Trượt đốt sống lưng là gì? Có nguy hiểm không?

Trượt đốt sống lưng là một dạng bệnh lý cột sống tương đối nghiêm trọng. Tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng, song nó lại có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân, cách phòng chống và chữa trị sớm là những biện pháp hàng đầu giúp bảo vệ bản thân khỏi bệnh lý này. Bài viết dưới đây xin cung cấp các thông tin liên quan đến bệnh trượt đốt sống lưng.

Trượt đốt sống lưng là gì?

Trượt đống sống lưng là khái niệm dùng để chỉ tình trạng 2 đốt sống lưng liền nhau lệch khỏi vị trí. Chúng có thể trượt ra trước hoặc trượt ra sau, gây ra các cơn đau nhức dữ dội vùng thắt lưng. Do đó, người bệnh đi đứng rất khó khăn. Thậm chí trong một vài trường hợp, cơn đau còn lan xuống 2 chân do các rễ thần kinh bị chèn ép, tổn thương.

Có rất nhiều cách phân loại bệnh trượt đốt sống lưng. Trong đó, phổ biến nhất là cách phân loại theo nguyên nhân gây bệnh của Wiltse-Newman. Theo đó, căn bệnh này sẽ được chia thành sáu nhóm, bao gồm: Trượt đốt sống bẩm sinh, trượt đốt sống do thoái hóa, do bệnh lý, chấn thương, do khuyết eo và trượt đốt sống sau phẫu thuật.

Ngoài ra, bệnh lý này còn có thể được phân chia theo các mức độ nghiêm trọng. Dựa trên hình ảnh phim chụp X-quang, mức độ trượt đốt sống sẽ được chia làm 5 mức.

  • Mức nhẹ nhất là mức 1, khi độ trượt chỉ từ 0 đến 25%.
  • Các mức độ tiếp theo sẽ tăng lên. Trong đó, mỗi cấp độ liên tiếp chênh lệch nhau 25% độ lệch.
  • Ở mức độ cao nhất, mức 5, đốt sống bị lệch hoàn toàn, đốt trên tách rời khỏi bề mặt của đốt sống dưới.

Trượt đốt sống lưng

Trượt đốt sống lưng có nguy hiểm không?

Trượt đốt sống lưng là một bệnh lý khá nguy hiểm, nếu không được chữa trị kịp thời. Thêm vào đó, người bệnh cũng rất khó phát hiện ra bệnh sớm. Bởi ở giai đoạn đầu, các triệu chứng tương đối mờ nhạt, dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý cột sống thông thường khác. Vì vậy, người bệnh dễ sinh tâm lý chủ quan. Khi các triệu chứng rõ ràng hơn, thì bệnh đã tiến triển đến mức độ nặng.

Cụ thể, ở giai đoạn đau thắt lưng, các biểu hiện của bệnh tương đối giống so với chứng thoát vị đĩa đệm. Người bệnh cảm thấy đau nhiều ở lưng, đặc biệt là khi đi, đứng hoặc phải cúi, ngửa lâu. Dần dần, cơn đau sẽ lan xuống 2 chi dưới, kèm theo cảm giác tê bì. Tuy nhiên, nếu nằm nghỉ thì cảm giác này sẽ đỡ hẳn.

Ở mức độ nặng hơn, dáng đi và tư thế của người bệnh sẽ bị biến dạng và thay đổi. Do sự co cứng các cơ vùng thắt lưng và cơ mặt trong đùi, người bệnh thường sẽ hơi khom lưng về phía trước. Thậm chí còn kèm theo hiện tượng cong vẹo cột sống sang hai bên. Càng về sau, tần suất xuất hiện những cơn đau càng dày đặc.

Tuy nhiên, khác với bệnh thoát vị đĩa đệm, các cơn đau này sẽ ít xuất hiện hơn, hoặc cảm giác đau giảm đi nhiều khi người bệnh ưỡn lưng hoặc đạp xe đạp. Trong trường hợp trượt đốt sống đặc biệt nặng, nếu sờ vào vùng lưng có thể phát hiện ra vết lõm, do các đốt sống đã trượt gần như hoàn toàn khỏi bề mặt.

Với đa số các trường hợp trượt đốt sống lưng dưới 50% (tức dưới cấp độ 2), người bệnh sẽ gặp phải các vấn đề quá nghiêm trọng về sức khỏe. Thậm chí, có những trường hợp không hề xuất hiện cơn đau và không cần đến can thiệp điều trị. Tuy nhiên, nếu mức độ trượt cao hơn con số này thì có thể dẫn đến gù lưng. Người bệnh khó xoay người hơn, cơ mông teo dần và dáng đi biến dạng, tập tễnh như trẻ sơ sinh.

Trượt đốt sống lưng có nguy hiểm không

Bị trượt đốt sống lưng phải làm sao?

Khi phát hiện trượt đốt sống lưng, người bệnh cần tiến hành điều trị sớm để tránh các gặp phải các biến chứng teo cơ hay liệt chi. Tùy theo từng mức độ nghiêm trọng và tình hình cụ thể của người bệnh, các bác sĩ sẽ cho biết bạn thích hợp với phương pháp nào.

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa luôn là phương pháp điều trị đầu tiên được ưu tiên trong giai đoạn đầu. Trên thực tế, đa số người bệnh trượt đốt sống sẽ thấy các triệu chứng được cải thiện đáng kể khi sử dụng phương pháp điều trị này. Đồng thời, cách làm này cũng giúp bảo tồn cột sống cho bệnh nhân, hạn chế được các biến chứng xảy ra so với việc phẫu thuật.

Các biện pháp điều trị nội khoa này bao gồm: Uống thuốc giảm đau, chống viêm; nghỉ ngơi điều độ hợp lý; sử dụng dụng cụ nẹp cột sống; thực hiện vật lý trị liệu; giảm cân và phục hồi chức năng.

Can thiệp phẫu thuật ngoại khoa

Khi các biện pháp điều trị bảo tồn không đem lại hiệu quả trong thời gian dài (từ 6 tháng-1 năm) thì can thiệp phẫu thuật ngoại khoa là điều cần thiết. Phương pháp này cũng được chỉ định khi tình trạng trượt đốt sống lưng đã ở mức rất nặng, hoặc người bệnh đang trong tình trạng cần mổ cấp cứu.

Mục đích của việc phẫu thuật là giải phóng sự chèn ép các rễ thần kinh. Đồng thời, giúp định hình lại cột sống bằng các thiết bị và làm liền xương sau phẫu thuật.

Tuy nhiên, việc phẫu thuật cũng có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Ví dụ như nhiễm trùng hậu phẫu, phẫu thuật thất bại do ốc bắt không chắc, khả năng hàn xương thấp do người bệnh bị loãng xương,…

Bị trượt đốt sống lưng phải làm sao

Duy trì chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh

Các phương pháp điều trị nội khoa và ngoại khoa tuy có thể giúp người bệnh thuyên giảm các triệu chứng nhanh chóng. Song, để chúng phát huy hiệu quả cao nhất thì người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt lành mạnh.

  • Cụ thể, một chế độ ăn uống hợp lý phải có sự cân bằng giữa các thành phần dinh dưỡng, sử dụng thực phẩm tươi sạch nhiều hơn các loại gia vị, phụ gia và thực phẩm chế biến sẵn.
  • Còn về chế độ thể dục thể thao, bạn nên tập trung vào các bài tập nhẹ nhàng, không đòi hỏi động tác vặn mình quá mức, tránh tác động trực tiếp lên cột sống.
  • Bên cạnh đó, việc nghỉ ngơi điều độ cũng là yếu tố rất quan trọng để duy trì sự dẻo dai của cơ thể.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh lý trượt đốt sống lưng. Hi vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm những kiến thức hữu ích để bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người xung quanh. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!

Xem thêm:

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *