Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi cực hiệu quả

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi là việc làm cực kỳ quan trọng giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn. Rất nhiều người gặp khó khăn trong quá trình điều trị vì không có kế hoạch chăm sóc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi cực hiệu quả

Quy trình chẩn đoán viêm phổi

Trước khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi, các bác sĩ cần thực hiện chẩn đoán chính xác tình trạng và giai đoạn bệnh.

Bác sĩ sẽ đặt câu hỏi để lấy thông tin về triệu chứng và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Bao gồm các thông tin như:

  • Biểu hiện bệnh hiện tại: Mức độ sốt, tính chất ho, cơn rét run, đau ngực, mệt mỏi, việc ăn uống, các loại thuốc đã dùng, tiền sử bệnh hô hấp khác…
  • Các triệu chứng của viêm phổi: Tìm dấu hiệu nhiễm khuẩn ở lưỡi, đo thân nhiệt, đếm tần số thở và tính chất khó thở, cơ thể có tím tái không, màu sắc và lượng đờm, đo huyết áp, đo lượng nước tiểu trong 24 giờ, xem bệnh nhân có hecpet quanh môi hay không …
  • Kết quả xét nghiệm: Chụp x-quang phổi, chụp CT phổi, nội soi phế quản, xét nghiệm đờm, xét nghiệm máu…

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi

Sau khi có được thông tin về tình trạng hiện tại, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cũng như dặn dò việc lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh viêm phổi. Các phương pháp sau đây giúp việc điều trị và chăm sóc diễn ra hoàn chỉnh nhất.

Tăng cường lưu thông đường thở

  • Lưu thông đường thở: Bệnh nhân cần được uống nhiều nước mỗi ngày để làm long đờm và loãng đờm giúp loại bỏ dịch tích tụ ở đường thở. Người bị sốt, vã mồ hồi còn cần được bù thêm nước. Loại nước tốt nhất giúp bổ sung vitamin là nước trái cây. Ngoài ra, người bệnh cũng cần đeo khẩu trang, phòng bệnh thoáng mát có hơi ấm… làm nóng không khí hít vào cũng là cách giúp tiêu đờm hiệu quả.
  • Giúp bệnh nhân ho đúng cách đẩy vi khuẩn ra ngoài: Mặc dù ho quá nhiều gây mệt mỏi ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng người bệnh cần ho thì các vi khuẩn mới được đẩy ra. Tư thế ho thì đầu cần hơi cúi về phía trước, tư thế thẳng để ho có lực mạnh hơn. Đầu gối và hông, bụng ở tư thế gập không căng cơ khi ho. Hít và chậm và thở ra bằng mồm khép chặt.
  • Dẫn lưu đờm theo tư thế: Ngồi hơi cúi để ho và tống đờm ra ngoài bằng cách kết hợp vỗ rung lồng ngực. Bệnh nhân cần thở sâu và ho mạnh ra ngoài. Đối với các trường hợp người bệnh viêm phổi quá yếu không thể ho được thì cần dùng biện pháp hút đờm và thở oxy, uống thuốc kháng sinh theo chỉ định.

Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi cực hiệu quả

Giảm mất năng lượng cho người bệnh

  • Người bệnh viêm phổi lúc này đang rất mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi trên giường bệnh để giảm tiêu hao năng lượng cho cơ thể.
  • Thực hiện đổi cách nằm thường xuyên để cơ thể đỡ mỏi và nên ngồi ở tư thế Fowler.
  • Dùng các loại thuốc chữa ho, giảm ho, giảm đau để cải thiện việc mất sức vì ho và đau quá nhiều.

Chống mất nước

  • Tình trạng sốt và tăng tần số hơi thở khiến cho bệnh nhân viêm phổi mất nước nhiều. Do đó cần thường xuyên bổ sung nước khoảng 2 – 3 lít mỗi ngày.
  • Bổ sung thêm các thực phẩm loãng, sữa, nước trái cây cho người bệnh phổi.
  • Kết hợp truyền dịch nếu có chỉ định từ bác sĩ.

Chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân tại nhà

Việc lập kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân viêm phổi tại nhà cũng rất quan trọng. Người bệnh điều trị tại nhà cần lưu ý một số điều sau đây.

  • Vận động thể lực từ từ sau thời gian nghỉ ngơi và hạ sốt.
  • Làm sạch đường thở và giãn nở phổi bằng cách hít thở sâu và tập ho đúng cách.
  • Bệnh nhân không được hút thuốc lá trong suốt thời gian điều trị. Thuốc lá gây phá hủy tế bào, làm kích thích chất nhầy và ức chế chức năng đại thực bào.
  • Không làm việc quá sức, không uống rượu bia để tránh suy giảm sức đề kháng.
  • Bệnh nhân nên được tiêm phòng các mũi chống cảm cúm.
  • Bệnh viêm phổi cần được bồi bổ dinh dưỡng, nghỉ ngơi thoải mái.

Sau một thời gian điều trị, bệnh nhân cần tái khám thường xuyên để bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh cũng như đưa ra các chỉ định điều trị tăng cường. Thông thường nên tái khám sau 4 tuần chữa trị tại nhà.

>> Tìm hiểu thêm: Phổi nằm ở đâu, cấu tạo và chức năng phổi?

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm phổi và cách thiết lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi. Hy vọng bạn đã có thêm thông tin để chăm sóc người bệnh và giúp họ sớm vượt qua giai đoạn bệnh tật. Cảm ơn bạn đã theo dõi chuyên mục. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *