[Giải đáp] Viêm phổi có nên truyền nước không?

Viêm phổi có nên truyền nước không? Căn bệnh khiến sức đề kháng của người bệnh bị suy yếu, có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Nhiều người bệnh đang thắc mắc rằng viêm phổi có nên truyền nước không? Thực hiện biện pháp này vào thời điểm nào? Mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Viêm phổi có nên truyền nước không?

Truyền nước còn được gọi là truyền đạm hoặc truyền dịch. Với cách này, nước cùng các chất dinh dưỡng có lợi nhanh chóng được đưa vào cơ thể nhằm hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Cụ thể như sau:

  • Đảm bảo lượng nước trong các mô
  • Duy trì và ổn định huyết áp
  • Tăng cường sức đề kháng và khả năng hồi phục
  • Cung cấp dưỡng chất để nuôi dưỡng cơ thể

Truyền nước là kỹ thuật y khoa được sử dụng một cách phổ biến trong trường hợp sức đề kháng yếu, trong đó, điển hình là viêm phổi. Chính vì vậy, viêm phổi có nên truyền nước không là băn khoăn của nhiều người.

Các chuyên gia cho biết, truyền nước được coi là một biện pháp đào thải độc tố cho cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, truyền nước cho bệnh nhân viêm phổi cần được xem xét kỹ lưỡng bởi nó có thể gây ra một số biến chứng sau đây nếu lạm dụng.

  • Sốc nước: Đây là biến chứng thường xuyên xảy ra nhất khi người bệnh viêm phổi truyền nước. Các dấu hiệu trên cơ thể là khó thở, mặt mũi tím tái, huyết áp và thân nhiệt giảm,…
  • Phù phổi cấp: Phù phổi là hiện tượng cơ quan này phải hấp thụ một lượng nước lớn khiến hoạt động của phổi và tim bị quá tải. Sau đó, phổi có dấu hiệu bị phù gây tức ngực, khó thở,… và có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.
  • Tắc mạch phổi: Tắc mạch phổi là hiện tượng dây truyền nước bị lọt không khí. Sau khi đi qua lòng mạch sẽ gây tắc đường thở. Do đó, nếu không được can thiệp ngay, người bệnh có thể mất mạng chỉ sau vài phút.

Tóm lại, người bệnh viêm phổi chỉ nên truyền nước trong trường hợp cần thiết và có sự hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Có như vậy, người bệnh mới có thể hạn chế nguy cơ biến chứng xấu đối với sức khỏe. Vậy, bệnh nhân viêm phổi được chỉ định truyền nước khi nào?

viêm phổi có nên truyền nước không

Viêm phổi truyền nước khi nào?

Căn bệnh viêm phổi rất phổ biến ở nước ta với nền khí hậu nóng ẩm. Khi xuất hiện các triệu chứng về đường hô hấp như sốt, mệt mỏi, ho, nhiều người đã nghĩ rằng cơ thể cần được truyền nước. Tuy nhiên, quyết định này cần được cân nhắc.

Phương pháp truyền nước được chia làm 3 dạng chính. Đầu tiên, ở dạng thứ nhất, người bệnh được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, trong đó có chất béo, glucose và vitamin.

Ở dạng thứ hai, truyền nước cung cấp nước kèm theo các chất điện giải để cơ thể nhanh chóng hồi phục. Dạng cuối cùng là cung cấp dextran, huyết tương,… Dựa vào 3 dạng này, người bệnh viêm phổi được chỉ định truyền nước khi:

  • Cơ thể người bệnh suy kiệt quá mức, có hiện tượng nôn mửa, tiêu chảy, mất nước.
  • Thân nhiệt tăng, sốt cao triền miên.
  • Người bệnh mắc chứng chán ăn, mất ngủ, ngủ không ngon.
  • Người bệnh cần được bổ sung một số chất như huyết tượng, dextran,…
  • Người bệnh bị thiếu chất dinh dưỡng như vitamin, chất béo,… do kém ăn.

Đối với những trường hợp trên, truyền nước đem lại những tác động tích cực, giúp tăng cường hệ miễn dịch và đẩy nhanh quá trình hồi phục của cơ thể.

Viêm phổi truyền nước khi nào

Lưu ý khi truyền nước cho người bị viêm phổi?

Viêm phổi là căn bệnh nguy hiểm. Do đó, mọi phương pháp được sử dụng cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Nếu người bệnh được chỉ định truyền nước, hãy chú ý những điều dưới đây để tăng hiệu quả và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

  • Người bệnh không được tự ý truyền nước tại nhà hoặc các cơ sở y tế không được cấp phép truyền dịch.
  • Người bệnh nên đến bệnh viện để được đảm bảo trang thiết bị kịp thời cho trường hợp ngoài ý muốn.
  • Người bệnh nên thực hiện kiểm tra tổng thể bao gồm não, tim, thận trước khi truyền nước.
  • Những người có tiền sử mắc các bệnh về tim, huyết áp,… cần đặc biệt cân nhắc về phương pháp này.
  • Trường hợp viêm phổi ở trẻ em, việc truyền dịch là không nên.
  • Trong quá trình truyền nước, người bệnh gặp bất cứ biểu hiện nào như khó thở, rét run,… phải báo ngay với bác sĩ để xử lý kịp thời.

>> Xem ngay: Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi cực hiệu quả

Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “viêm phổi có nên truyền nước không” của bạn đọc. Phương pháp này đem lại hiệu quả trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, không phải trường hợp viêm phổi nào cũng có thể áp dụng. Do vậy, để an toàn, người bệnh cần được chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Chúc các bạn luôn khỏe!

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *