[Giải đáp] Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? Căn bệnh này gây đau nhức dữ dội và làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của người bệnh. Thế nên người bệnh thường được khuyên hạn chế vận động mạnh để tránh diễn tiến xấu của bệnh. Vậy còn việc tập luyện thể dục thể thao thì sao? Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh lý rất phổ biến về xương khớp thường gặp ở người cao tuổi. Sự đau nhức khó chịu của khi khớp gối bị thoái hóa làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày. Do đó nhiều người có xu hướng hạn chế vận động để tránh bị đau nhức. Vậy thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Trả lời vấn đề này, các bác sĩ chuyên khoa hệ Cơ xương khớp cho biết, người bị thoái hóa khớp gối nên tránh lao động nặng. Thế nhưng việc đi bộ là việc cần thiết và nên làm. Đi bộ là môn thể dục thể thao có cường độ nhẹ, phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh. Việc đi bộ đều đặn sẽ giúp kích thích quá trình sản sinh dịch nhầy khớp gối, tăng cường tính linh hoạt cho xương khớp. Nhờ vậy khả năng vận động của người bệnh được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, việc đi bộ khi bị thoái hóa khớp gối chỉ phù hợp với những người mắc bệnh mức độ nhẹ. Với các trường hợp thoái hóa mức độ nặng, khớp gối bị sưng đau và có dấu hiệu phù nề thì không nên áp dụng biện pháp này. Thay vào đó bạn nên áp dụng bộ môn bơi lội hoặc tập dưỡng sinh để tăng cường tính linh hoạt cho xương khớp mà không gây áp lực cho khớp gối.

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không

Lợi ích của đi bộ đối với người bị thoái hóa khớp gối

Đối với những người bị thoái hóa khớp gối mức độ nhẹ, việc đi bộ đúng cách sẽ đem lại những lợi ích tích cực như:

Giúp ổn định cấu trúc và chức năng khớp gối

Sụn khớp và xương dưới khớp gối bị xơ hóa, bào mòn sẽ làm mất tính ổn định cho ổ khớp. Điều này gây ra những âm thanh “lục khục”, “lạo xạo” khi vận động khiến cho quá trình bào mòn, lão hóa diễn ra nhanh hơn. Việc đi bộ sẽ giúp điều chỉnh cấu trúc khớp, kích thích quá trình sản sinh dịch bôi trơn ổ khớp, giúp hạn chế diễn tiến của bệnh.

Làm chậm tiến trình thoái hóa

Đi bộ thường xuyên và đúng cách sẽ giúp duy trì lượng dịch nhầy ổn định cho ổ khớp. Đem lại tác dụng tốt trong việc làm giảm ma sát cho sụn khớp và xương dưới sụn. Từ đó giúp hạn chế tình trạng thoái hóa khớp hiệu quả.

Phòng ngừa bệnh thừa cân, béo phì

Đi bộ điều độ, đúng cách sẽ giúp duy trì vóc dáng, thúc đẩy quá trình trao đổi chất rất tốt. Giúp người bệnh hạn chế nguy cơ bị thừa cân, béo phì với những biến chứng xấu cho sức khỏe.

Lợi ích của đi bộ đối với người bị thoái hóa khớp gối

Hướng dẫn đi bộ đúng cách cho người thoái hóa khớp gối

“Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?”. Câu trả lời là “nên”. Thế nhưng người bệnh phải đi bộ đúng cách mới đảm bảo được hiệu quả của bài tập và tránh gặp phải những chấn thương không mong muốn.

Theo đó, người bệnh cần đi bộ theo hướng dẫn sau:

  • Lựa chọn thời điểm đi bộ phù hợp: Bạn nên  đi bộ vào buổi tối hoặc buổi sáng. Đi bộ buổi sáng sẽ giúp tăng khả năng tập trung cho não bộ và làm giảm triệu chứng đau nhức. Còn đi bộ vào buổi tối sẽ giúp điều hòa khí huyết, phòng ngừa nguy cơ cứng khớp, tê bì chân tay sau khi thức dậy
  • Chuẩn bị kỹ càng trước khi đi bộ: Người bệnh cần chọn cho mình đôi giày có kích cỡ phù hợp, đi êm chân và có độ ma sát tốt. Bên cạnh đó trang phục khi đi bộ cũng phải đảm bảo sự rộng rãi với độ co giãn tốt
  • Về thời gian đi bộ và tốc độ đi bộ: Người bị thoái hóa khớp gối chỉ nên đi bộ tối đa 20 phút với tốc độ chậm. Không nên gắng sức hay dồn ép cơ thể phải tập luyện với cường độ cao làm phản tác dụng của bài tập

Hướng dẫn đi bộ đúng cách cho người thoái hóa khớp gối

Lưu ý khi đi bộ dành cho người bệnh thoái hóa khớp gối

Đi bộ được biết đến là môn thể thao đem lại nhiều lợi ích tốt cho người bị thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả của bài tập và phòng ngừa các rủi ro đáng tiếc bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện để được hướng dẫn đi bộ đúng cách, phù hợp với tình trạng sức khỏe
  • Trong những ngày đầu tập luyện, người bệnh nên đi bộ với quãng đường ngắn và đi với tốc độ chậm. Sau đó mới dần tăng cường thời gian và tốc độ tập luyện
  • Điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt, kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn
  • Nếu cơn đau có xu hướng trầm trọng hơn bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, chỉ định phương pháp điều trị phù hợp hơn

Như vậy bài viết đã giải đáp đến bạn đọc thắc mắc “thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?” và cách đi bộ hiệu quả, an toàn cho người bệnh. Hy vọng đã giúp mọi người tìm được giải pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối tốt nhất. Chúc sức khỏe!

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *