Chụp MRI thoát vị đĩa đệm là phương pháp gì? Có chính xác không?

Chụp MRI thoát vị đĩa đệm là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được áp dụng phổ biến hiện nay, giúp phát hiện và chẩn đoán bệnh lý xương khớp này. Vậy độ chính xác của phương pháp này ra sao? Cách đọc kết quả thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

Chụp MRI thoát vị đĩa đệm là phương pháp gì?

MRI viết tắt của Magnetic Resonance Imaging là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thông dụng được dùng trong chẩn đoán và phát hiện nhiều căn bệnh khác nhau. Phương pháp này còn được gọi với các tên chụp cộng hưởng từ. Máy cộng hưởng từ sẽ phát ra sóng điện từ tác động tới tế bào và các mô trong cơ thể nhằm kích thích các tế bào/mô này phóng ra bức xạ năng lượng. Năng lượng này sẽ được máy ghi nhận sau đó xử lý và chuyển sang dạng hình ảnh.

Kỹ thuật trên được áp dụng rất rộng rãi trong y tế vì có độ chuẩn xác cao. Chụp cộng hưởng từ có thể đưa ra trên phim chụp hình ảnh chi tiết và rõ nét của những khu vực cột sống cổ, cột sống thắt lưng,…

Chụp MRI thoát vị đĩa đệm

Dựa vào kết quả chụp, bác sĩ có thể đánh giá và phát hiện nhiều vấn đề bệnh lý như:

  • Sự tiến triển của thoát vị đĩa đệm.
  • Mức độ lồi đĩa đệm.
  • Tình trạng chèn ép dây thần kinh có xảy ra hay không?
  • Khối nhân nhầy thoát ra ngoài có gây ra tình trạng hẹp ống sống không?
  • Có hiện tượng vỡ xương khớp không?

Việc thu thập thông tin chi tiết và đầy đủ về bệnh là yếu tố chủ chốt giúp bác sĩ chuyên khoa chỉ định được biện pháp điều trị thích hợp nhất, hiệu quả nhất đối với từng trường hợp bệnh cụ thể.

Chụp MRI thoát vị đĩa đệm có chính xác không?

Với các dấu hiệu tê bì, đau nhức như: đau thắt lưng, đau lưng, nhức mỏi vai, cánh tay, đau cổ vai gáy, đau nhức chân, tê tay, tê chân,… thì việc chẩn đoán chính xác vị trí thương tổn, chính xác bệnh ngay từ đầu là vô cùng quan trọng. các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thường được áp dụng hiện nay là CT Scanner, chụp MRI, chụp X – quang,… Tuy nhiên, đối với các bệnh xương khớp như thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, cột sống cổ, thoái hoá cột sống thì phương pháp chụp MRI (cộng hưởng từ) là tiêu chuẩn “vàng” giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh.

Dựa vào hình ảnh xương khớp rõ nét trên phim chụp MRI, các bác sĩ có thể phát hiện và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý về cột sống như: Lồi đĩa đệm, phồng đĩa đệm, phình đĩa đệm, thoái hoá đĩa đệm mất nước, hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm, chèn ép dây thần kinh, bao màng cứng,… Từ đó, bác sĩ chuyên khoa có thể tư vấn và chỉ định cho bệnh nhân biện pháp điều trị thích hợp nhất.

Hình ảnh từ phim cộng hưởng từ cũng sẽ giúp bác sĩ theo dõi diễn biến bệnh trong quá trình điều trị, sử dụng thuốc để điều chỉnh loại thuốc và liều lượng sao cho thích hợp nhất với từng bệnh nhân.

Chụp MRI thoát vị đĩa đệm có chính xác không

Cách đọc MRI thoát vị đĩa đệm

Bạn có thể nhìn hình ảnh phim chụp MRI để biết được đĩa đệm bình thường hay thoát vị như sau:

Hình ảnh đĩa đệm bình thường

Hình ảnh phim chụp cột sống cắt dọc

Trên hình T2W cắt dọc có thể thấy tín hiệu khối nhân nhầy tăng (màu trắng) đồng nhất vì có nhiều nước ở giữa, các vòng sợi tín hiệu giảm sẽ có màu đen, đường ranh giới giữa vòng sợi và nhân thấy rõ. Đĩa đệm có chiều cao bình thường khi so sánh với những đĩa đệm khác. Dây chằng dọc sau và dọc trước nằm tại vị trí bình thường, giảm tín hiệu.

Trên hình T1W cắt dọc, các đĩa đệm có màu xám, không xác định được vòng sợi và nhân nhầy. Đĩa đệm nằm trong ranh giới hai bờ của thân đốt sống và phía trong của dây chằng dọc sau.

Hình ảnh phim chụp cột sống cắt ngang

Hình T2W cắt ngang cho thấy khối nhân nhầy có hình tròn màu trắng nằm ở giữa, bao xung quanh là vòng sợi có màu đen, bờ viền và chiều dày vòng sợi đều, có thể thấy rõ ranh giới giữa vòng sợi và nhân nhầy. Phía sau đĩa đệm là tuỷ sống, hai bên là 2 rễ thần kinh kích thước đều nhau và nằm cân đối.

Hình ảnh MRI thoát vị đĩa đệm

Theo Hội cột sống Bắc Mỹ, Thoái vị đĩa đệm là tình trạng khối nhân nhầy đĩa đệm di chuyển ra khỏi phạm vi đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm khu trú khi diện tích chèn ép lên ống sống của khối nhân nhầy không vượt quá 25% diện tích ống sống. Nếu diện tích chèn ép từ 25 – 50% hoặc trên 50% diện tích ống sống, tình trạng này được gọi là thoái vị đáy rộng và được đánh giá là giai đoạn thoát vị nặng.

Cách đọc MRI thoát vị đĩa đệm

Các bác sĩ lâm sàng lại cho rằng, thoái vị độ 1 là lồi đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm độ 2 nếu diện tích chèn ép nhỏ hơn 25% diện tích ống sống. Khi diện tích chèn ép chiếm từ 25 đến 50% diện tích ống sống, bạn đã mắc thoát vị đĩa đệm độ 3 (mức độ nặng) và nếu diện tích chèn ép trên 50% là thoát vị đĩa đệm độ 4 (giai đoạn rất nặng).

Thoát vị ra cạnh trung tâm hoặc sau trung tâm chiếm tới 90% trường hợp thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng, chỉ có 5% trường hợp xảy ra trong lỗ ghép, 5% trường hợp ngoài lỗ ghép. Trong quá trình đọc kết quả trên phim cần mô tả sự chèn ép về cả độ nặng và vị trí. Cộng hưởng từ là kỹ thuật rất tốt trong việc xác định các đặc điểm của tình trạng thoát vị với độ đặc hiệu và độ nhạy cao. Trong phương pháp MRI, các mô mềm có độ tương phản cao sẽ cho phép chúng ta quan sát tủy sống và rễ thần kinh trong bao màng cứng. Từ đó dễ dàng nhận thấy hiện tượng xâm lấn tới những cấu trúc trên từ xương và mô mềm.

Trên tất cả chuỗi xung, khối thoát vị thường mang tín hiệu tương tự như đĩa đệm và nối liên tiếp với đĩa đệm.

Trên đây là một số thông tin về phương pháp chụp MRI thoát vị đĩa đệm mà chúng tôi muốn gửi đến quý vị. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này và có thêm lựa chọn trong quá trình thăm khám phát hiện và điều trị bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *