Gai gót chân là gì? Biểu hiện, phương pháp điều trị

Gai gót chân sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của mỗi người. Vậy gai gót chân là bệnh gì? Điều trị bệnh như thế nào? Có cách nào để phòng ngừa không? Nội dung bài viết sẽ giúp bạn đọc giải mã những vấn đề này.

Gai gót chân là gì?

Gai gót chân là hiện tượng xảy ra khi có sự lắng đọng canxi ở các vị trí bị chấn thương trên xương gót chân. Đây là quá trình thoái hóa của vùng xương mặt dưới xương gót chân. Từ đó hình thành nên các gai nhọn hoặc xương nhọn mọc ra ở quanh rìa khớp.

Hiện nay vẫn chưa xác định rõ được nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên sẽ có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến như:

  • Phụ nữ thường xuyên đi giày cao gót nhưng có ít lót đệm
  • Người bị béo phì gây áp lực lớn lên gan bàn chân
  • Gan bàn chân bị căng đột ngột trong quá trình vận động
  • Người gặp phải tình trạng căng gân Achilles

Gai gót chân

Biểu hiện gai gót chân

Các biểu hiện thường gặp của bệnh gai gót chân

  • Xuất hiện cảm giác đau nhức nhối, nhói buốt ở gan bàn chân, nhất là sau khi vận động đột ngột hoặc kéo dài. Tuy vậy triệu chứng sẽ thuyên giảm khi được nghỉ ngơi nên dễ bị người bệnh chủ quan bỏ qua
  • Đau gót chân khi thực hiện cử động mạnh đột ngột. Cơn đau tăng mạnh hơn khi di chuyển trên bề mặt cứng hoặc mang vác vật nặng
  • Dùng tay ấn vào gót chân cảm thấy buốt hoặc đau nhói, nhất là khi đứng bằng gót chân

Phương pháp điều trị gai gót chân

Về mặt lý thuyết, bệnh gai gót chân không quá nguy hiểm nhưng lại rất dễ tái phát và gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt thường ngày. Chính vì vậy việc chẩn đoán, điều trị bệnh nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Một số phương pháp được áp dụng trong điều trị bệnh gai gót chân gồm:

  • Dùng thuốc Tây

Bác sĩ sẽ tư vấn hướng dẫn người bệnh sử dụng một số loại thuốc giảm đau NSAIDs. Phổ biến nhất là: Meloxicam, Celecoxib hoặc Aspirin,… Nếu người bệnh không đáp ứng được với thuốc thì sẽ được chỉ định tiêm thuốc Corticoid tại chỗ.

Nhìn chung, thuốc Tây có thể đem lại tác dụng nhanh, giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng đau nhức. Người bệnh có thể vận động dễ dàng sau một thời gian ngắn sử dụng thuốc. Tuy nhiên các loại thuốc này tiềm ẩn khá nhiều tác dụng ngoài ý muốn, ví dụ như: Rối loạn tiêu hóa, suy giảm chức năng gan, đau nhức đầu, rối loạn chu kỳ kinh,…. Thế nên việc dùng thuốc Tây chữa bệnh gai gót chân chỉ nên áp dụng khi thực sự cần thiết.

Phương pháp điều trị gai gót chân

  • Vật lý trị liệu

Sóng ngắn, chiếu tia hồng ngoại, siêu âm điều trị, bài tập vật lý trị liệu,… là các liệu pháp đem lại tác dụng tốt trong việc giảm đau. Giúp phục hồi khả năng vận động của người bệnh một cách an toàn, hiệu quả và không gây ra tác dụng phụ như việc sử dụng thuốc Tây. Người bệnh nên kiên trì thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất.

  • Phẫu thuật chữa gai gót chân

Với những người gặp phải cơn đau kéo dài, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của người bệnh. Hoặc các trường hợp không đáp ứng điều trị bằng thuốc và vật lý trị liệu sẽ được chỉ định phẫu thuật.

Phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ mô tế bào bị viêm nhiễm và khâu lại các điểm bán gân gót. Hoặc cũng có thể tiến hành giải ép cân gan bàn chân. Sau phẫu thuật, chức năng vận động của người bệnh sẽ được khôi phục. Tuy vậy không phải mọi ca phẫu thuật đều đem lại thành công như mong đợi.

Phẫu thuật chữa gai gót chân

Biện pháp phòng ngừa gai gót chân

Tuy không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng bệnh gai gót chân lại gây ra cảm giác rất khó chịu và phiền toái đến cuộc sống thường ngày. Vì vậy mọi người nên chủ động trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để phòng ngừa, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh.

Dưới đây là một số biện pháp phòng bệnh hiệu quả mọi người có thể áp dụng:

  • Lựa chọn những đôi giày có kích cỡ vừa vặn với bàn chân, dùng những chiếc giày có đế vừa phải, không quá cứng cũng không quá mềm. Đảm bảo đôi bàn chân phải có được cảm giác thoải mái khi di chuyển
  • Không nên chơi đùa hoặc vận động các động tác nhảy từ trên cao xuống mặt đất
  • Chọn những đôi giày thể thao phù hợp khi tập luyện thể dục thể thao. Khởi động kỹ các khớp bàn chân trước khi tham gia hoạt động thể dục, thể thao. Sau khi chơi thể thao xong bạn nên massage cho gan bàn chân để làm giảm áp lực cho dây chằng, dây thần kinh
  • Hạn chế đi chân đất hoặc đứng hay ngồi xổm ở một tư thế
  • Người bị thừa cân béo phì cần tập luyện thể dục đều đặn, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để làm giảm áp lực cho đôi bàn chân

Nội dung bài viết là một số thông tin chia sẻ về bệnh gai gót chân và cách điều trị, phòng ngừa bệnh hiệu quả. Hy vọng đã giúp mọi người biết cách chăm sóc đôi chân tốt hơn. Chúc sức khỏe!

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *