Tiểu rắt là gì? Phải làm sao để hết đi tiểu rắt

Tiểu rắt là một căn bệnh liên quan đến đường tiết niệu mà hầu như ai cũng gặp phải ít nhất một lần trong đời. Ngoài sự khó chịu, người bệnh nếu không chữa trị đúng cách sẽ để lại biến chứng xấu. Bài viết dưới đây là những kiến thức cơ bản về bệnh tiểu rắt cũng như cách chữa trị.

Tiểu rắt là gì?

Tiểu rắt là hiện tượng đi tiểu nhiều lần trong ngày vượt quá con số 4 – 8 lần trên 1 ngày, mỗi lần đi tiểu thường rất ít, đôi khi không kịp vào nhà vệ sinh sẽ bị són tiểu. Tình trạng này thường gặp ở cả nam và nữ, ở mọi độ tuổi.

tiểu rắt là gì

Nguyên nhân gây tiểu rắt

Tiểu rắt bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, thông thường là do các bệnh lý tồn tại trong cơ thể gây nên như:

  • Bệnh tiểu đường: Khi cơ thể tìm cách đào thải glucose sẽ gây nên tình trạng đi tiểu thường xuyên.
  • Bệnh lậu.
  • Bệnh viêm bàng quang như bàng quang kích thích, viêm bàng quang kẽ, ung thư bàng quang.
  • Do hẹp niệu đạo.
  • Do các bệnh về tuyến tiền liệt như viêm tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt.
  • Bệnh suy tuyến thượng thận, sỏi thận.
  • Các tổn thương thần kinh như tai biến mạch máu não.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như người bệnh bị trầm cảm, mất ngủ hoặc đang sử dụng thuốc lợi tiểu cũng gây nên hiện tượng tiểu rắt.

Triệu chứng của tiểu rắt

Khi bị tiểu rắt người bệnh sẽ cảm thấy những triệu chứng rõ rệt sau:

  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày lên tới 10-20 lần một ngày, mỗi lần buồn tiểu không thể nhịn được.
  • Vùng bụng dưới đau buốt.
  • Tiểu ít, tiểu són, tiểu ra máu, nước tiểu có lẫn cục máu đông.
  • Đau lưng, đau hông.
  • Người mệt mỏi, có hiện tượng sút cân.

Tiểu rắt ở phụ nữ

Ở phụ nữ có cấu tạo cơ quan sinh dục khá phức tạp khó vệ sinh tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, nếu không cẩn thận rất dễ xảy ra viêm nhiễm. Phụ nữ mang thai cũng là đối tượng dễ mắc chứng tiểu rắt bởi vì khi mang thai tử cung chèn ép bàng quang gây ra hiện tượng tức tiểu, đi tiểu thường xuyên. Phụ nữ mắc chứng tiểu rắt ngoài những triệu chứng chung kể trên còn có thêm triệu chứng khác như đau khi giao hợp, chảy mủ, chảy máu có mùi hôi. Nếu tình trạng này không được chữa trị dứt điểm sẽ gây ra những hậu quả như viêm nhiễm, vô sinh,…

Tiểu rắt ở nam giới

Ở nam giới tiểu rắt thường do các bệnh ở tuyến tiền liệt gây nên, ngoài ra còn là hệ quả của lối sinh hoạt không lành mạnh, sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích. Tiểu rắt khiến cho nam giới cảm thấy khó chịu, nóng rát khi đi tiểu, mất cảm giác khi quan hệ, thậm chí dẫn tới tình trạng rối loạn cương dương, xuất tinh sớm nếu không chữa trị kịp thời.

Tiểu rắt ở trẻ em

Tiểu rắt ở trẻ em phần lớn là do vi khuẩn xâm nhập, một số căn bệnh như viêm phổi, viêm phế quản cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đó. Trẻ mắc bệnh thường khó chịu, hay cáu gắt thậm chí gào khóc khi đi tiểu, lâu dần cơ thể mệt mỏi, kém ăn, sút cân.

Tiểu rắt làm sao hết?

Bệnh tiểu rắt tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây khó chịu, cản trở đến công việc, cuộc sống. Đặc biệt nếu không được điều trị đúng cách rất dễ gây ra biến chứng ở đường tiết niệu, đường sinh dục. Chính bởi vậy khi có dấu hiệu mắc bệnh chúng ta nên tìm hiểu nguyên nhân, cách chữa trị. Hiện nay có rất nhiều cách điều trị như sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, nặng hơn thì kết hợp uống thuốc và vật lý trị liệu,…

tiểu rắt phải làm sao

Một số bài thuốc chữa tiểu rắt

Có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh tiểu rắt bao gồm cả Tây y và Đông y, mỗi loại có những ưu, nhược điểm khác nhau. Nhưng nhìn chung các bài thuốc từ Đông y sẽ an toàn, ít gây ra các phản ứng phụ cho cơ thể. Dưới đây là những bài thuốc đơn giản, hiệu quả từ các loại cây dân gian má đề, râu ngô, kim tiền thảo, cỏ mần trầu, rau má, phượng vĩ thảo,…

  • Bài thuốc thứ nhất:

Nguyên liệu: Râu ngô, kim tiền thảo, lá mần trầu, cây mã đề, bột thân tre.

Cách thực hiện: Các nguyên liệu rửa sạch rồi cho vào nồi đun cùng 1 lít nước, đun khoảng 15 phút thì chắt lấy nước, duy trì uống mỗi ngày 4 -5 lần.

  • Bài thuốc thứ hai:

Nguyên liệu: Cây phượng vĩ thảo, nước vo gạo.

Cách thực hiện: Phượng vĩ thảo rửa sạch rồi sắc cùng nước vo gạo để uống, nên uống đều đặn ngày 2 lần sáng và tối trong khoảng 1 tuần đến 10 ngày.

Bị tiểu rắt phải làm sao?

Khi nhận thấy mình bị bệnh người bệnh thường có tâm lý mua thuốc để uống ngay, nhưng thực chất có rất nhiều mẹo hay giúp cải thiện tình trạng tiểu rắt trước khi nghĩ đến việc uống thuốc như:

  • Uống đủ 2 lít nước 1 ngày
  • Đi tiểu ngay khi buồn, tuyệt đối không nhịn tiểu.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin C
  • Uống các loại trà chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên như trà râu ngô, trà rau má,…
  • Uống bột sắn dây.
  • Hạn chế các thực phẩm chua, cay, nóng
  • Sau khi quan hệ tình dục nên đi tiểu luôn và vệ sinh sạch sẽ vùng kín.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về tiểu rắt. Hi vọng với những hiểu biết này có thể giúp người bệnh chọn lựa được cho mình một phương pháp, bài thuốc thích hợp cải thiện tình trạng bệnh.

Bệnh lý liên quan: Tiểu buốt là bệnh gì?

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *