Phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm được bác sĩ xây dựng cho mỗi bệnh nhân sau khi đã tiến hành các xét nghiệm và đưa ra chẩn đoán. Áp dụng phác đồ một cách hợp lý có thể giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng cũng như hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng xấu có thể xảy ra. Bạn đọc muốn tìm hiểu về vấn đề nói trên đừng bỏ qua bài viết tổng hợp sau đây!
Phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm
Phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm được chia thành phác đồ điều trị nội khoa, ngoại khoa và phác đồ điều trị bổ sung. Cụ thể như sau:
Phác đồ điều trị nội khoa
Sau khi thực hiện chẩn đoán thoát vị đĩa đệm thông qua các biện pháp xét nghiệm hình ảnh (X-quang, CT, MRI, myelogram) và xét nghiệm thần kinh (Điện cơ EMG, dẫn truyền thần kinh), các bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị. Với các trường hợp không quá nghiệm trọng, phác đồ điều trị thoát vị đã đệm nội khoa thường được sử dụng.
Trên thực tế, khoảng 90% số ca bệnh được điều trị nội khoa bằng thuốc mà không cần phẫu thuật. Người bệnh có thể cảm thấy cải thiện đáng kể sau từ sáu đến tám tuần dùng thuốc và đảm bảo sinh hoạt, vận động thường xuyên. Phác đồ điều trị nội khoa cụ thể như sau:
- Thuốc chống viêm non-steroid: Đây là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất. Chúng có khả năng giảm đau chung nhờ vào cơ chế ức chế hormone gây viêm đau có trong cơ thể. Người bệnh chú ý không nên uống quá 10 ngày liên tục vì có thể gây tác dụng phụ cho sức khỏe.
- Thuốc kháng viêm steroids: Với các cơn đau nhức nặng hơn, người bệnh nên sử dụng Methylprednisolone hoặc Dexamethasone – những thuốc kháng viêm có steroid.. Tác động của loại thuốc này thường mạnh hơn so với non steroid nhưng bệnh nhân cần dùng thuốc dưới sự giám sát của bác sĩ.
- Thuốc giảm đau thần kinh: Loại thuốc này cũng có thể được sử dụng trong phác đồ điều trị nội khoa của bệnh thoát vị đĩa đệm. Thuốc thuộc nhóm chống trầm cảm 3 vòng, ví dụ như Sertraline, Sulpiride, Gabapentin, người bệnh dùng với liều lượng đúng theo chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc giãn cơ: Trong phác đồ điều trị nội khoa đối với người bệnh thoát vị có triệu chứng đau nhức kéo dài, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giãn cơ. Ví dụ: Thiocolchicoside, Eperisone, Mephenesin, Baclofen. Thuốc tác động chính vào các sợi cơ đang co thắt lại do viêm đau, khiến chúng thả lỏng ra, nhờ vậy mà bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.
- Các thuốc bổ trợ khác: Sau khi đã kê đơn các thuốc điều trị triệu chứng thoát vị đĩa đệm, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng thêm một số thuốc bổ trợ nhằm tái tạo hệ thống thần kinh. Những loại thuốc này thường là vitamin B6, B1, B12, Cytidine dang viên uống, Galantamine đường uống,…
Phác đồ điều trị ngoại khoa
Phác đồ điều trị ngoại khoa thường được áp dụng với các trường hợp bệnh nghiêm trọng, đĩa đệm không còn khả năng phục hồi hoặc việc sử dụng thuốc uống, thuốc tiêm không mang đến hiệu quả. Tỷ lệ người bệnh phải can thiệp ngoại khoa thường chỉ chiếm khoảng 5 đến 10%. Phẫu thuật cũng là biện pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm như hội chứng chùm đuôi ngựa hay bại liệt.
Phác đồ điều trị ngoại khoa cho người bệnh thoát vị thường bao gồm các nội dụng sau đây:
- Chỉ định phẫu thuật: Thông qua các xét nghiệm kiểm tra cụ thể và kết quả điều trị nội khoa của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định phẫu thuật. Các trường hợp không thích hợp phẫu thuật cột sống là những người sức khỏe không đáp ứng đủ điều kiện hoặc có bệnh lý nền tim mạch, gan thận đang điều trị.
- Chuẩn bị phẫu thuật: Người bệnh được yêu cầu nhịn ăn uống trong khoảng 6 tiếng trước cuộc phẫu thuật. Các y tá cũng giúp bệnh nhân vệ sinh sạch sẽ trước khu vực thực hiện can thiệp ngoại khoa.
- Loại hình phẫu thuật: Tùy theo tình trạng cụ thể của mỗi người bệnh mà các bác sĩ sẽ lựa chọn loại hình phẫu thuật phù hợp nhất. Hiện nay, các bệnh viện nước ta đang áp dụng 3 loại hình chính là: Phẫu thuật mổ hở, phẫu thuật nội soi và phẫu thuật hút nhân đĩa đệm.
- Phục hồi hậu phẫu: Sau 4 tuần thực hiện can thiệp ngoại khoa, người bệnh được chuyển sang giai đoạn phục hồi chức năng. Trung tâm chuyên môn của bệnh viện sẽ xây dựng hệ thống bài tập hàng ngày tùy theo thể trạng của người bệnh. Trong thời gian này, người bệnh cũng được theo dõi biến chứng để phòng ngừa các nguy cơ xấu.
Phác đồ điều trị bổ sung
Phác đồ điều trị bổ sung thường được đi kèm với phác đồ điều trị nội khoa. Các biện pháp điều trị bổ sung có thể bao gồm:
- Xoa bóp, bấm huyệt: Đây là những phương pháp hỗ trợ điều trị được thực hiện khá phổ biến. Mục đích chính của xoa bóp, bấm huyệt là giúp giảm đau, tăng cường lưu thông khí huyết và giúp giảm căng cứng cho cơ bắp đang co thắt. Người bệnh được tiến hành xoa bóp, bấm huyệt tại trung tâm sức khỏe của bệnh viện.
- Vật lý trị liệu: Đây cũng là liệu pháp được áp dụng nhiều bên cạnh xoa bóp hay bấm huyệt. Người bệnh được yêu cầu thực hiện các bài tập vận động ở mức độ nhẹ cùng với thiết bị máy móc chuyên dụng. Vật lý trị liệu giúp giảm cơn đau, thúc đẩy lưu thông máu và tránh hiện tượng khô cứng khớp.
- Nắn chỉnh cột sống: Có một số người bệnh thoát vị được chỉ định thực hiện nắn chỉnh cột sống. Phương pháp này giúp cải thiện tình trạng đau nhức, phòng ngừa cong vẹo hoặc biến dạng cột sống, hạn chế tư thế xấu ở người bệnh.
Sau điều trị cần có kế hoạch chăm sóc để bệnh nhanh chóng phục hồi, tham khảo: Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm chi tiết
>> Xem thêm: Chữa thoát vị đĩa đệm ở Bắc Giang bệnh viện nào tốt?
Trên đây là những thông tin tổng hợp xoay xung quanh chủ đề “Phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm”, hy vọng đã mang đến nhiều góc nhìn mới cho bạn đọc. Người bệnh cần thực hiện điều trị theo đúng phác đồ được chỉ định để thúc đẩy nhanh chóng quá trình hồi phục đồng thời đảm bảo an toàn cho sức khỏe xương khớp. Bên cạnh đó, đừng quên bổ sung dinh dưỡng và tăng cường thể thao mỗi ngày.