Tràn dịch màng phổi có lây không? Có chữa được không?

Tràn dịch màng phổi là căn bệnh có diễn tiến phức tạp và ngày càng trở nên phổ biến ở nước ta. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng gây ra sự bất an, lo lắng cho tất cả mọi người. Vậy tràn dịch màng phổi là gì? Căn bệnh này có lây không? Mức độ nguy hiểm như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây để biết cách nhận diện, điều trị bệnh hiệu quả.

Tràn dịch màng phổi là gì?

Tràn dịch màng phổi là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ tình trạng dịch, máu hoặc dịch và máu tích tụ ở bên trong các khoang màng phổi. Đây là hiện tượng dịch trong khoang màng phổi vượt quá ngưỡng sinh lý bình thường. Từ đó gây cản trở quá trình lưu thông không khí, gây khó khăn cho việc hô hấp của người bệnh.

Tràn dịch màng phổi thường mắc phải do một hoặc nhiều căn bệnh khác gây ra. Mọi đối tượng đều có thể mắc phải căn bệnh này, trong đó người già, người có bệnh lý nền về tim mạch, suy thận, viêm phổi và người bị bị suy giảm hệ miễn dịch có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

Dựa vào tác nhân gây bệnh, y học chia hiện tượng tràn dịch màng phổi thành 2 loại chính là:

  • Tràn dịch màng phổi dịch thấm: Chủ yếu do suy thận, suy tim hoặc suy dinh dưỡng gây ra
  • Tràn dịch màng phổi dịch tiết: Thường mắc phải do nhiễm khuẩn, lao phổi hoặc ung thư,….

Tràn dịch màng phổi

>> Tham khảo thêm một số thông tin về viêm phổi tránh nhầm lẫn với tràn dịch màng phổi

Nguyên nhân tràn dịch màng phổi

Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, hiện tượng tràn dịch màng phổi thường xảy ra theo sự liên quan đến các bệnh lý của các cơ quan trên cơ thể. Cụ thể gồm:

  • Tràn dịch phổi do dịch thấm tăng cao: Dịch thấm vào khoang màng phổi với lưu lượng nhiều và liên tục khiến cơ thể không kịp đào thải. Từ đó dẫn đến tình trạng ứ đọng dịch ở màng phổi. Các bệnh lý thường gặp dẫn đến tình trạng này là bệnh suy thận, suy tim, suy dinh dưỡng hoặc do xơ gan cổ trướng,…
  • Dịch tiết màng phổi tăng cao: Viêm phổi, lao màng phổi, ung thư, phổi bị nhiễm khuẩn,…là các bệnh lý thường gặp khiến dịch tiết trong khoang màng phổi tăng cao dẫn đến tràn dịch màng phổi. Ngoài ra, nguyên nhân này cũng có thể mắc phải do các bệnh hệ thống như: Ung thư hạch bạch huyết hay Lupus ban đỏ,…
  • Nồng độ protein trong máu thấp hơn bình thường: Tình trạng này khiến cho chất lỏng bên trong phổi bị thấm ra ngoài thành mạch máu. Từ đó khiến dịch trong khoang màng phổi bị tăng lên quá ngưỡng cho phép
  • Do chấn thương: Lồng ngực bị chấn thương hoặc xương sườn bị gãy khiến phổi bị tổn thương, các cơ quan lân cận bị áp xe và vỡ tràn dịch vào màng phổi

Ngoài các nguyên nhân nêu trên, bệnh viêm màng phổi còn có thể mắc phải do biến chứng của việc dẫn lưu màng phổi, nội soi hay chọc dò phế quản.

Triệu chứng tràn dịch màng phổi

Các dấu hiệu giúp nhận biết tình trạng tràn dịch màng phổi gồm có:

  • Ho: Ban đầu có thể là các cơn ho khan, sau đó cơn ho tăng dần, có đờm, đặc biệt là khi vận động mạnh
  • Người bệnh bị khó thở, đau tức ngực, cơn đau nghiêm trọng hơn khi hắt hơi, ở bên phổi bị tràn dịch gây ra cảm giác đau âm ỉ, khi nằm nghiêng hoặc hít thở sâu thì cơn đau tăng nặng hơn
  • Xuất hiện triệu chứng sốt: Ở giai đoạn khởi phát bệnh sẽ gây ra triệu chứng sốt nhẹ. Đến khi chuyển biến nặng hoặc phổi bị viêm, nhiễm trùng thì người bệnh sẽ bị sốt cao từ 39 – 30 độ C
  • Người bệnh có cảm giác sụt cân, cơ thể mệt mỏi, chán ăn,…

Triệu chứng tràn dịch màng phổi

Tràn dịch màng phổi có lây không?

Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng tràn dịch màng phổi có lây hay không còn tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh.

Nếu tràn dịch màng phổi do ung thư phổi thì không có khả năng lây lan. Còn trong trường hợp căn bệnh này mắc phải do tác nhân là lao phổi thì có nguy cơ lây lan rất cao. Cơ chế lây bệnh thường qua hoạt động giao tiếp, tiếp xúc với dịch từ nước bọt, ho, hắt hơi hoặc do sử dụng chung bát đĩa của người bệnh. Vì vậy khi phát hiện tình trạng tràn dịch màng phổi do lao phổi thì người bệnh cần được điều trị cách ly một cách triệt để, tránh lây nhiễm bệnh cho người thân và cộng đồng.

Tràn dịch màng phổi có nguy hiểm không?

Tràn dịch màng phổi gây cản trở trực tiếp đến quá trình hô hấp của người bệnh. Dẫn đến việc cơ thể không được cung cấp đủ oxy để đi nuôi tế bào. Người bệnh luôn trong trạng thái tức ngực, khó thở, cơ thể mệt mỏi.

Xét về tính nguy hiểm của bệnh tràn dịch màng phổi thì sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó quan trọng nhất là tác nhân gây bệnh. Nếu bị tràn dịch màng phổi do ung thư phổi thì rất khó điều trị và tiên lượng tử vong cao nếu điều trị ở giai đoạn muộn.

Còn các trường hợp tràn dịch màng phổi do nhiễm trùng kéo dài thì việc điều trị rất khó khăn và có thể để lại nhiều di chứng như: Vôi hóa màng phổi, viêm mủ màng phổi, viêm dày màng phổi,….

Dù tác nhân gây bệnh là gì thì tràn dịch màng phổi đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hô hấp của người bệnh. Nếu không được điều trị sớm sẽ chèn ép màng phổi, cơ thể bị thiếu oxy và dẫn đến tử vong. Do đó mọi người không được chủ quan.

Tràn dịch màng phổi có nguy hiểm không

Tràn dịch màng phổi có chữa được không?

Mặc dù được biết đến là bệnh lý nguy hiểm và đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Nhưng nếu được can thiệp điều trị sớm thì bệnh tràn dịch màng phổi có thể kiểm soát tốt và chữa khỏi được. Thế nên người bệnh cần thăm khám y tế sớm nhất có thể khi phát hiện triệu chứng bệnh.

Bên cạnh đó mọi người cũng nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần để tầm soát sớm nguy cơ gây bệnh và có biện pháp khắc phục hiệu quả.

Cách chữa tràn dịch màng phổi

Hiện nay bệnh tràn dịch màng phổi đang được điều trị bằng một số phương pháp sau:

Điều trị nội khoa

  • Nếu xác định tràn dịch màng phổi do nhiễm khuẩn thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh
  • Nếu bệnh mắc phải do lao thì sẽ can thiệp bằng thuốc kháng lao
  • Nếu do ung thư phổi thì bệnh nhân sẽ được điều trị bằng hóa chất, xạ trị,…

Điều trị bằng phương pháp chọc hút dịch màng phổi

Trong những trường hợp viêm màng phổi gây ứ dịch nghiêm trọng bác sĩ sẽ chỉ định kỹ thuật chọc hút dịch màng phổi. Phương pháp được thực hiện với mục đích loại bỏ bớt lượng dịch trong khoang phổi để người bệnh hô hấp dễ hơn.

Điều trị bằng phương pháp chọc hút dịch màng phổi

Dẫn lưu màng phổi

Được áp dụng với những trường hợp viêm màng phổi bị tràn mủ, tràn dịch kèm theo tràn khí màng phổi hay tràn máu màng phổi. Bác sĩ sẽ đặt một dụng cụ y khoa chuyên biệt hình ống được gọi là ống dẫn lưu vào khoang màng phổi. Ống dẫn này được kết nối với hệ thống ống hút áp lực âm để dẫn lưu dịch mủ, dịch máu ra ngoài.

Các phương pháp điều trị hỗ trợ khác

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bệnh nhân sẽ được tư vấn, chỉ định điều trị bằng một số phương pháp hỗ trợ khác như:

  • Hướng dẫn người bệnh nghỉ ngơi tại chỗ, sử dụng các thực phẩm nhẹ, tiêu hóa đảm bảo đủ dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho sức khỏe
  • Điều trị chống suy hô hấp: Thở oxy bằng ống thông mũi, chọc tháo dịch
  • Sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt (Paracetamol)
  • Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu tăng cường hô hấp theo hướng dẫn của bác sĩ

>> Xem thêm: Nám phổi là bệnh gì? Có lây không?

Trên đây là một số thông tin về bệnh tràn dịch màng phổi và cách điều trị hiệu quả. Hy vọng đã đem đến mọi người thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Chúc bạn đọc nhiều niềm vui!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *