Lao cột sống là gì? Có lây, có chữa được không?

Lao cột sống là một dạng bệnh lý lao không nằm trong phổi, thường liên quan đến hệ vận động. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để giảm các nguy cơ biến chứng là phát hiện bệnh sớm và áp dụng phương pháp điều trị kịp thời. Để hiểu rõ hơn về chứng bệnh trên, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Lao cột sống là gì?

Lao cột sống là một dạng bệnh lý lao tại hệ xương khớp, chúng chiếm tới khoảng 1/5 trên tổng số ca mắc lao bên ngoài phổi như lao màng bụng, lao thận, lao màng não,…. Chỉ tình riêng tại Việt Nam, tỷ lệ người bệnh mắc lao khớp bao gồm khớp háng, gối, khớp cổ chân tay, cổ vai, khớp vai,… và lao cột sống chiếm đến 65%. Vậy theo bạn thì lao cột sống là bệnh gì?

Lao cột sống (hay có tên gọi khác là huỷ xương sống hoặc mục xương sống) là dạng bệnh lý hình thành bởi vi khuẩn lao không nằm ở phổi gây nên, chúng thường xuất hiện nhiều nhất tại hệ cơ xương khớp. Đối với nền y học thời trước thì đây quả là một thách thức lớn đối với bác sĩ tại Việt Nam. Thế nhưng với đội ngũ y bác sĩ và hệ thống trang thiết bị tiên tiến ngày nay thì việc phát hiện sớm và điều trị khỏi cho các trường hợp mắc lao cột sống đã là chuyện không khó.

Lao cột sống

Nguyên nhân bệnh lao cột sống

Bệnh lao cột sống có thể được hình thành bởi hai nguyên nhân là thứ phát hoặc nguyên phát. Tuy nhiên, tất cả đều được bắt nguồn do vi khuẩn lao gây ra. Chúng là loại vị khuẩn dạng ái khí, thích tồn tại ở những bộ phận có chứa nhiều oxy. Vi trùng lao sau khi đi qua hệ tiêu hoá hoặc phổi sẽ lợi dụng đường máu, hệ tuần hoàn hoặc các hạch bạch huyết để thâm nhập và tồn tại ở một, một số bộ phận của hệ xương khớp. Lúc này, xu hướng của vi khuẩn lao là muốn phá huỷ phần thân của các đốt sống bởi đây là vị trí rất giàu oxy và mạch máu.

Số ít vi khuẩn lao còn lại thường gây thương tổn tại vùng cung sau của đốt sống, chiếm tỷ lệ <5%. Bệnh lao ngoài phổi trên chủ yếu xuất hiện ở người có độ tuổi từ 21 đến 30 và 41 đến 50 tuổi. Các vị trí cột sống dễ nhiễm bệnh cụ thể như sau:

  • 4% người mắc bệnh lao ở tại vị trí đốt sống cổ.
  • Khoảng 96% còn lại là tỷ lệ bệnh nhân bị lao cột sống tại vùng thắt lưng và ngực. Đặc biệt là đa số gần 80% được chẩn đoán mắc lao ở phần đốt sống ngực, trong đó cụ thể là đốt thắt lưng số ba và đốt ngực số bảy.

Triệu chứng bệnh lao cột sống

Lao cột sống được đánh giá là bệnh lý mạn tính, với diễn biến âm thầm, chúng phá huỷ cấu trúc tủy và đốt sống một cách từ từ, chính vì vậy mà người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng rất chậm. Các dấu hiệu đánh giá nhiễm trùng của bệnh gần tương tự với bệnh lao ở phổi, cụ thể như cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn, sụt cân nghiêm trọng,…

Bên cạnh đó, người bệnh còn có các triệu chứng tại chỗ bao gồm:

Đau nhức

Vào thời gian đầu của bệnh, các cơn đau thường diễn ra một cách âm ỉ, đau tăng dần về chiều tối và ban đêm. Đau tập trung khu trú vào vị trí các đốt sống (thường là ở một hoặc hai đốt sống) đang bị thương tổn, bệnh nhân càng vận động thì đau càng nghiêm trọng. Đặc biệt hơn, với dạng lao tại vùng thắt lưng thì cơn đau càng trở nên nặng nề hơn. Dường như các cơn đau vùng thắt lưng tái phát còn dữ dội hơn cả các cơn đau thần kinh tọa hoặc do chèn ép rễ thần kinh. Điều này để lại ám ảnh vô cùng lớn cho những bệnh nhân bị lao vùng cột sống thắt lưng.

Triệu chứng bệnh lao cột sống

Teo cơ

Biểu hiện yếu cơ và teo cơ xuất hiện ở một hoặc cả hai chi dưới, chúng thường rất nhanh bởi dây thần kinh cẳng chân bị chèn ép nặng nề. Ngược lại, nếu người bệnh cảm thấy hai chân cùng đều bị teo cơ nhưng chúng hình thành chậm thì có khả năng bạn đang bị tổn thương và chèn ép tới vùng tuỷ sống.

Rối loạn biến dưỡng

Tình trạng móng, da, lông bị rối loạn biến dưỡng có thể hình thành do lao cột sống gây chèn ép lên tủy sống, làm thay đổi màu sắc, hình thái của các bộ phận trên.

Áp xe

Lao có khả năng gây bệnh áp xe cột sống cho người bệnh, khối áp xe có thể được phát hiện tại phần ổ bụng phía dưới. Sau một thời gian, khối được nuôi dưỡng phát triển sẽ lớn phồng lên, chui được qua dây chằng ở bẹn và xuống tới tận đùi. Có thể nói, áp xe ở vùng cổ, ức, trên xương đòn thường ít gặp hơn. Tuy nhiên, bệnh đều gây ra các biến chứng nguy hiểm như vỡ do khối áp xe quá to, rò mủ, chảy mủ. Đặc biệt, nếu người bệnh không được phát hiện và chẩn đoán kịp thời thì khả năng cao là sẽ bị rò rỉ mủ, phải điều trị bằng thuốc kháng lao.

Liệt vận động

Liệt chủ yếu nhất là ở tại hai chi dưới, là hậu quả của chứng lao cột sống vùng ngực thấp. Liệt vận động hai chi dưới hoặc cả tứ chi là một biến chứng gần như nặng nhất, có nguy cơ cao dẫn tới tử vong.

Lao cột sống có lây không?

Nếu bệnh lao cột sống có căn nguyên là do vi khuẩn giống như lao phổi thì chắc chắn rằng chúng đều có thể lây truyền được từ người sang người. Sự xâm nhập của chủng vi khuẩn gây lao sẽ đi chuyển từ phổi, hệ tiêu hoá qua máu tuần hoàn tới tất cả các bộ phận của xương, đồng thời phá huỷ toàn bộ phần xương khớp mà chúng đang trú ngụ.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu và đánh giá từ các chuyên gia hàng đầu cho biết, nguy cơ lây bệnh của người bị lao cột sống thường ít hơn rất nhiều so với căn bệnh lao phổi. Ngoài ra, những đối tượng đa có tiền sử bị mắc lao phổi hoặc thường xuyên tiếp xúc với người bị lao phổi sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh lao cột sống cao hơn.

Lao cột sống có lây không

Lao cột sống có chữa được không?

Nhìn chung, tỷ lệ người mắc bệnh lao cột sống đã giảm nhiều hơn so với trước đây bới chất lượng cuộc sống và ý thức chăm sóc bản thân ngày càng được nâng cao. Tuy vậy, có nhiều trường hợp có chuyển biến phức tạp hơn sau quá trình chữa trị do việc uống thuốc kháng lao không tác dụng. Lúc này, các bác sĩ chỉ có thể chỉ định người bệnh phải phẫu thuật ngoại khoa nhằm loại bỏ sạch sẽ mô bã đậu, mủ, các xương chết tại ổ lao.

Chẩn đoán lao cột sống

Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn chẩn đoán chính xác bệnh lao cột sống:

  • X-quang: Hình ảnh từ việc chụp bằng tia X giúp bác sĩ xác định được vị trí tổn thương do lao, nhất là tại vùng đĩa đệm. Bởi trong giai đoạn này, các đãi đệm có xu hượng bị xẹp lại rất nhiều, giai đoạn phát hiện muộn thì các đốt sống dường như còn dính sát vào nhau, vùng dưới đĩa đệm và thân trên đốt sống cũng bị mủn thành các hang lao. Hình ảnh cho thấy người bệnh bị ngà xương, không xuất hiện phản ứng dày xương, gặp ít ở vùng cung sau đốt sống. Còn nếu bạn bị phá huỷ cung sau xương, nguy cơ cao là bạn bị ung thư.
  • Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ MRI và cắt lớp vi tính CT scanner: Đây là hai phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng hiện đại, giúp phát hiện bệnh và đánh giá mức độ phá huỷ đốt sống một cách sớm và chính xác.
  • Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh tiến hành thêm các xét nghiệm chuyên sâu như phản ứng Mantoux, tốc độ lắng máu, PCR,…

Chẩn đoán lao cột sống

Điều trị lao cột sống

Việc chẩn đoán và điều trị sớm bệnh lao cột sống có vai trò vô cùng quan trọng bởi nếu phát hiện kịp thời, người bệnh có khả năng cao sẽ được điều trị bảo tồn. Dùng thuốc kháng lao sẽ không cần bạn phải nhập viện, không cần nẹp, mà vẫn hoạt động và sinh hoạt như bình thường. Thuốc cần chú ý tuân thủ theo chỉ định từ bác sĩ, tuyệt đối không tự ngưng thuốc, bỏ thuốc. Và để hạn chế các trường hợp bệnh lao kháng thuốc hoặc lao cột sống tái phát, bạn cần tuân thủ theo nguyên tắc 3Đ là “Đúng – Đều – Đủ”.

Phẫu thuật can thiệp chiếm khoảng 12% ca bệnh, chỉ được thực hiện nhằm loại bỏ áp xe, ghép xương, dọn dẹp ổ lao,… Quá trình phẫu thuật có thể sử dụng tới các thiết bị hỗ trợ kèm theo như kẹp, vít cố định và bệnh nhân có thể ngồi dậy đi lại sau khoảng vài ngày.

Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên đã phần nào giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý lao cột sống. Ngoài ra, hãy chủ động đến khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường của bệnh.

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *