Trật khớp vai là gì? Có nguy hiểm không?

Trật khớp vai khá phổ biến và dễ mắc phải. Việc ngăn chặn, phòng ngừa căn bệnh này là vô cùng vần thiết. tuy nhiên không phải ai cũng nắm được vấn đề này. Hãy để bài viết dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn. 

Trật khớp vai là gì?

Tình trạng xương chỏm ở cánh tay bị trật khỏi vai, dẫn tới tình trạng biến dạng các khớp được gọi là trật khớp vai.

Khi gặp phải tình trạng này người bệnh cảm thấy đau nhức, khó vận động kèm theo các cơn đau có tính chất lan rộng. Với người bị trật khớp vai tái đi tái lại nhiều lần có thể gây ra tổn thương nhiều vị trí như dây chằng, chân tay tê bì, vận động của các chi bị ảnh hưởng nhất định.

Trật khớp vai

Các dạng trật khớp vai

Dù có cùng tên gọi là trật khớp vai nhưng ở mỗi người bệnh vị trí này có thể xê dịch và có biểu hiện khác biệt. Chính vì vậy trật khớp vai được chia làm ba loại chính dựa trên tình trạng, vị trí đau cụ thể ở từng người bệnh. Các dạng trật khớp vai bao gồm:

  • Trật khớp vai trước: Là dạng phổ biến nhất, chiếm đến hơn 90% người bệnh bị bệnh trật khớp vai bị tại vị trí vai trước. Khi này chỏm xương ở vai có tình trạng lật ra phía trước, đi vào trong hoặc đi xuống dưới ổ chảo của xương vai. Người bị trật khớp vai trước có thể gặp biến dạng chỏm xương ở dạng bán trật (ngoài mỏ quạ), dưới, trong mỏ quạ và dưới xương đòn.
  • Trật khớp vai dưới ổ chảo: Khi này người bệnh sẽ thấy cánh tay bị ngược lên trên. Tuy nhiên trường hợp này khá ít gặp.
  • Trật khớp vai ra sau: Thực tế trường hợp này rất hiếm gặp do có xương bả vai chắn ngang phía trước. Thường người bệnh gặp phải tình trạng nay do khi ngã xuống đã chống tay ở tư thế khéo vai hoặc do người bị điện giật, động kinh.

Triệu chứng trật khớp vai

Việc nắm được các triệu chứng trật khớp vai giúp người bệnh có thể dễ dàng nhận biết, thăm khám bệnh ở giai đoạn đầu. Các thống kê cho thấy người bị trật khớp vai thường gặp những triệu chứng nhất định như:

Khớp vai gặp các cơn đau, nhức và mỏi khiến người bệnh cảm thấy khó khăn khi vận động, thậm chí người bệnh còn không thể cử động được khớp vai. Đôi khi người bệnh xuất hiện các cơn đau nhói, vận động bị hạn chế hoàn toàn và dễ gặp chấn thương.

Khu vực quanh vùng cánh tay và vai có hiện tượng sưng tấy, phù nề và bầm tím. Khớp vai bị biến dạng, người bệnh kèm theo cảm giác tê bì vùng cánh tay, cổ tay.

Triệu chứng trật khớp vai 

Nguyên nhân trật khớp vai

Là bệnh lý xương khớp phổ biến và gây ra nhiều đau đớn, mệt mỏi cho người bệnh nhưng thực tế trật khớp vai không gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Tuy nhiên khi để bệnh diễn biến lâu ngày có thể gây ảnh hưởng đến chức năng khớp vai, khớp tay của người bệnh. Vì vậy nhận biết, phòng ngừa các nguyên nhân gây bệnh là điều hoàn toàn cần thiết.

Dựa trên việc thăm khám, nghiên cứu, các nguyên nhân gây bệnh đã được chỉ ra đó là:

  • Chấn thương do nhiều nguyên nhân như: tai nạn giao thông, chơi thể thao, vận động mạnh quá sức, sai tư thế. Cụ thể:
  • Người bị tai nạn khi lao động do khuân vác, bê đồ quá nặng, quá sức đối với cánh tay hay bê vác lên phần vai gáy khiến vùng vai bị tổn thương.
  • Người bị tai nạn giao thông: Chấn thương khi gặp va đập mạnh trong tai nạn giao thông.
  • Chấn thương do chơi thể thao: Chơi thể thao sai tư thế, quá sức cũng là nguyên nhân khiến vùng cánh tay, khớp vai bị tổn thương nặng nề, dễ gặp phải tình trạng đau nhức, trật khớp vai.
  • Tai nạn do sinh hoạt hàng ngày: Do người bệnh khi sinh hoạt thường ngày bị ngã, theo phản xạ đã chống tay hay vùng vai bị va đập vào sàn, cầu thang…gây ảnh hưởng trực tiếp tới vùng vai.

Trật khớp vai có nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên trật khớp vai không lập tức gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh nhưng lại gây ra những ảnh hưởng nhất định tới cuộc sống, tinh thần của người bệnh. Các cơn đau nhức khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, tinh thần không thoải mái. Bên cạnh đó sự khó khăn trong cử động khiến người bệnh hạn chế trong sinh hoạt.

Theo thời gian nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó nặng nề nhất là người bệnh bị mất chức năng khớp, khó có khả năng phục hồi chức năng khớp. Người bệnh gần như không thể tham gia vào các hoạt động như bê vác, chơi thể thao hay các vận động cần dùng tới sức lực của cánh tay, khớp vai.

Trật khớp vai có nguy hiểm không

Cách điều trị trật khớp vai

Cách điều trị khớp vai hiện nay khá đơn giản và mang tới hiệu quả nhất định. Các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Nắn khớp vai: Đây là phương pháp phổ biến và đơn giản nhất với người mới bị ở giai đoạn đầu. Các bác sĩ sẽ sử dụng một số thao tác để chỉnh, nắn lại phần khớp vai. Đưa khớp vai về đúng vị trí ban đầu. Nếu người bệnh bị đau sẽ được chỉ định dùng thêm thuốc giảm đau trong thời gian cụ thể.
  • Phẫu thuật: Với người bị tổn thương khớp vai nhiều lần, dây chằng và khớp bị suy yếu về chức năng. Tuy nhiên đây là biện pháp cuối cùng được sử dụng khi các liệu pháp điều trị khác không còn mang tới hiệu quả.
  • Cố định khớp vai: Người bệnh sẽ được chỉ định cố định khớp vai bằng đai để hạn chế những cử động, tổn thương lên phần vai.
  • Vật lý trị liệu: Sau khi cố định hoặc nẹp vai bác sĩ sẽ cho bạn tập những bài tập vật lý trị liệu phù hợp để khôi phục chức năng xương khớp. Các bài tập này được lựa chọn dựa trên tình trạng bệnh, thể trạng và sức khỏe của mỗi người bệnh.
  • Dùng thuốc giảm đau: Khi tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng thuốc giảm đau tạm thời để hạn chế ảnh hưởng của các cơn đau.

Những thông tin cần thiết xoay quanh căn bệnh trật khớp vai đã được giới thiệu tới bạn đọc qua nội dung bài viết. Hi vọng bạn đã biết cách phòng ngừa căn bệnh này cũng như dựa trên các triệu chứng để sớm phát hiện ra bệnh, thăm khám và điều trị kịp thời.

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *