Xẹp phổi là bệnh gì? Nguyên nhân, hình ảnh và điều trị

Xẹp phổi nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, giãn phế quản thậm chí có nguy cơ gây tử vong. Do đó, người bệnh cần sớm nắm bắt nguyên nhân, triệu chứng để có phương pháp chữa trị phù hợp nhất.

Xẹp phổi là bệnh gì?

Bệnh xẹp phổi xảy ra khi phổi bị chèn ép hoặc tắc nghẽn dẫn đến giảm hoặc mất sự giãn nở mở nhu mô phổi, mất khả năng trao đổi khí. Thông thường hiện tượng này là biến chứng hô hấp sau phẫu thuật hoặc có thể do các vấn đề về hô hấp khác như tăng xơ nang, dịch trong phổi, chấn thương ngực, bệnh lý về phổi.

Không giống như tình trạng tràn khí màng phổi do không khí tràn vào giữa thành ngực và phổi. Xẹp phổi sẽ xuất hiện khi các túi phế nang trong phổi bị xì hơi. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà lượng mô phổi bị xẹp có thể thay đổi khác nhau. Xẹp phổi là căn bệnh khá nguy hiểm bởi nó có thể làm cho việc trao đổi oxy và CO2 trong phổi bị suy yếu đi gây nguy cơ tử vong.

Nguyên nhân xẹp phổi thường gặp

Các túi khí phế quản cũng giống như bong bóng xà phòng, những chiếc áo khoác bề mặt giữ cho chúng không bị xẹp nhưng khi gặp một áp lực đè lên sẽ dễ dẫn đến tình trạng xẹp phổi. Một số nguyên nhân chủ yếu sau đây gây ra tắc nghẽn đường dẫn khí tạo áp lực cho phổi:

  • Di vật đường thở: Những vật to bị hít vào đường mũi sẽ dễ dẫn đến tình trạng ngạt thở gây xẹp phổi.
  • Thu hẹp đường hô hấp: Các bệnh lý như lao phổi, bệnh đường hô hấp khác gây thu hẹp đường thở và xẹp phổi.
  • Chất nhầy: Các chất nhầy tích tụ nhiều tại đường hô hấp gây ra biến chứng xẹp phổi. Đặc biệt là sau khi phẫu thuật làm cho phổi giãn nở.
  • Khối u đường thở: Các bệnh ung thư hoặc khối u lành tính khi phát triển sẽ làm thu hẹp đường thở.
  • Cục máu đông: Trường hợp này chỉ có thể xảy ra khi phổi chảy máu ra.
  • Chấn thương ngực: Tình trạng ngã xe gây tổn thương phổi cũng có thể dẫn đến biến chứng xẹp phổi.
  • Bệnh lý đường hô hấp: Các bệnh viêm phổi, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, ung thư phổi… có thể gián tiếp gây ra tình trạng phổi bị xẹp.

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, mọi người cũng không được chủ quan với một số yếu tố nguy cơ gia tăng khả năng xẹp phổi. Cụ thể là: Độ tuổi quá nhỏ hoặc già, ngủ không đúng tư thế, phẫu thuật vùng bụng hoặc ngực, yếu cơ hô hấp, thở nông, gây mê toàn thân, tình trạng sức khỏe không tốt, tác dụng phụ của thuốc…

xẹp phổi

Triệu chứng xẹp phổi

Để nhận biết tình trạng xẹp phổi, người bệnh có thể dựa trên một số triệu chứng điển hình như:

  • Khó thở (thở nhanh và nông)
  • Ho có đờm dữ dội kéo dài
  • Sốt nhẹ
  • Đau tức ngực
  • Lượng oxy bão hòa thấp
  • Cơ thể tím tái
  • Tăng nhịp tim, huyết áp bất thường

>> Tìm hiểu những dấu hiệu của viêm phổi để không bị nhầm lẫn với xẹp phổi

Kỹ thuật chẩn đoán bệnh xẹp phổi hiện nay

Không thể chỉ dựa vào những triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm các xét nghiệm, chụp chiếu để xác định rõ nhất tình trạng bệnh.

  • Chụp X-quang: Đây là cách giúp chẩn đoán xẹp phổi hiệu quả nhất. Hình ảnh lá phổi sẽ được hiện trên phim chụp x-quang giúp xác định được các nguyên nhân xẹp phổi do vật thể lạ hoặc do tràn dịch màng phổi.
  • Chụp CT scan: Phương pháp này nhạy hơn so với chụp X-quang vì có thể đo được khối lượng một phần phổi. Điều này giúp xác định khối u gây ra xẹp phổi mà chụp x-quang thì không làm được.
  • Nội soi phế quản: Một ống mềm có gắn camera và thiết bị ánh sáng được đưa vào họng đến soi tại phần phổi bị tắc nghẽn trong đường dẫn khí để phát hiện ra vật thể lạ hay khối u.
  • Đo oxy bão hòa: Bác sĩ dùng thiết bị đo độ bão hòa oxy trong máu đặt lên những ngón tay giúp cho ra thông số bão hòa của oxy.

Phương pháp điều trị xẹp phổi hiệu quả

Y học phát triển, việc điều trị xẹp phổi cũng có nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng một trong số các cách sau.

Uống thuốc

Các loại thuốc được dùng trong trường hợp xẹp phổi có thể điều trị bằng phương pháp bảo tồn gồm có:

  • Thuốc Foradil, Ventolin, Proventil, Xopenex… là thuốc hít giãn phế quản công dụng giúp khai thông các ống phế quản trong phổi để người bệnh thở dễ dàng hơn.
  • Thuốc Acetylcystein: Làm dịu những cơn ho và hóa lỏng các loại chất nhầy tích tụ ở đường hô hấp.
  • Thuốc DNase dùng được cho trẻ mắc bệnh xơ mang giúp xóa nút chất nhầy.

xẹp phổi là gì

Liệu pháp trị liệu

Một số giải pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng trong thời gian điều trị đem lại hiệu quả cao cho hầu hết các trường hợp xẹp phổi.

  • Luyện khi nằm để phần đầu thấp hơn ngực giúp chất nhầy thoát ra ngoài tốt hơn.
  • Lấy tay vỗ ngực để làm lỏng chất nhầy (đặc biệt ở vị trí lõm)
  • Tập luyện các bài tập thở
  • Dùng bình thở oxy để giảm tình trạng khó thở.

Phẫu thuật hoặc thủ thuật đơn giản

Trong một số trường hợp bị tắc nghẽn đường thở nguy kịch bác sĩ sẽ chỉ định dùng thủ thuật hút hoặc phẫu thuật nội soi phế quản để loại bỏ dị vật và chất nhầy ở phổi.

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân tiếp tục được sử dụng áp lực dương tính để khống chế cơn ho và tăng nồng độ oxy trong máu duy trì đạt mức ổn định.

Phòng tránh các nguy cơ xẹp phổi tốt nhất

Người bệnh cần lưu ý đến thói quen ăn uống, sinh hoạt để kiểm soát diễn tiến của căn bệnh xẹp phổi. Cụ thể như sau:

  • Để xa đồ vật nhỏ khỏi tầm tay trẻ em.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ sau khi thực hiện các phẫu thuật đường hô hấp.
  • Cai nghiện thuốc lá, tránh xa rượu bia, chất kích thích.
  • Tuân thủ chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh.
  • Thường xuyên tập luyện các môn thể thao lành mạnh như yoga, gym, bơi lội…

>> Xem thêm: Phù phổi cấp là gì? Cách điều trị hiệu quả

Trên đây là thông tin về chứng bệnh xẹp phổi. Hy vọng cung cấp thêm thông tin phù hợp cho người bệnh. Bạn cần đặc biệt lưu ý vì tình trạng xẹp phổi có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu nào gần giống với bệnh xẹp phổi cần đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm.

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *