Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm có hại không?

Trong nền y học hiện đại ngày nay, tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm đang được xem là một phương pháp tiến bộ, giúp giảm đau nhức hiệu quả. Vật liệu biện pháp này có thực sự tốt như lời đồn? Để tìm ra câu trả lời, mời bạn đọc cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây.

Tiêm ngoài màng cứng là gì?

Tiêm ngoài màng cứng được xem là một phương pháp hiện đại nhằm đưa thuốc có steroid đi vào trong khoang màng cứng, tác động vào các rễ thần kinh bị chèn ép nhằm kháng viêm, giảm triệu chứng đau  sưng tạm thời do căn bệnh thoát vị đĩa đệm gây nên.

Liệu pháp tiêm ngoài màng cứng tuy còn mới đối với nhiều người bệnh nhưng những lợi ích mà chúng đem lại thì vô cùng tốt cho việc điều trị thoát vị đĩa đệm, xoá bỏ các cơn đau dai dẳng, có thể kể tới như:

  • Giảm sưng viêm, đau nhức: Mỗi một mũi tiêm bằng thủ thuật ngoài màng cứng có thể đem lại thành công lên tới trên 50% cho người bệnh mắc thoát vị.  Thuốc steroid dạng tiêm thường có tác dụng giảm đau tạm thời hoặc lâu dài hơn là 6 tháng cho tới 1 năm.
  • Cải thiện thể chất và tâm lý: Một khi những cơn đau dần thuyên giảm, viêm sưng cũng không còn, người bệnh sẽ cảm nhận thấy được việc đi lại, hoạt động trở nên dễ dàng, thoải mái, từ đó tâm lý cũng trở nên vui vẻ hơn.
  • Xác định được căn nguyên của hiện tượng đau nhức tại cột sống: Qua phương pháp tiêm thuốc ở ngoài màng cứng cùng các phản ứng thuốc của người bệnh mà các  y bác sĩ sẽ chẩn đoán được các nguyên nhân gây bệnh. Từ đó sẽ đưa ra được phác đồ chữa thoát vị phù hợp nhất.
  • Giảm các phẫu thuật can thiệp ngoại khoa: Nhờ vào tác dụng giảm đau trong thời gian dài mà việc tiêm thuốc vị trí ngoài màng cứng chỉ được thực hiện nếu người bệnh không muốn điều trị thoát vị bằng phẫu thuật.

Tiêm ngoài màng cứng

Chỉ định, chống chỉ định tiêm thuốc ngoài màng chữa thoát vị đĩa đệm

Phương pháp tiêm thuốc ngoài màng được bác sĩ chỉ định trong những trường hợp dưới đây:

  • Những trường hợp đĩa đệm đang bị thoát vị và đang có xu hướng chèn ép tới rễ thần kinh.
  • Bệnh nhân bị tổn thương tại các mô và hệ thống thần kinh vùng cột sống.
  • Người bệnh bị chấn thương xương, hẹp ống sống.

Bên cạnh đó, biện pháp tiêm ngoài màng cứng cần chống chỉ định với:

  • Đối tượng bị tổn thương cột sống do ung thư hoặc các khối u.
  • Người bị chứng máu khó đông, rối loạn đông máu.
  • Bệnh nhân có tiền sử bị viêm, nhiễm trùng tại vùng tiêm.
  • Người bệnh đang trong thời gian uống thuốc điều trị một số bệnh lý như máu khó đông, tiểu đường, viêm loét dạ dày,…

Quy trình tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm

Việc sử dụng phương pháp tiêm ngoài màng cứng cần phải được tiến hành theo quy trình nghiêm ngặt gồm hai khâu chính như sau:

Chuẩn bị trước khi tiêm

  • Bạn cần nhịn ăn và uống trong khoảng 2-5 giờ trước khi tiêm ngoài màng.
  • Phải thực hiện đủ tất cả các xét nghiệm máu, chụp X-quang,…theo yêu cầu của bác sĩ.
  • Trước khi tiêm ngoài màng cứng, bạn nên đi vệ sinh để tránh làm gián đoạn trong thời gian tiêm.
  • Sau khi tiêm đã xong, để bảo đảm an toàn và tránh các biến chứng về sau, người bệnh hãy liên hệ với người nhà để hỗ trợ việc đi về nhà, không tự ý ngồi lái xe về.

phương pháp tiêm ngoài màng chữa thoát vị đĩa đệm

Các bước tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm

Bước 1: Về tư thế

  • Bệnh nhân nằm ở tư thế nghiêng người, sao cho cơ thể luôn được thoải mái và thư giãn nhất.
  • Co từ từ hai chân, đầu gối chạm ngực nhằm làm cong phần lưng.
  • Phần lưng xoay về phía bác sĩ để các thao tác được thực hiện dễ dàng hơn.

Bước 2: Xác định vị trí đặt  kim

  • Bác sĩ sẽ dùng bút chuyên dụng, đánh dấu vị trí khoang đốt sống đang bị thoát vị.

Bước 3: Tiến hành tiêm ngoài màng

  • Sát khuẩn: Y tá tiến hành thực hiện thao tác sát khuẩn vùng cần tiêm bằng việc dùng cồn I-ốt, cồn 70 độ xoa đều theo hình xoắn ốc từ trong ra ngoài.
  • Chọc kim: Bác sĩ từ từ đưa kim vào phần khoảng giữa hai đốt sống đã đánh dấu. Kim xuyên qua lớp biểu bì và sẽ dừng lại khi tay có cảm nhận bị hẫng sau khi kim đâm qua dây chằng.
  • Kiểm tra: Khi kim đã chọc thành công qua phần dây chằng, nòng kim được rút ra. Nếu như xuất hiện dịch trong nòng tức là kim đã vào chính xác vị trí. Còn nếu không thấy dịch thì bác sĩ sẽ phải thực hiện kiểm tra lại vị trí xem có chính xác hay chưa, chưa được thì phải điều chỉnh kim hoặc rút ra và chọc lại cho chính xác hơn.
  • Bơm thuốc: Thuốc tiêm Hydrocortison acetat 3ml hoặc Depo medrol 40mg sẽ bắt đầu được bác sĩ tiêm từ từ vào khoang.
  • Kết thúc: Sau khi thuốc đã tiêm xong, bạn cần nhẹ nhàng nhưng phải dứt khoát rút kim ra. Tiếp đó, cần sử dụng bông băng và dung dịch sát khuẩn để rửa sạch, cầm máu ngay tại chỗ.
  • Nghỉ ngơi: Khi đã tiêm thuốc xong, bệnh nhân cần được nằm nghỉ ngơi tại chỗ trong khoảng từ 15 – 30 phút tùy thể trạng mỗi người. Điều này còn giúp cho bác sĩ quan sát được tình trạng hiện tại và nhanh chóng xử trí nếu có biến chứng nào sau tiêm. Đặc biệt, tuyệt đối không được tự ý đứng dậy đi lại hay vận động ngay bởi cơ thể cần có thời gian được nghỉ ngơi và ổn định trạng thái.
  • Chăm sóc sau tiêm: Thời gian này, người bệnh không nên tắm rửa hoặc để  dính nước vào vùng tiêm trong khoảng 24 giờ sau khi tiêm ngoài màng cứng. Thời gian sau đó, hãy tiến hành gỡ băng gạc nhưng cần hạn chế cử động tối đa.

Quy trình tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm

Tiêm ngoài màng cứng có hại không?

Tiêm ngoài màng cứng cũng giống như nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm khác, chúng vẫn luôn tiềm ẩn một số tác dụng phụ không mong muốn, cụ thể như:

  • Biểu hiện thường hay gặp nhất là người bệnh đau nhẹ vùng tiêm từ 1 – 3 ngày tùy từng cơ địa và có hiện tượng tê bì vùng cột sống thắt lưng từ 1 đến 2 ngày.
  • Bị sốt về đêm, tim và mạch đập nhanh, huyết áp giảm dưới mức bình thường, tay chân lạnh giá.
  • Xuất hiện các cơn đau nhức cục bộ và có xu hướng tăng dần.
  • Chảy máu tại chỗ chọc kim.
  • Bệnh nhân bị mất ngủ, có cảm giác mệt mỏi, bất an.
  • Một số bệnh nhân có biểu hiện đục thuỷ tinh thể, viêm khớp hông, viêm loét dạ dày,…
  • Ngoài ra, việc tiêm ngoài màng cứng điều trị thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra tình trạng nhiễm trùng, thủng ngoài màng cứng, tổn thương thần kinh, chảy máu.
  • Bên cạnh đó, nếu sau một khoảng thời gian mà các triệu chứng trên không có xu hướng giảm, cơ thể bạn lại đồng thời xuất hiện các dấu hiệu bất thường. Hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám và cấp cứu kịp thời.

Có thể nói, tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là một kỹ thuật mới, khá đơn giản nhưng đòi hỏi các bác sĩ phải có tay nghề và chuyên môn cao. Hy vọng rằng một vài thông tin bổ ích mà chúng tôi đêm đến sẽ phần nào giúp bạn nắm bắt thêm kiến thức và đưa ra được lựa chọn chăm sóc bản thân tốt nhất.

Tin liên quan:

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *