Thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm ưu nhược điểm, cách thực hiện

Thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm là một trong những biện pháp điều trị đang nhận được nhiều sự quan tâm. Thông thường, phương pháp này giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng với các bệnh nhân tình trạng nhẹ và vừa. Bạn đọc cùng tìm hiểu thêm về thủy châm trong bài viết sau đây nhé!

Thủy châm trị thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm ngày càng trở nên phổ biến hơn không chỉ ở người cao tuổi mà còn cả với những người trẻ tuổi. Tình trạng này xảy ra khi một đĩa đệm trượt ra khỏi vị trí ban đầu trên cột sống rồi chèn lên những dây thần kinh, tủy sống ở gần đó. Hậu quả là người bệnh gặp phải cơn đau nhức dai dẳng, cảm giác tê bì ở tay chân, thậm chí còn ảnh hưởng đến cả khả năng vận động.

Ngày nay, thoát vị đĩa đệm có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, từ Đông y đến Tây y. Trong số đó, biện pháp thủy châm là một trong số các cách điều trị đang nhận được sự quan tâm không nhỉ từ người bệnh.

Thủy châm được coi là sự kết hợp giữa y học cổ truyền phương Đông và y học hiện đại. Theo đó, biện pháp này sử dụng hệ thống huyệt đạo trên cơ thể con người của Đông y trong khám, chữa bệnh giống như châm cứu truyền thống trước đây. Tuy nhiên, thay vì chỉ dùng các cây kim bạc như bình thường, các bác sĩ lại truyền thêm một số loại dược phẩm dạng dung dịch qua cây kim vào trong cơ thể bệnh nhân.

Thủy châm trị thoát vị đĩa đệm

Ưu, nhược điểm của chữa thoát vị đĩa đệm bằng thủy châm

Theo các chuyên gia, chữa thoát vị đĩa đệm bằng thủy châm sở hữu một số ưu điểm như:

  • Thời gian diễn ra trị liệu nhanh hơn châm cứu bình thường.
  • Cải thiện hiệu quả các tình trạng đau nhức lưng, cổ gáy, tê bì chân tay, vận động kém,… ở người bệnh.
  • Ngăn chặn tiến triển của bệnh thoát vị đĩa đệm đồng thời phòng ngừa các  nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.
  • Có thể kết hợp cùng với các biện pháp điều trị bằng thuốc hoặc các bài tập vật lý trị liệu, mang lại kết quả tích cực nhất cho người bệnh.

Tuy nhiên, phương pháp chữa trị bệnh này vẫn còn tồn tại một số khuyết điểm như:

  • Chỉ có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm, không có khả năng điều trị tận gốc nguyên nhân vấn đề.
  • Thích hợp với người bệnh ở tình trạng nhẹ và vừa. Với các trường hợp nặng, thủy châm không thể mang lại tác động quá lớn.
  • Có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Chóng mặt, đổ mồ hôi, mặt tái xanh, buồn nôn,…

chữa thoát vị đĩa đệm bằng thủy châm

Các bước thực hiện thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm

Các bước thực hiện thủy châm trong điều trị thoát vị đĩa đệm như sau:

  • Bước 1: Các bác sĩ xác định các vị trí huyệt đạo cần tiêm thuốc trước đó. Vị trí huyệt đạo thường khác nhau đối với từng trường hợp bệnh nhân. Một số huyệt đạo được dùng trong trị liệu thoát vị đĩa đệm là dương quan, mệnh môn, ủy trung,…
  • Bước 2: Người bệnh được yêu cầu nằm sấp trên giường bệnh, để lộ phần lưng để tiến hành thủy châm. Các bác sĩ sau đó dựa theo vị trí huyệt đạo để châm kim vào. Loại kim được sử dụng có chất liệu bạc và rỗng ở bên trong để có thể dễ dàng bơm thuốc vào.
  • Bước 3: Các loại thuốc điều trị được bơm vào bên trong kim châm, chúng có thể là một số dung dịch vitamin B1, B12 hoặc thuốc chống viêm non-steroid như diclofenac, becozyme,… Các loại thuốc này sẽ được điều chỉnh phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân. Mỗi một vị trí huyệt đạo thường được bơm từ 0.5cc đến 2cc dung dịch thuốc.
  • Bước 4: Sau khi trị liệu thủy châm hoàn thành, người bệnh được yêu cầu ở lại phòng khám để theo dõi tiếp trong khoảng nửa tiếng đồng hồ. Nếu không có biểu hiện bất thường, bệnh nhân có thể ra về và chờ đến lần điều trị tiếp theo. Các bác sĩ cũng khuyến nghị người bệnh tiếp tục để ý đến cơ thể trong 24h khi về nhà. Nếu phát hiện kích ứng do thuốc thì nên đi khám lại ngay.

Thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm là một biện pháp điều trị còn mới ở nước ta nhưng không thể phủ nhận những hiệu quả mà nó có thể đem đến cho người bệnh. Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên trao đổi cùng bác sĩ chuyên khoa tại các bệnh viện uy tín trước khi tiến hành trị liệu. Điều này giúp phòng ngừa những nguy cơ xấu như tác dụng phụ, tiền sử bệnh lý,… có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Xem thêm:

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *