Xẹp đĩa đệm là gì? Có chữa được không?

Xẹp đĩa đệm là một hiện tượng bệnh lý ở giữa các đốt sống của hệ thống cột sống. Bệnh có thể không gây ra nguy hiểm cho tính mạng, nhưng nếu điều trị chậm trễ, không đúng cách, nguy hiểm với biến chứng khiến cơ thể khó khăn về vận động là điều có thể xảy ra. Do đó, hiểu rõ hơn về bệnh, nắm được cách điều trị chính là bảo vệ sức khỏe bản thân mình.

Xẹp đĩa đệm là gì?

Đĩa đệm là một phần của hệ thống xương cột sống trong cơ thể. Với cấu tạo đặc biệt, đĩa đệm giữ vai trò quan trọng trong việc giúp xương cột sống không bị ma sát va chạm vào nhau. Đồng thời đĩa đệm còn giúp giảm áp lực từ cơ thể lên các đốt xương và giúp vận động của con người được thực hiện dễ dàng hơn. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, đĩa đệm vẫn bị các tổn thương ở mức độ nhất định và gây ra nhiều hệ lụy cho xương cột sống. Chẳng hạn như xẹp đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm

Xẹp đĩa đệm được mô tả là hiện tượng mà chất nhầy bên trong đĩa đệm vì nhiều nguyên nhân có thể do yếu tố bên ngoài lẫn bên trong mà hao hụt đi. Điều này khiến đĩa đệm bị  lỏng lẻo và dưới áp lực từ các đốt sống, đĩa đệm bị xẹp xuống, chiều cao bị giảm sút. Đi kèm với hiện tượng này chính là các cơn đau nhức mà cơ thể cảm nhận được, thậm chí là co cứng ở một vùng nào đó, đồng thời gây ra sự khó khăn trong vận động của người bệnh.

Xẹp đĩa đệm

Là một bệnh lý của cơ xương khớp, nên xẹp đĩa đệm cũng phải trải qua một số quá trình tiến triển bệnh. Theo nhiều nghiên cứu, bệnh xẹp đĩa đệm ở người sẽ trải qua 3 giai đoạn chính, bao gồm:

  • Giai đoạn thứ nhất: Khi đĩa đệm bắt đầu có những dấu hiệu của việc xẹp ở mức độ nhẹ, chúng trở nên lỏng lẻo giữa các đốt sống. Tuy nhiên, các đốt sống vẫn chưa có dấu hiệu dịch chuyển lại gần nhau và chưa xảy ra sự va chạm hoặc ma sát nào giữa các đốt sống.
  • Giai đoạn thứ hai: Tại thời điểm này, các đốt xương có dấu hiệu  ma sát, chạm vào nhau gây nên những tổn thương nhất đinh, đĩa đệm đã bị xẹp đi nhiều. Lúc này các bệnh lý của hệ xương như: Thoái hóa cột sống, gai đốt sống,…. Bắt đầu xuất hiện.
  • Giai đoạn thứ ba: Khi các đốt xương đã dính sát vào nhau, dựa vào nhiều yếu tố của cơ thể, các đốt xương dính với nhau và gây ra những sự khó chịu nhất định trong vận động. Người bệnh phải chịu cơn đau nhức lớn do ảnh hưởng bởi hai đốt sống nối liền.

Xẹp đĩa đệm tuy không phải là một bệnh có thể nguy hại đến tính mạng. Nhưng, nếu không điều trị đúng, kịp thời và đầy đủ thì các biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến, điển hình là liệt cơ thể khi bệnh có thể tác động nguy hại đến hệ thống thần kinh và cuộc sống.

Xẹp đĩa đệm có chữa được không?

Xẹp phần đĩa đệm có thể chữa được nếu nó đáp ứng những yêu cầu như sau:

  • Người bệnh xẹp đĩa đệm chỉ mới ở những giai đoạn đầu tiên của bệnh và trong tình trạng thể trạng tốt.
  • Người bệnh đã thăm khám tại các cơ sở y tế và được các bác sĩ chuyên khoa thực hiện khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết. Sau đó, bác sĩ xác nhận về khả năng điều trị khỏi bệnh.
  • Người đang được điều trị bệnh xẹp đĩa đệm tuyệt đối tuân thủ quy tắc, hướng dẫn và phương pháp điều trị bác sĩ chuyên khoa đề ra. Không tự ý thay đổi phương pháp hoặc tự tiện thay đổi thuốc hay liều dùng thuốc.
  • Cuối cùng đó chính là sự kiên trì và kiên nhẫn của người bệnh trong việc chữa xẹp đĩa đệm.

Ngược lại với các đối tượng ở những giai đoạn sau của bệnh lý hoặc những người có thể trạng không tốt,…. Thì khả năng hồi phục như ban đầu không nhiều.

Việc điều trị dành cho nhóm bệnh nhân này chủ yếu là điều trị triệu chứng và cố gắng khôi phục. Trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng điều trị phẫu thuật ngoại khoa can thiệp. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật thường mang nhiều yếu tố rủi ro và  khả năng tái phát của bệnh hoàn toàn có thể sau đó.

Do vậy, để giảm bớt thời gian điều trị cũng như hiệu quả trong điều trị, việc phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý và chẩn đoán chính xác cũng như đề ra phương pháp chữa bệnh phù hợp là rất quan trọng.

Xẹp đĩa đệm có chữa được không

Cách chữa bệnh xẹp đĩa đệm

Điều trị bệnh xẹp đĩa đệm, thông thường người ta sẽ phân làm hai nhóm chính bao gồm: Điều trị bảo tồn và điều trị bằng hình thức phẫu thuật, trong đó:

Điều trị bảo tồn

Tức là sử dụng thuốc hoặc một số phương pháp đông y hoặc vật lý trị liệu để chữa bệnh khôi phục lại đĩa đệm, cụ thể:

Chữa bệnh bằng cách sử dụng thuốc tây y

Các nhóm thuốc tây y được sử dụng dành cho người bệnh xẹp đĩa đệm gồm có:

  • Thuốc giảm đau: Các loại thuốc sử dụng hoạt chất của Acetaminophen, điển hình là Paracetamol,…
  • Thuốc chống viêm không có chứa steroid: Aspirin, Meloxicam và Ibuprofen,…. Là điển hình trong nhóm thuốc này.
  • Thuốc làm giãn căng cơ: Carisoprodol hoặc Eperisone hay Cyclobenzaprine,…. Cùng các loại thuốc tương tự.
  • Thuốc bồi bổ và hỗ trợ dành cho xương khớp: Biphosphonate là một trong các loại thuốc với chức năng này.

Việc sử dụng tây y sẽ mang lại những kết quả nhanh chóng, giúp người bệnh giảm đi các cơn đau nhức ở thời điểm đó. Tuy nhiên, sử dụng thuốc tây để chữa xẹp đĩa đệm là một phương pháp chưa tốt nhất.

Lý do là vì thuốc tây khi sử dụng lâu dài sẽ mang lại nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng  cho các cơ quan trong cơ thể mà điển hình nhất là bao từ.

Dùng các bài thuốc nam chữa trị xẹp đĩa đệm

Các bài thuốc nam cùng với các mẹo dân gian là phương cách mà nhiều người tìm đến sử dụng khi cơ thể họ không đáp ứng được với tây dược hoặc phải điều trị trong một thời gian khá dài. Ưu điểm của phương pháp này chính là thời gian điều  trị kéo dài, ít tác dụng phụ do sử dụng toàn bộ từ các dược liệu thiên nhiên, chi phí không quá cao,….

Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với việc điều trị bằng cách này. Người bệnh cần phải tham khảo ý kiến của các lương y trước đó. Đồng thời nhờ các lương y bác sĩ  tìm ra cách chữa bệnh và liều lượng dùng thuốc phù hợp với bản thân mình.

thuốc nam chữa trị xẹp đĩa đệm

Dùng các phương pháp vật lý trong trị liệu

Đối với người bệnh nhẹ hoặc cần hồi phục chức năng vận động, việc áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu tỏ ra rất có hiệu quả.

Khi sử dụng phương pháp này, người bệnh cần có một chuyên gia để hướng dẫn ban đầu, sử dụng các bài tập phù hợp với tình trạng bệnh lý của bản thân. Kiên nhẫn tập luyện chính là yếu tố quyết định cho phương pháp này.

Ngoài ra, khi sử dụng các phương pháp trên, yếu tố về ăn uống và sinh hoạt hàng ngày cũng có những sự ảnh hưởng nhất định. Người bệnh nên ăn uống lành mạnh và sinh hoạt, làm việc với chế độ khoa học hạn chế gây ra tổn hại cho đĩa đệm.

Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật ngoại khoa can thiệp

Đây là chỉ định dành cho người bệnh không đáp ứng các phương pháp chữa trị bảo tồn. Đồng thời, cơn đau của người bệnh có chiều hướng nặng thêm và cần thiết phải phẫu thuật để tránh các biến chứng nguy hiểm nhất có thể xảy ra.

Người bệnh và người nhà người bệnh cũng nên lưu ý rằng: Phẫu thuật luôn có những nguy cơ riêng của nó và việc tái phát bệnh khó có thể bảo đảm không xảy ra. Người bệnh hoặc người nhà cần phải tham khảo thật kỹ với bác sĩ điều trị để có được cách điều trị tốt nhất.

Tất cả nội dung bên trên chính là chủ đề về bệnh lý xẹp đĩa đệm. Hy vọng qua bài viết này, bạn hiểu rõ thêm về bệnh cũng như các  nguy hiểm và hướng điều trị thích hợp của hiện tượng xẹp đĩa đệm, từ đó giúp bản thân trong việc phòng ngừa bệnh và chăm sóc tốt sức khỏe cá nhân.

Tìm hiểu:

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *