Nám phổi là bệnh gì? Có lây, có nguy hiểm không?

Nám phổi là bệnh lý thường được phát hiện thông qua kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh X-quang. Đây là thuật ngữ không mới trong y khoa nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này. Đặc biệt là mức độ nguy hiểm cũng như khả năng lây lan của tình trạng nám phổi như thế nào thì không phải ai cũng biết. Vậy nám phổi là bệnh gì?

Nám phổi là bệnh gì?

Nám phổi là bệnh lý xảy ra khi trên lá phổi xuất hiện các vệt mờ hoặc đốm đen bất thường. Nó có thể xảy ra ở một phần, nhiều phần hoặc toàn bộ lá phổi. Chúng ta không thể tự nhìn trực tiếp vào các tổn thương này mà phải thông qua hình ảnh chụp X-quang. Mức độ đen của phổi đồng nghĩa với mức độ nguy hiểm người bệnh đang mắc phải.

Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, nám phổi không phải là bệnh lý xuất hiện riêng lẻ mà nó là triệu chứng của một hoặc nhiều căn bệnh khác nhau liên quan đến hai lá phổi. Đây là bộ phận đóng vai trò đặc biệt quan trọng trên cơ thể, giúp duy trì khả năng hô hấp của con người. Do đó, khi tổn thương phổi xảy ra, sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.Nám phổi

>> Tìm hiểu: Viêm phổi là gì? Cách điều trị hiệu quả

Bệnh nám phổi có nguy hiểm không?

Các nghiên cứu y khoa cho biết, bệnh nám phổi thường có liên quan đến các bệnh lao phổi và ung thư phổi. Cả hai bệnh này đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách.

Theo đó, mỗi năm có đến 90% bệnh nhân tử vong khi bị nám phổi do ung thư không được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Vì vậy mọi người cần cảnh giác với các dấu hiệu của bệnh nám phổi do ung thư như: Đau ngực, tức ngực, khó thở, cảm giác đau tức ở trong xương lồng ngực, cơ thể mệt mỏi, ho, ho ra máu, khó nuốt,….

Trong trường hợp nám phổi do bệnh lao phổi thì không nguy hiểm như ung thư. Bệnh có thể can thiệp, điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên mọi người cũng không nên chủ quan, tránh khiến cho triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng, khó điều trị và để lại nhiều di chứng xấu cho sức khỏe.

Nám phổi có lây không?

Như đã chia sẻ ở trên, bệnh nám phổi có thể bắt nguồn do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân là do ung thư phổi thì bệnh không có khả năng lây nhiễm. Nó chỉ gây ra những biến chứng cho chính bản thân người mắc bệnh.

Ngược lại, nếu nám phổi do lao gây ra thì mọi người cần lưu ý. Đây là căn bệnh có khả năng lây nhiễm. Các con đường lây nhiễm bệnh là thông qua hoạt động giao tiếp, qua dịch tiết nước bọt khi ho hoặc nói chuyện. Qua dịch mũi khi hắt hơi. Bên cạnh đó, việc sử dụng chung bát đũa, dụng cụ ăn uống với người bệnh cũng dẫn đến nguy cơ lây nhiễm. Do đó người bị nám phổi do lao cần được điều trị trong khu cách ly riêng biệt. Tránh tối đa nguy cơ lây nhiễm cho người thân, bạn bè và cộng đồng.

Nám phổi có lây không

Cách chữa phổi bị nám đen

Cách khắc phục tình trạng phổi bị nám đen được áp dụng hiện nay là điều trị theo phác đồ bác sĩ đưa ra. Tùy theo mức độ bệnh và tác nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh lao,…

Bên cạnh đó, người bệnh sẽ được tư vấn điều trị tại nhà bằng một số phương pháp khác như:

  • Tích cực tập luyện thể dục thể thao
  • Bổ sung các thực phẩm có lợi cho sức khỏe từ các món ăn quen thuộc hàng ngày như hành tây, gừng tươi, bắp ngô, nước ép bưởi và cà rốt,….

Đối với phương pháp chữa bệnh bằng món ăn, cách thực hiện như sau:

Hành tây

Chất lưu huỳnh trong hành tây có tác dụng tốt trong việc ức chế sự sản sinh và phát triển của tế bào ung thư. Vì vậy bạn nên chế biến hành tây thành các món ăn như: Xào, luộc,…. để cải thiện hiện tượng nám phổi.

Gừng tươi

Trong gừng tươi có khá nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên, có thể kể đến như: Zingiberene, Gingerol,… Chúng có tác dụng tốt trong việc đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, bảo vệ lá phổi khỏe mạnh. Bạn có thể dùng gừng chữa bệnh nám phổi bằng cách pha trà gừng, thêm gừng vào các món ăn,… đều đem lại tác dụng tốt.

Cách chữa phổi bị nám đen

Nước ép bưởi và củ cà rốt

Trong quả bưởi có chứa hàm lượng acid phenolic rất cao, giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Còn cà rốt có chứa đa dạng chất chống oxy hóa và hàm lượng lớn beta-caroten, có công dụng chống viêm hiệu quả.

Người bệnh có thể ép bưởi và cà rốt để làm thức uống hàng này, giúp thanh lọc độc tố, cải thiện tình trạng nám phổi một cách an toàn.

Bắp ngô

Bắp ngô có chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa mạnh có tên là beta cryptoxanthin. Vì vậy việc duy trì thói quen ăn 2 – 3 bắp ngô mỗi ngày cũng là cách chữa bệnh nám phổi hiệu quả mà an toàn.

>> Xem thêm: Dày dính màng phổi là gì? Nguyên nhân do đâu?

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về bệnh nám phổi và cách đẩy lùi bệnh an toàn tại nhà. Hy vọng đã đem đến bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc bảo vệ lá phổi của mình. Chúc sức khỏe!

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *