Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức do đâu, cách khắc phục

Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức là hiện tượng phổ biến có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Trong đó các nguyên nhân bệnh lý được nhắc đến nhiều nhất. Nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Dưới đây là những thông tin cơ bản về tình trạng ngón tay bị sưng đỏ, đau nhức mọi người nên hiểu rõ.

Nguyên nhân ngón tay bị sưng đỏ đau nhức

Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, có rất nhiều nguyên nhân khiến ngón tay bị sưng đỏ, đau nhức. Trong đó phần lớn là do bệnh về xương khớp gây ra. Cụ thể gồm có những căn bệnh sau:

  • Bệnh viêm khớp ngón tay

Viêm khớp ngón tay có nhiều loại khác nhau, mỗi loại đều có thể gây ra triệu chứng sưng đỏ, đau nhức ngón tay. Tuy nhiên bệnh viêm khớp vảy nến được cho là nguyên nhân điển hình nhất, chiếm đến 50% các trường hợp mắc bệnh.

Khi bị viêm khớp ngón tay, các cử động khớp ngón tay trở nên khó khăn, đau nhức, sưng đỏ. Người bệnh gặp nhiều phiền toái trong các hoạt động, sinh hoạt thường ngày.

ngón tay bị sưng đỏ đau nhức

  • Bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là hiện tượng xảy ra do yếu tố tự miễn của hệ miễn dịch khiến các tế bào khỏe mạnh bị tấn công gây viêm nhiễm. Triệu chứng bệnh thường có tính chất đối xứng. Ban đầu chỉ có một ngón bị viêm, sưng đỏ. Sau đó lan ra các ngón tay khác với cường độ cơn đau ngày càng trở nên dữ dội, kéo dài. Bệnh có thể dẫn đến biến chứng teo cơ, biến dạng khớp và tê liệt ngón tay.

  • Bệnh gout

Gout là dạng bệnh rối loạn chuyển hóa xảy ra khi các tinh thể acid uric tích tụ ở khớp gây ra cảm giác đau nhức. Thông thường triệu chứng bệnh khởi phát ở ngón chân cái nhưng chúng cũng có thể lắng đọng và tích tụ ở các khớp ngón tay. Vì vậy nếu bị sưng đỏ, đau nhức ngón tay mọi người cần cảnh giác với căn bệnh này.

Ngoài các bệnh lý nêu trên, hiện tượng ngón tay bị sưng đỏ đau nhức còn có thể mắc phải do một số nguyên nhân khác như:

  • Ngón tay bị nhiễm trùng

Tình trạng này thường xảy ra khi ngón tay có vết thương hở không được chăm sóc đúng cách. Phản ứng nhiễm trùng có thể xảy ra ở da, xương, sụn khớp và tủy xương ở các ngón tay. Từ đó hình thành nên các túi dịch lỏng chứa mủ ở vị trí khớp tay bị tổn thương.

  • Chấn thương ở ngón tay

Chấn thương ở ngón tay có thể xảy ra khi bạn làm việc hoặc chơi thể thao. Tác động lực quá mạnh lên các ngón tay khiến lưu lượng máu và chất lỏng gia tăng đột biến đến vị trí bị chấn thương. Điều này giúp hỗ trợ phục hồi tổn thương do ngón tay nhưng nếu lưu lượng chất lỏng quá nhiều sẽ khiến khớp ngón tay bị sưng tấy, phù nề. Gây ra hiện tượng cứng khớp, đau nhói ở khớp, khả năng vận động ngón tay bị hạn chế.

Nguyên nhân ngón tay bị sưng đỏ đau nhức

Cách khắc phục ngón tay bị sưng đỏ đau nhức

Để khắc phục hiện tượng ngón tay bị sưng đỏ, đau nhức, bạn có thể khắc phục bằng một số biện pháp sau:

  • Chườm lạnh hoặc chườm nóng

Nếu chườm lạnh, bạn hãy chuẩn bị một chậu nước sạch, sau đó cho lượng đá lạnh vừa đủ vào chậu. Chờ đá tan để làm lạnh nước thì ngâm các ngón tay đang bị đau nhức, sưng đỏ vào chậu. Thực hiện ngâm khoảng 5 – 10 phút rồi thực hiện ngắt quãng vài phút sẽ giúp làm dịu triệu chứng đau nhức. Tuy nhiên bạn không nên ngâm nước lạnh quá. Tránh nguy cơ bị bỏng lạnh.

Nếu ngâm nước nóng bạn hãy chuẩn bị một chậu nước ấm khoảng 45 – 50 độ C. Sau đó cho vài lát gừng và ít muối trắng vào. Ngâm tay cho đến khi nước nguội hẳn. Thực hiện bài thuốc đều đặn 3 – 4 lần mỗi ngày sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, giảm sự chèn ép dây thần kinh, giúp giảm đau hiệu quả.

  • Nghỉ ngơi, hạn chế lao động nặng

Khi các ngón tay bị sưng đỏ đau nhức bạn cần hạn chế lao động nặng, hạn chế cử động các ngón tay. Thay vào đó hãy nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp với việc massage, xoa bóp nhẹ nhàng các khớp sẽ giúp cải thiện tình trạng đau nhức khá hiệu quả.

  • Sử dụng thuốc Tây

Trong trường hợp cơn đau vượt quá khả năng chịu đựng bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn. Ví dụ như thuốc Aspirin, Ibuprofen, Naproxen,…. Thuốc sẽ làm dịu nhanh triệu chứng bệnh, đem lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Tuy nhiên thuốc Tây thường tiềm ẩn khá nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho dạ dày, gan, thận, hệ tiêu hóa và tim mạch. Do đó bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Cách khắc phục ngón tay bị sưng đỏ đau nhức

Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức khi nào cần đến bệnh viện?

Thông thường hiện tượng sưng đỏ, đau nhức ngón tay sẽ được cải thiện nhanh chóng bằng các biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà. Thế nhưng đôi khi triệu chứng bệnh không thuyên giảm, thậm chí còn trở nên trầm trọng hơn. Lúc này bạn cần thăm khám y tế để được chăm sóc sức khỏe đúng cách.

Bạn nên tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa khi gặp phải các biểu hiện sau:

  • Triệu chứng đau nhức kéo dài, không được cải thiện ngay cả khi đã sử dụng thuốc
  • Ngón tay bị sưng tấy, phù nề nghiêm trọng
  • Ngón tay, bàn tay bị tê bì, ngứa ran
  • Triệu chứng bệnh khiến ngón tay không thể cử động, gây khó khăn cho các sinh hoạt thường ngày
  • Ngón tay bị sưng đỏ nếu có vết thương hở, bàn tay bị nóng đỏ,….

Phòng ngừa ngón tay bị sưng đỏ đau nhức

Mặc dù không có biện pháp tối ưu nhất để hạn chế tuyệt đối nguy cơ gặp phải tình trạng ngón tay bị sưng đỏ đau nhức. Thế nhưng chúng ta đều có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh nếu thực hiện tốt các vấn đề sau:

  • Thường xuyên áp dụng các bài tập vận động khớp ngón tay. Điều này giúp tăng cường tính linh hoạt cho gân, cơ, dây chằng ở ngón tay, hạn chế nguy cơ bị chấn thương
  • Duy trì vóc dáng cân đối. Tránh tình trạng thừa cân, béo phì
  • Hạn chế lao động nặng, dành thời gian cho các khớp ngón tay được thư giãn, nghỉ ngơi
  • Xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học, thường xuyên bổ sung các thực phẩm có lợi cho xương khớp như: Magie, kali, canxi, vitamin, chất xơ,….
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để tầm soát sớm triệu chứng bệnh và có biện pháp khắc phục kịp thời

Trên đây là một số thông tin về hiện tượng ngón tay bị sưng đỏ đau nhức. Hy vọng đã đem đến độc giả thêm nhiều kiến thức hữu ích và bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *