệm đã bị lồi ra ngoài, việc tiêm tế bào gốc không có tác dụng đưa đĩa đệm về lại vị trí ban đầu. Ngược lại, tế bào gốc sẽ sản sinh thêm ở phần đĩa đệm bị tràn ra bên ngoài tạo áp lực lớn hơn cho dây thần kinh.

Quy trình chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc

  • Bước 1: Kiểm tra và tiến hành lấy tế bào gốc ở mô mỡ, thực hiện phân lặp và lựa chọn tế bào có biểu hiện tốt nhất.
  • Bước 2: Tách tế bào gốc của người bệnh bằng phương pháp dùng kim và hút lấy phần tủy ở đỉnh xương chậu.
  • Bước 3: Thực hiện tách tủy xương và nuôi cấy tế bào trong phòng thí nghiệm. Sau thời gian khoảng 1 tuần, tế bào gốc phát triển, bác sĩ sẽ thực hiện tiêm vào phần đĩa đệm bị thoái hóa.
  • Bước 4: Trong 3 tuần đầu, người bệnh có thể gặp tình trạng đau nhức. Tuy nhiên, cơn đau sẽ thuyên giảm sau 3 tuần này và mất hẳn vào 3 tháng sau.

chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc có hiệu quả không?

Các chuyên gia của ISMQ đã nhận định rằng, phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc an toàn, không gây kích ứng và ít tác dụng phụ hơn các phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên, hiệu quả thực sự của phương pháp này còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và tay nghề của bác sĩ thực hiện.

Trên đây là những thông tin về cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc. Đây là phương pháp tiên tiến trong nền y học hiện nay. Tuy nhiên, phương pháp này chưa phổ biến tại Việt Nam, người bệnh nên tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng trước khi tiến hành thực hiện việc điều trị bằng tế bào gốc.

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *