Viêm phổi thùy là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Viêm phổi thùy gây ra các tổn thương ở nhu mô phổi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Nếu chủ quan có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc. Ví thể, hãy cùng chúng tôi tìm hiểm hiểu căn bệnh này cũng như cách điều trị hiệu quả nhé!

Viêm phổi thùy là gì?

Viêm phổi thùy là dạng viêm cấp tính ở một hoặc nhiều thùy phổi, lâu dần sẽ phát triển và lan rộng với diện tích lớn như phế nang, mô liên kết kẽ và tiểu phế quản tận cùng. Bệnh chủ yếu gặp ở những người có sức đề kháng yếu như: Người cao tuổi hoặc người mắc các bệnh mãn tính, người mắc các bệnh về đường hô hấp và trẻ con suy dinh dưỡng.

viêm phổi thùy

“Thời điểm vàng” để viêm phổi thùy phát triển mạng rơi vào những tháng mùa đông, thời điểm mà tỷ lệ các bệnh liên quan đến đường hô hấp cao nhất trong năm. Ở một số trường hợp đặc biệt, viêm phổi thủy còn có khả năng lây nhiễm và bùng phát thành dịch ở các nơi công cộng như nhà trẻ, trường học,…

Nguyên nhân viêm phổi thủy

  • Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn gây nên viêm phổi thùy thường gặp nhất hiện nay là phế cầu khuẩn, Haemophilus influenzae, Legionella pneumophila, Mycoplasma pneumoniae. Bên cạnh đó còn có các loại vi khuẩn khác như tụ cầu vàng, liên cầu, Pseudomonas aeruginosa, vi khuẩn gram âm, thương hàn, dịch hạch,…
  • Virus: Virus cúm, sởi, đậu mùa, bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.
  • Ký sinh trùng: Amip, giun đũa, sán lá phổi,…
  • Nấm: Actinomyces, Blastomyces, Aspergillus,…
  • Hóa chất và các nguyên nhân khác như bức xạ, tắc nghẽn phế quản do phổi, ứ đọng,..

nguyên nhân viêm phổi thùy

Viêm phổi thùy có nguy hiểm không?

Ở mỗi giai đoạn, mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau, cụ thể như sau:

Giai đoạn đầu

Ở giai đoạn khởi phát của bệnh, các triệu chứng thường khó đoán và không điển hình. Bệnh nhân thường sốt đột ngột lên tới 39 – 40 độ C, hay rùng mình và rét. Có những trường hợp còn xảy ra các biểu hiện khác như rối loạn tiêu hóa, đau bụng, nôn,..

Bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi, lên co giật toàn thân. Ở trẻ nhỏ, các dấu hiệu của bệnh chưa rõ ràng, chỉ sốt nhẹ, ho nhẹ và chảy nước mũi,…

Giai đoạn phát bệnh

Sau 2-3 ngày, các triệu chứng lâm sàng sẽ trở nên rõ rệt hơn, người bệnh sẽ bị sốt cao 39 – 40 độ C, khó ngủ, luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu. Một số người còn có thể bị hốt hoảng, mặt đỏ, khó thở, tím tái mặt mày, co giật toàn thân.

Các triệu chứng về đường hô hấp ngày càng dồn dập, ho nhiều, ho từng cơn, đau ngực, khó thở nhịp thở nhanh, tím tái quanh môi, đôi khi mê sảng, ngủ li bì, nôn mửa, chướng bụng, nước tiểu ít và sẫm màu.

Khi khám thấy phổi có hội chứng đông đặc điển hình với rung thanh tăng, ấn nhẹ vào xương sườn có cảm giác đau, gõ đục, nghe âm phế bào giảm,..

Các xét nghiệm máu cho thấy, lượng bạch cầu tăng cao, tỷ lệ bạch cầu trung tính tăng cao từ 70-80%. Tuy nhiên, nếu bạch cầu giảm xuống dưới 5000/mm3 thì sẽ là tiên lượng xấu, cần nuôi cấy dịch tỵ  hầu hoặc dịch phế quản để xác định phế cầu khuẩn.

Trong trường hợp bị tổn thương nặng sẽ có tình trạng suy hô hấp cấp, gan lớn và đau, da vàng, xuất huyết dưới da.

Với bệnh viêm phổi thùy nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có tiến triển thuận lợi, có thể khỏi bệnh trong khoảng 7-10 ngày. Ngược lại, nếu người bệnh phát hiện bệnh quá muộn, thì tình trạng sốt sẽ kéo dài suốt 1-2 tuần kèm theo ho nhiều, khó thở, mạch đập nhanh, huyết áp giảm,..có thể dẫn đến tử vong do trụy tim mạch, phù phổi,…

viêm phổi thùy có nguy hiểm không

Biến chứng viêm phổi thùy nguy hiểm cần cảnh giác

Dù đã được điều trị, nhưng nhiều bệnh nhân bị viêm phổi thùy vẫn gặp phải những biến chứng nguy hiểm như:

  • Nhiễm khuẩn huyết: Vi khuẩn từ phổi thâm nhập vào dòng máu đi đến các cơ quan khác gây suy.
  • Khó thở: Nếu bệnh nhân bị viêm phổi nặng hoặc có sẵn bệnh nền về phổi có thể sẽ bị khó thở, suy hô hấp. Với trường hợp này, bệnh nhân sẽ được thở thông qua các dụng cụ hỗ trợ hô hấp.
  • Tụ dịch màng phổi: Viêm phổi thùy có thể gây ra sự tích tụ dịch trong khoang phổi và lồng ngực, bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật và sử dụng ống dẫn lưu.
  • Áp xe phổi: Đây là tình trạng hình thành bọc mủ trong phổi. Bệnh này được điều trị bằng cách sử dụng kháng sinh, nhiều trường hợp sẽ phải phẫu thuật hoặc đặt ống dẫn lưu để thoát mủ.

Phương pháp điều trị viêm phổi thùy

Những biện pháp điều trị được áp dụng hiện nay gồm:

Điều trị triệu chứng

  • Sử dụng thuốc hạ sốt: Khi bệnh nhân viêm phổi thùy bị sốt cao hãy sử dụng thuốc giảm sốt để giảm bớt biến chứng nguy hiểm. Các loại thuốc giảm sốt mà bạn có thể sử dụng trong trường hợp này là: Aspirin, paracetamol, acetaminophen,… liều lượng và số lần phụ thuộc vào thể trạng của người bệnh.
  • Thuốc giãn phế quản: Trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu co thắt phế quản, hãy sử dụng thêm theophylline.
  • Các loại thuốc ho và long đờm: Nếu xuất hiện các cơn ho đờm đặc và khó khạc thì nên dùng Terpin, acemuc, benzoate,…

Điều trị viêm phổi thùy theo nguyên nhân

  • Do vi khuẩn

Nếu bệnh nhân bị viêm phổi thùy do vi khuẩn thì cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh, liều lượng theo chỉ định của các bác.

Do phế quản cầu và liên cầu

Sử dụng kháng sinh penicillin tiêm bắp. Trong trường hợp nặng cần tăng liều và truyền tĩnh mạch.

  • Do tụ cầu vàng

Dùng kháng sinh cefapirin hoặc aminosid tiêm bắp, ofloxacin truyền tĩnh mạch hoặc dạng uống.

Viêm phổi thùy là một bệnh lý có biến chứng kéo dài, vì vậy phải điều trị triệt để, tránh biến chứng và tái phát.

Điều trị hỗ trợ

Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi trong giai đoạn bệnh phát triển.

Nạp vào cơ thể các thực phẩm có chứa nhiều đạm, các loại vitamin B, C giúp bù nước và điện giải tốt. Nên ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, súp,…

Phòng ngừa viêm phổi thùy

Với sự phát triển của khoa học công nghệ như hiện nay, bệnh viêm phổi thùy hoàn toàn có thể điều trị được. Tuy nhiên, mọi người cũng cần có biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

phòng tránh viêm phổi thùy

Bệnh nhân nên chú ý:

  • Giữ ấm cho cơ thể vào mùa đông
  • Không sinh sống ở những nơi ô nhiễm, có nhiều khói bụi.
  • Không sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu, cà phê.
  • Điều trị tận gốc các bệnh nền gây viêm phổi thùy liên quan đến đường hô hấp.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tiêm phòng vacxin đầy đủ.

>> Tìm hiểu thêm: Viêm phổi cấp tính là gì? Có nguy hiểm không?

Trên đây là những thông tin về căn bệnh viêm phổi thùy mà bạn cần biết. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *