Bé bị viêm phế quản có được ăn tôm không? Chuyên gia giải đáp

Việc chăm sóc trẻ bị viêm phế quản là một trong điều rất quan trọng. Trong đó, chế độ ăn là nỗi lo lắng của nhiều cha mẹ có con bị viêm phế quản. Bé bị viêm phế quản có được ăn tôm không là thắc mắc được nhiều phụ huynh quan tâm. Bài viết hôm nay, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp vấn đề này và hướng dẫn chế độ ăn cho trẻ.

Bé bị viêm phế quản có được ăn tôm không?

Bé bị viêm phế quản có được ăn tôm

Tôm là một thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng như canxi, omega 3, protein, vitamin B12 và nhiều dưỡng chất khác tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người có con nhỏ bị viêm phế quản lo lắng không biết trẻ bị viêm phế quản có ăn được tôm không?

Câu trả lời từ các chuyên gia chính là bé bị viêm phế quản không nên ăn tôm. Vì tôm có thể khiến tình trạng ho của trẻ trở nên nặng hơn bởi tôm có vị tanh. Khi ăn nhiều tôm sẽ gây kích thích phản ứng ho và viêm, điều này sẽ càng khiến tình trạng viêm phế quản của bé lâu khỏi hơn.

Bên cạnh đó, tôm có thể chứa nhiều ký sinh trùng nhỏ, khi không nấu chín hoặc bảo quản không tốt sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho trẻ. Đã có nhiều trường hợp sau khi cho con ăn tôm thì bị đau bụng, tiêu chảy.

Đặc biệt, cần lưu ý những bé bị dị ứng với hải sản thì càng không nên cho ăn tôm, kể cả sức khỏe bình thường hay bị viêm phế quản. Nhiều cha mẹ không biết cứ cho trẻ ăn tôm, sau đó trẻ có xuất hiện tình trạng dị ứng, nổi mẩn ngứa, thậm chí phải cấp cứu.

Một số trường hợp vẫn có thể cho trẻ ăn tôm được, những cần lưu ý bóc vỏ và càng tôm. Vì đây là nguyên nhân chính khiến trẻ dễ bị kích thích phản ứng ho, khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Tốt nhất, cha mẹ nên đợi bé khỏi hẳn bệnh viêm phế quản thì mới cho ăn tôm.

Cách chế biến tôm cho bé bị viêm phế quản

Dưới đây là một số món ăn chế biến từ tôm khá an toàn mà trẻ bị viêm phế quản có thể ăn được. Nếu cha mẹ muốn bổ sung tôm cho bé thì có thể tham khảo 2 món ăn dưới đây:

Tôm sú hấp nước dừa

Tôm sú hấp nước dừa

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Tôm 500 gam
  • 1 trái dừa xiêm
  • 2 củ hành tím

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tôm, cắt bỏ râu, càng và bóc sạch vỏ.
  • Chặt dừa chắt lấy nước, sau đó lấy phần cùi dừa.
  • Xếp tôm lên phần dừa, đổ nước dừa vào rồi đun sôi lên.
  • Sau đó đập dập hành tím bỏ vào nồi, nêm nếm gia vị vừa đủ.

Tôm sốt cà chua

Tôm sốt cà chua

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 200 gam tôm sú
  • Một ít lát gừng mỏng
  • 2 nhánh hành lá
  • 1 bát nước sốt cà chua

Cách chế biến:

  • Rửa sạch tôm, bóc vỏ và cắt hết râu tôm.
  • Cho dầu vào chảo nóng thì cho tôm vào chiên cho đến khi chín tới.
  • Sau đó cho thêm gừng vào phi thơm, rồi đổ nước sốt cà chua vào đảo đều.
  • Cuối cùng cho hành lá đã cắt nhỏ vào, đảo đều là có thể sử dụng.

Lưu ý khi cho bé ăn tôm

Tôm là một thực phẩm tốt nhưng nếu bé bị viêm phế quản thì cha mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn. Vì ăn quá nhiều sẽ không có tác dụng tốt cho sức khỏe mà còn gây hại đến tình trạng bệnh.

  • Với trẻ 7 – 12 tháng: Chỉ được ăn khoảng 20 – 30g tôm một lần, mỗi tuần ăn 1-2 lần.
  • Với trẻ 1-3 tuổi: Chỉ được ăn khoảng 30 – 40g tôm một lần, mỗi tuần chỉ nên ăn 2-3 bữa.
  • Trẻ từ 3 tuổi trở lên: Mỗi lần có thể ăn khoảng 100g.

Những thực phẩm tốt cho bé bị viêm phế quản

Những thực phẩm tốt cho bé bị viêm phế quản

Thay vì cho trẻ ăn tôm, các phụ huynh nên cho trẻ ăn những thực phẩm dưới đây:

  • Trái cây tươi: Hoa quả là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, cung cấp nhiều loại vitamin như vitamin A, C, E,… giúp tăng cường sức đề kháng để chống viêm tốt hơn.
  • Ăn rau xanh: Rau xanh không chỉ cung cấp chất xơ mà còn bổ sung flavonoid, chất antioxidant, carotenoid. Đây là những chất chống viêm, kháng khuẩn tốt giúp cơ thể đẩy lùi bệnh nhiễm trùng.
  • Sữa chua: Trong sữa chua có nhiều canxi, vitamin D và protein rất tốt cho sức khỏe của bé, tăng cường hệ miễn dịch, làm mát cơ thể.
  • Nên cho trẻ ăn đồ ăn mềm, lỏng, xoay nhuyễn như canh, cháo, súp để dễ tiêu hóa và hấp thu tốt nhất.

Xem thêm:

Như vậy, chuyên gia của chúng tôi đã giải đáp chi tiết về vấn đề bé bị viêm phế quản có được ăn tôm không. Tất cả những kiến thức ở bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không có tác dụng thay thế lời khuyên của bác sĩ.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *