Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt là phương pháp giúp cải thiện nhanh các cơn ngứa, khó chịu do bệnh tổ đỉa gây nên, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Ngoài tác dụng giảm triệu chứng, dùng lá lốt chữa tổ đỉa có hết không? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết!
Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt có tốt không?
Theo đông y, lá lốt có vị cay, tính ấm giúp tán hàn, giảm đau hiệu quả. Vì vậy, lá lốt được ứng dụng nhiều trong điều trị các bệnh lý ngoài da, bệnh về tiêu hóa và xương khớp.
Thành phần hóa học trong lá lốt đa dạng. Các thành phần gồm Beta-caryophylen, Ancaloit, Benzyl Axetat… là những chất có công dụng ức chế viêm, sát khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng. Bên cạnh đó, lá lốt còn chứa nhiều vitamin giúp tăng sức đề kháng, tái tạo da non, làm lành vết thương hiệu quả.
Riêng đối với điều trị bệnh lý ngoài da như bệnh tổ đỉa, lá lốt có tác dụng ngăn ngừa các phản ứng gây viêm trên da, giảm các triệu chứng như phồng rộp, mụn nước, khô da, đỏ da, khả năng làm lành vết thương tốt.
Như vậy, lá lốt rất tốt với người bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, với những người tổ đỉa gây tổn thương nặng nề khiến da có dấu hiệu bội nhiễm, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng lá lốt để điều trị.
Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt
Có nhiều cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt mang lại hiệu quả cao. Trong đó, 4 cách dưới đây bạn có thể tham khảo và thực hiện ngay tại nhà:
Cách 1: Sử dụng lá lốt đắp trực tiếp lên da
Lá lốt có thể sử dụng đắp trực tiếp lên các vùng tổn thương do tổ đỉa để giảm ngứa hiệu quả. Lúc này, thành phần dược liệu trong loại thảo dược này thẩm thấu trực tiếp qua biểu bì da và phát huy công dụng nhanh.
Cách thực hiện: Lựa chọn lá lốt tươi, sạch, không sâu, rửa sạch và ngâm loãng 15 phút để tiêu diệt vi khuẩn bám trên lá. Tiếp theo, thái nhỏ lá lốt và cho vào cối giã nát cùng ít muối trắng. Đắp lá lên vùng da đã được vệ sinh sạch sẽ trong khoảng 60 phút, rửa sạch lại vùng da với nước ấm sau khi đắp.
Cách 2: Uống nước lá lốt chữa bệnh tổ đỉa
Lá lốt có chứa nhiều vitamin giúp tái tạo da và làm lành vết thương tốt. Vì thế việc sử dụng nước ép lá lốt giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Sử dụng 50g lá lốt tươi, sạch, không sâu đem rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng trong 15 phút.
- Vớt lá ra và để ráo nước, cho vào máy xay để xay nhuyễn cùng một ít muối.
- Cho 500ml nước sôi vào hỗn hợp lá lốt xay nhuyễn, khuấy đều để lắng sau 15 phút. Sử dụng phần nước uống 1 lần/ngày. Người bệnh nên kiên trì uống trong ít nhất 10 ngày để đạt kết quả tốt nhất.
Cách 3: Dùng lá lốt để vệ sinh vùng da tổ đỉa
Dùng lá lốt để ngâm rửa mang lại tác dụng tốt như thuốc đắp. Giúp người bệnh giảm các triệu chứng ngứa, khó chịu do các bệnh về da gây nên.
Cách thực hiện: Dùng 50g lá lốt tươi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng. Đun sôi 2 lít nước sau đó cho lá lốt vào đun tiếp trong 15 phút thì tắt bếp. Đợi nước nguội bớt, dùng để ngâm và rửa vùng da bị tổ đỉa. Phần bã có thể tận dụng trà nhẹ lên vùng da tổn thương để tăng hiệu quả điều trị. Sau khi ngâm rửa khoảng 20 phút, tiến hành rửa sạch lại với nước rồi lau khô.
Cách 4: Lá lốt dùng để ăn
Lá lốt là một thực phẩm giàu dưỡng chất, giúp cung cấp năng lượng tốt, tăng sức đề kháng, hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh tổ đỉa. Bạn có thể làm nhiều món ăn từ lá lốt như lá lốt xào thịt xay, trứng rán lá lốt.
Cách thực hiện lá lốt xào thịt xay:
Chuẩn bị: 200g lá lốt, 500g thịt lợn xay, tỏi, gừng, muối, nước mắm.
Cách thực hiện: Lá lốt rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng. Tỏi băm nhuyễn, gừng thái lát mỏng. Bạn cho chảo lên bếp, đổ dầu ăn rồi cho tỏi vào phi thơm, cho thịt xay vào xào đến khi thịt săn lại. Cho tiếp gừng và lá lốt vào xào thêm khoảng 2 phút, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
Cách thực hiện món trứng rán lá lốt
Chuẩn bị: 100g lá lốt, 3 quả trứng gà, gia vị vừa đủ.
Cách thực hiện: Rửa sạch lá lốt, ngâm với nước muối pha loãng rồi thái nhỏ. Đập trứng vào bát, cho lá lốt vào, thêm gia vị rồi đánh đều. Phi thơm hành tím trong chảo, đổ hỗn hợp trứng lá lốt vào rán chín và cho ra đĩa thưởng thức.
Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt có hết không?
Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt là một mẹo dân gian được lưu truyền rộng rãi và nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, hiệu quả mà phương pháp này mang lại chậm vì thế người bệnh cần phải kiên trì thực hiện thời gian dài để dược liệu phát huy tác dụng tốt.
Thêm vào đó, phương pháp chữa bệnh này chỉ mang lại hiệu quả tốt với những người mới phát bệnh và chưa gây tổn thương nặng nề đến vùng da. Với những người đã bị sưng mủ, tổn thương lan rộng, chảy dịch thì không nên thực hiện. Cần thăm khám chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn về tình trạng bệnh và phương pháp điều trị phù hợp.
Người bệnh tổ đỉa cần lưu ý lá lốt chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng, không có tác dụng thay thế các phương pháp chữa bệnh khác vì thế muốn hết bệnh người bệnh cần điều trị theo liệu trình, phương pháp khoa học phù hợp.
Lưu ý khi chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt
Chữa bệnh bằng lá lốt là phương pháp thực hiện đơn giản, tiết kiệm, có thể thực hiện tại nhà nên được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên khi thực hiện các phương pháp chữa bệnh, người bệnh cần lưu ý:
- Chỉ sử dụng lá lốt điều trị khi da không quá tổn thương để tránh nguy cơ bội nhiễm.
- Những người có cơ địa mẫn cảm dùng lá lốt có thể gây các triệu chứng về sưng đỏ. Vì thế trước khi đắp bạn nên thử trên vùng da nhỏ để xem có dấu hiệu bất thường nào không mới sử dụng điều trị bệnh.
- Không nên lạm dụng lá lốt, không sử dụng với người bị đau dạ dày, cơ địa nóng, táo bón, nhiệt miệng.
- Khi bị tổ đỉa cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng như khói bụi, nước bẩn, mỹ phẩm. Giữ vệ sinh vùng da bị tổn thương khô thoáng, sạch sẽ.
- Khám và chữa bệnh theo lời khuyên của bác sĩ để có được hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
Nhìn chung chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt là một phương pháp an toàn, giảm triệu chứng bệnh tốt. Tuy nhiên người bệnh cần kiên trì kết hợp với các phương pháp điều trị khác để giúp tình trạng bệnh nhanh ổn định nhất!