Thoát vị đĩa đệm cổ c3 c4 c5 c6 c7 là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm cổ là căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng quá nhiều nhưng lại gây ra những cơn đau nhức, khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Nếu như hiểu đúng bệnh, nắm rõ được nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị thì có thể sẽ rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Để có thể hiểu rõ hơn về bệnh lý này thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé. 

Thoát vị đĩa đệm cổ là gì?

Theo như cấu trúc căn bản thì cột sống cổ sẽ được cấu tạo từ 7 đốt xương nối liền với nhau từ C1 cho đến C7. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể xảy ra ở bất kỳ đốt sống nào. Có thể hiểu thoát vị đĩa đệm cổ là tình trạng bao xơ đĩa đệm bị rách khiến cho nhân nhầy bị thoát ra khỏi vị trí ban đầu. Từ đó gây nên tình trạng chèn ép các dây thần kinh và lỗ tủy sống.

Căn bệnh này sẽ xuất hiện ở những người cao tuổi hoặc do thói quen sống không đúng cách. Nếu như không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ có thể gây nên nhiều biến chứng khó lường.

Thoát vị đĩa đệm cổ

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ c3 c4

Đốt c3 c4 nằm ở giữa trung tâm đầu não của cơ thể và chịu lực lớn khi mà bệnh nhân cúi, xoay và ngửa đầu. Do vậy 2 đốt sống này cũng là vị trí dễ bị lão hóa cũng như bị tổn thương nhiều nhất. Có thể hiểu rằng thoát vị đĩa đệm cổ c3 c4 là tình trạng đĩa đệm giữa 2 đốt sống bị rách bao xơ và lớp nhân nhầy bên trong thoát ra chèn lên các rễ thần kinh hoặc ống sống..

Thoát vị đĩa đệm cổ c5 c6 c7

Vị trí đốt sống c5 c6 c7 là nơi chịu áp lực nâng đỡ cũng như vận động của toàn bộ phần đầu. Do đó mà 3 đốt sống này cũng dễ bị tổn thương và lão hóa hơn bình thường. Khi mà trượt đĩa đệm ở 3 đốt này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đặc biệt là trong giai đoạn nhân nhầy bị rách và thoát ra khỏi vị trí ban đầu. Cũng tương tự như đốt c3 c4 thì khi nhân nhầy đĩa đệm tại đốt sống c5 c6 c7 khi thoát ra khỏi bao xơ sẽ chèn ép lên tủy sống.

Hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Việc làm đầu tiên trước khi đưa ra phác đồ điều trị thì bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định người bệnh làm một số chẩn đoán hình ảnh để xác định vị thoát vị đĩa đệm cổ. Hiện nay có 2 phương pháp chuẩn đoán hình ảnh  thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ được sử dụng phổ biến như sau

  • Cộng hưởng từ cột sống: Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại và có tính chính xác khá cao. Phương pháp này giúp bác sĩ có thể đánh giá được các phần bị che bởi xương, tủy sống và các mô mềm xung quanh. Từ đó có thể xác định được mức độ và thể thoát vị.
  • Diện chẩn thần kinh cơ: Phương pháp này thì bác sĩ sẽ sử dụng các xung điện để đo mức độ tổn thương của thần kinh. Điều này sẽ giúp xác định được nguyên nhân và loại bỏ một số bệnh lý thần kinh nội khoa khác.

Hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ 

Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cổ

Mới đầu thì dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thường dễ làm cho người bệnh nhầm lẫn với những căn bệnh thông thường khác. Nếu như bạn đang gặp phải các triệu chứng dưới đây thì hãy đến bệnh viện để thăm khám cũng như điều trị kịp thời:

  • Đau nhức: Đầy là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh lý này. Người bệnh sẽ thấy đau ở 1 đến 2 đốt sống ở vùng cổ sau đó sẽ lan xuống các khu vực lân cận như bả vai, cánh tay hoặc sau đầu.
  • Khó khăn trong vận động: những động tác như quay cổ, cúi đầu hay đưa tay ra sau lưng bạn cũng cảm thấy khó khăn và đau nhức. Không chỉ vậy mà khi đi bộ nhẹ nhàng người bệnh cũng cảm thấy chân bị căng cứng và tê.
  • Yếu cơ: Tình trạng yếu cơ sẽ xảy ra khi mà khối địa đệm chèn vào tủy sống và khiến cho người bệnh đi không vững và xiêu vẹo. Thậm chí nếu như bệnh ở giai đoạn nặng thì người bệnh có thể cảm thấy vùng bắp chân và đùi rung lên khi mà hoạt động gắng sức.
  • Tê ngứa tay chân: Cảm giác ngứa ran sẽ phụ thuộc vào mức độ cũng như vị trí bị chèn ép. Khi mà bị chèn ép vào tủy sống thì người bệnh sẽ có cảm giác tê ngứa từ cổ ra toàn thân sau đó lan dần tới tay chân. Trong trường hợp bị chèn ép vào dây thần kinh thì người bệnh chỉ thấy bị tê ở vùng cánh tay, bàn tay mà thôi.

Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cổ

Gối cho người thoát vị đĩa đệm cổ

Để ngăn ngừa bệnh tình trở nên xấu đi thì việc lựa chọn gối ngủ cho người thoát vị đĩa đệm cổ là rất quan trọng. Việc lựa chọn được chiếc gối phù hợp không những giúp giảm các cơn đau mà còn giúp bệnh nhân ngủ sâu hơn. Khi mua gối thì bạn cần quan tâm đến một số tiêu chí sau:

  • Chất liệu ruột gối: Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cổ nên lựa chọn loại gối làm từ 100% từ mút hoạt tính. Chất liệu này có tính đàn hồi nên rất tốt trong việc bảo vệ cột sống cổ của người bệnh. Đồng thời hạn chế được các cơn đau do thoát vị đốt sống cổ gây nên.
  • Chất liệu vỏ gối: Bệnh nhân nên chọn loại vỏ gối khi sử dụng cảm thấy êm ái và thoải mái. Tốt nhất bạn nên chọn các loại vỏ gối được sản xuất thì chất liệu bamboo fiber hoặc cao su non.
  • Kiểu dáng gối: Hãy sử dụng dáng gối có hình lượn sóng để giảm đau nhức và cố định được vùng cổ một cách tốt nhất. Ngoài ra nên lựa chọn gối có độ cao khoảng 10-15cm.

Gối cho người thoát vị đĩa đệm cổ 

Cách chữa trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Dưới đây sẽ là 3 phương pháp được áp dụng trong chữa trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là:

  • Sử dụng thuốc Tây: với phương pháp này bạn cần làm theo sự chỉ định của bác sĩ chứ không thể điều trị tại nhà được. Tỷ lệ thành công của phương pháp này cũng khá là cao. Tùy vào tình trạng mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ kê cho bạn loại thuốc phù hợp nhất. Trong trường hợp thuốc không đáp ứng được thì cần phải phẫu thuật thì tình trạng mới thuyên giảm.
  • Vật lý trị liệu: người bệnh có thể dùng nhiệt nóng hoặc lạnh để chườm lên khu vực bị thoát vị đốt sống cổ để làm giảm các cơn đau nhức. Ngoài ra hãy kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng để kích thích lượng máu lưu thông đến khu vực thoái vị.
  • Sử dụng thuốc Đông Y: cách làm này cũng được áp dụng khá nhiều. Tuy nhiên thì bạn phải tìm những thầy thuốc giỏi thì mới có thể bốc cho bạn bài thuốc tốt nhất. Tuy nhiên thì thuốc đông ý có hiệu quả chậm hơn vì vậy bạn phải thật kiên trì điều trị bệnh.
  • Phẫu thuật: phương pháp này được chỉ định khi những biện pháp trên không có kết quả điều trị bệnh. Các bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật bằng nội soi, bằng lối trước hoặc bằng lối trước nhưng kết hợp cùng với việc hàn xương/thay đĩa đệm nhân tạo tùy mức độ bệnh.

Thoát vị đĩa đệm cổ rất dễ xảy ra vì thế mỗi người cần biết được những triệu chứng nhận biết để phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều trị phù hợp. Đồng thời, biết được nguyên nhân nào gây bệnh để phòng ngừa được bệnh hiệu quả. Mong rằng những chia sẻ về thoát vị đĩa đệm cổ trên giúp ích cho người đọc.

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *