Bị thoái hóa cột sống khi mang thai phải làm sao?

Thoái hóa cột sống khi mang thai gây ra không ít rắc rối đối với sức khỏe của người mẹ. Trong một số trường hợp, tình trạng đau nhức còn kéo dài đến tận lúc sau sinh, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt thường ngày. Đâu là nguyên nhân của vấn đề này? Phải làm sao để giải quyết hiệu quả nhất? Bạn đọc hãy cùng đi tìm lời giải đáp với bài viết nhé!

Bị thoái hóa cột sống có nên mang thai?

Thoái hóa cột sống là tình trạng cấu trúc cột sống chịu hao mòn theo thời gian nên trở nên yếu hơn và chức năng suy giảm hẳn. Bệnh có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến đốt sống, đĩa đệm, khớp xương và dây chằng. Các triệu chứng cơ bản của bệnh là đau nhức vùng lưng, tê mỏi chân tay, khả năng vận động kém, yếu sức ở tay chân.

Nhiều người thường cho rằng tuổi càng cao thì nguy cơ mắc thoái hóa cột sống càng gia tăng. Tuy nhiên, nhiều báo cáo y tế trong những năm trở lại đây cho thấy rằng bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, xuất hiện khá nhiều ở giới trẻ, đặc biệt là nữ giới. Chính vì vậy, có không ít ý kiến thắc mắc rằng liệu bị thoái hóa cột sống có nên mang thai hay không?

Theo các bác sĩ, phụ nữ có các dấu hiệu của thoái hóa đốt sống vẫn có thể mang thai như bình thường nhưng cần đặc biệt chú ý đến chế độ nghỉ ngơi chăm sóc. Nguyên nhân là vì khi mang thai, phần hông và thắt lưng của người phụ nữ phải chịu đựng rất nhiều áp lực. Nếu bản thân vốn đang bị thoái hóa ở thắt lưng hoặc các vị trí khác, vấn đề này có thể khiến bệnh phát triển nặng và nhanh hơn. Tốt nhất là chị em nên tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của chuyên gia và lựa chọn phương án thích hợp nhất.

Bị thoái hóa cột sống có nên mang thai

Nguyên nhân thoái hóa cột sống khi mang thai

Thoái hóa cột sống khi mang thai có thể do các nguyên nhân sau:

Cân nặng gia tăng

Đa phần chị em mang thai phải đối mặt với vấn đề cân nặng gia tăng một cách nhanh chóng. Đây thường là kết quả của việc cơ thể phải thu nạp thêm nhiều dinh dưỡng hơn để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và bé. Thế nhưng, điều này cũng kéo theo nhiều hệ lụy đối với cột sống của người mẹ.

Lý do là vì khi cân nặng tăng thêm, trọng lực mà khối cơ bắp của cơ thể đè nén lên cột sống cũng đi lên. Tình trạng này kéo dài trong nhiều tháng, dẫn đến hiện tượng cấu trúc cột sống thoái hóa và tổn thương.

Theo các chuyên gia, có đến hơn 80% phụ nữ phải chịu đựng cơn đau nhức vùng thắt lưng trong thời gian thời kỳ liên quan đến cân nặng thay đổi một cách đột ngột.

Sự phát triển của thai nhi

Cùng với vấn đề cân nặng, sự phát triển của thai nhi cũng là một trong các yếu tố phổ biến dẫn đến tình trạng thoái hóa cột sống ở người mẹ, đặc biệt là với khu vực lưng dưới.

Em bé trong bụng ngày càng lớn dần theo thời gian, kéo theo đó là áp lực đè nén lên vùng chậu và cột sống thắt lưng cũng tăng cao. Bên cạnh đó, người mẹ cũng không thể vận động thể chất thường xuyên như lúc trước để đảm bảo an toàn cho thai nhi, dẫn đến việc cột sống không thể giải tỏa được áp lực mà nó phải chịu đựng.

Nguyên nhân thoái hóa cột sống khi mang thai

Hormone nội tiết thay đổi

Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ phải đối mặt với nhiều thay đổi, một trong số đó là vấn đề liên quan đến hormone nội tiết relaxin. Loại hormone này khiến các cơ vùng chậu giãn ra nhiều hơn, giúp quá trình sinh nở về sau thuận lợi hơn.

Nhưng trong một số trường hợp, relaxin còn ảnh hưởng đến các cơ cột sống và cấu trúc của cột sống, khiến người mẹ phải chịu đựng những cơn đau nhức khó chịu ở lưng dưới suốt một khoảng thời gian dài.

Tiền sử bệnh trước đó

Nếu cơn đau của người bệnh kéo dài cả trong thời gian mang thai và sau khi sinh nở thì rất có khả năng nguyên nhân là do tiền sử bệnh thoái hóa từ trước đó. Vấn đề này có thể xuất phát từ thói quen sống ít vận động, làm việc chân tay thường xuyên, đặc thù công việc văn phòng phải ngồi nhiều,…

Dù lý do dẫn đến tình trạng thoái hóa cột sống khi mang thai là gì, điều quan trọng nhất là người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Chữa trị càng sớm càng giúp tăng tỷ lệ hồi phục cũng như ngăn chặn hiệu quả các nguy cơ biến chứng về sau.

Thoái hóa cột sống khi mang thai phải làm sao?

Theo các bác sĩ, người bị thoái hóa cột sống khi mang thai có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

Chườm nóng

Liệu pháp chườm nóng luôn là lựa chọn hàng đầu để đối phó với những cơn đau nhức đột ngột ở vùng lưng. Nó có khả năng tăng cường lưu thông máu đến khu vực tổn thương, thư giãn các cơ co cứng, nhờ vậy mà các cảm giác khó chịu thuyên giảm đáng kể.

Để gia tăng hiệu quả, người bệnh có thể kết hợp thêm một số loại dược liệu quen thuộc khác như ngải cứu, muối hột, dây đau xương, lá lốt,…

>> Hướng dẫn: Chăm sóc bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng tại nhà đúng cách

Thoái hóa cột sống khi mang thai phải làm sao

Sử dụng thuốc giảm đau

Nhiều chị em khi mang thai thường hạn chế sử dụng thuốc Tây y vì lo ngại những tác dụng phụ đối với em bé. Tuy nhiên, trong trường hợp cơn đau nhức kéo dài quá khó chịu thì bệnh nhân có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn acetaminophen.

Acetaminophen có tác dụng giảm đau nhanh nhờ vào cơ chế tác động đến hormone gây viêm. Bên cạnh đó, liều lượng hoạt chất chống viêm trong loại thuốc này cũng không cao, vì vậy nó an toàn khi sử dụng ở bà bầu. Để đảm bảo thì bệnh nhân vẫn nên trao đổi trước với bác sĩ chuyên khoa.

Luyện tập yoga

Yoga là một trong những bộ môn thể thao sở hữu nhiều tác dụng tuyệt vời đối với bà bầu bị thoái hóa cột sống. Các động tác trong yoga giúp thư giãn tối đa cho cột sống, giảm thiểu tình trạng đau nhức và cải thiện tính linh hoạt cho xương khớp. Bên cạnh đó, cường độ áp lực mà yoga tạo ra không lớn, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích về tình trạng thoái hóa cột sống khi mang thai. Để phòng tránh tốt nhất bệnh lý này, chị em nên tăng cường luyện tập thể thao, hạn chế ngồi một chỗ quá lâu không vận động và tăng cường dinh dưỡng đầy đủ trong bữa ăn hàng ngày.

>> Xem ngay: 5 loại sữa dành cho người thoái hóa cột sống

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *