Thoát vị đĩa đệm có hít đất được không? Lưu ý khi thực hiện

Có không ít người thắc mắc liệu thoát vị đĩa đệm có hít đất được không hay môn thể thao này ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe xương khớp. Vấn đề hiện nhận được nhiều ý kiến tranh cãi và bàn luận. Vậy câu trả lời rốt cuộc là gì? Bạn đọc quan tâm và muốn được giải đáp thì đừng bỏ qua bài viết sau đây!

Thoát vị đĩa đệm có hít đất được không?

Thoát vị đĩa đệm gây ra không ít rắc rối đối với sức khỏe và cơ thể của người bệnh, đặc biệt là khi những cơn đau nhức kéo dài dai dẳng. Trong một số trường hợp đĩa đệm thoát vị đã chèn lên cả dây thần kinh, người bệnh còn gặp phải hiện tượng tê bì như kiến bò ở tay và chân, kèm với đó là suy giảm khả năng vận động. Tình trạng này nếu không được điều trị sớm còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác, ví dụ như bệnh chùm đuôi ngựa hay bại liệt.

Người bệnh nên tăng cường luyện tập thể dục thể thao kết hợp với việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để điều trị. Bởi vì điều này có thể giúp tăng cao tỷ lệ hồi phục sức khỏe. Thế nhưng, việc lựa chọn môn thể thao nào thích hợp nhất lại là mối bận tâm của không ít bệnh nhân. Nổi bật trong số đó có thể kể đến vấn đề thoát vị đĩa đệm có hít đất được hay không.

Hít đất, còn được biết đến với tên gọi khác như chống đẩy hay push-up, là một bài tập thể thao quen thuộc với mọi người, đặc biệt với những ai thiên về gym. Trên thực tế, có không ít ý kiến cho rằng hít đất không thích hợp với người bệnh thoát vị đĩa đệm. Nguyên nhân là vì hít đất có thể tạo áp lực lên cột sống, khiến đĩa đệm vốn đã bị tổn thương có thể gặp thêm nhiều vấn đề khác như rách, vỡ.

Thoát vị đĩa đệm có hít đất được không

Tuy nhiên, các bác sĩ lại không đồng tình với những ý kiến này. Theo đó, những người có vấn đề với cột sống như thoát vị hoàn toàn có thể luyện tập hít đất như bình thường. Không những vậy, bộ môn này còn sở hữu một số tác dụng tốt với bệnh nhân như:

  • Giải tỏa áp lực đối với vùng thắt lưng, giảm đau nhức xương khớp hiệu quả.
  • Tăng cường sức mạnh cho các bó cơ xung quanh cột sống, nhờ vậy mà khả năng vận động của người bệnh linh hoạt hơn đáng kể.
  • Thúc đẩy lưu thông của máu bên trong cơ thể, phòng ngừa các biến chứng hoặc bệnh thoát vị đĩa đệm diễn tiến nặng hơn.

Như vậy, có thể thấy hít đất nhìn chung mang lại rất nhiều tác động tích cực đối với sức khỏe của người bị thoát vị đĩa đệm. Người bệnh hoàn toàn có thể thực hiện hít đất. Thế nhưng, điều này không có nghĩa là người bệnh muốn tập như thế nào cũng được.

Lưu ý dành cho người bị thoát vị đĩa đệm khi thực hiện hít đất

Lưu ý dành cho người bị thoát vị đĩa đệm khi thực hiện hít đất

Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân thoát vị đĩa đệm trong khi luyện tập hít đất nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Cường độ bài tập: Cường độ bài tập là một vấn đề đặc biệt quan trọng. Những người thoát vị vốn đã có cấu trúc cột sống bị ảnh hưởng, vì vậy không thể luyện tập ở mức độ quá “nặng”. Người bệnh cần hiểu được nhu cầu và giới hạn của cơ thể để không khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của huấn luyện viên và bác sĩ để xây dựng bài tập hít đất phù hợp nhất.
  • Tư thế hít đất: Sai tư thế là điều “tối kỵ” trong bất kỳ bộ môn thể thao nào. Bởi vì sai tư thế khiến nguy cơ chấn thương trở nên cao hơn, ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe của người tập. Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm khi hít đất cần đặc biệt lưu ý đến tư thế chống người, không so vai, rụt cổ, khoảng cách giữa hai tay nên lớn hơn hoặc bằng vai. Tốt nhất là người bệnh nên được hướng dẫn với huấn luyện viên trước khi bắt đầu luyện tập tại nhà.
  • Dừng ngay khi bị đau: Những cơn đau xuất hiện đột ngột trong khi luyện tập thường không phải dấu hiệu tốt. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của việc hít đất sai tư thế hoặc cường độ bài tập đang ảnh hưởng xấu đến đĩa đệm, cột sống. Vì vậy, người bệnh nên dừng tập ngay khi phát hiện cơn đau và liên hệ với bác sĩ để nhận được tư vấn.

Bài viết hy vọng rằng đã giúp bạn đọc giải đáp được phần nào những băn khoăn xoay xung quanh vấn đề “Thoát vị đĩa đệm có hít đất được không?”. Bên cạnh việc luyện tập thể thao, một lối sống tích cực, cân bằng, hạn chế các chất cồn, thuốc lá,…cũng có thể là yếu tố tác động mạnh mẽ đến quá trình hồi phục sức khỏe của người bệnh.

Xem thêm:

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *