Thoát vị đĩa đệm có mang thai được không? Cần phải làm gì?

Thoát vị đĩa đệm có mang thai được không là một trong các câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người, đặc biệt là những người đang có ý định sinh em bé.  Ngay bây giờ, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Thoát vị đĩa đệm có mang thai được không?

Mang thai, sinh con chính là một công việc thiêng liêng nhất của người phụ nữ. Khi đó hệ thống các xương khớp ở thắt lưng, xương chậu sẽ phải co giãn một mức độ cho phép nhất định để thích ứng cùng sự lớn lên của thai nhi hàng ngày. Cụ thể chính là những đốt sống, dây chằng sẽ bị giãn nở suốt khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày.

Do vậy chúng sẽ trở nên yếu dần, khả năng chống đỡ cũng không còn như lúc ban đầu được nữa. Còn theo như thống kê từ các nghiên cứu cho thấy, đã có đến 90% bà bầu gặp chứng đau lưng tại một giai đoạn nào đó của thai kỳ. Và ⅓ trong số đó sẽ phải chịu những cơn đau co thắt rất dữ dội.

Đặc biệt với các đối tượng đã gặp chứng thoát vị đĩa đệm trước đó mà có bầu thì lúc này cân nặng sẽ tăng lên một cách nhanh chóng, cột sống thắt lưng phải chịu các áp lực tương đối nặng. Chưa kể đến việc nhân nhầy đĩa đệm đã lệch ra khỏi vị trí ban đầu, chèn ép vào dây thần kinh ở xung quanh. Vì thế xuất hiện các cơn đau là điều tất yếu.

Thoát vị đĩa đệm có mang thai được không

Có thể nói căn bệnh thoát vị sẽ ảnh hưởng đến việc việc mang thai của bạn. Nhưng bạn vẫn hoàn toàn có thể thực hiện thiên chức làm mẹ được. Nhưng đương nhiên sẽ gặp khó khăn hơn cũng như mệt mỏi nhiều hơn các bà bầu không bị thoát vị.

Giải pháp tốt nhất để giúp cả mẹ và con được an toàn chính là khi có ý định muốn mang thai thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước. Trường hợp bệnh có khả năng bị trở nặng hơn thì bác sĩ sẽ khuyên không nên có bầu ngay vì thường nguy hiểm cho cả hai. Lúc đó bạn cần chữa trị bệnh dứt điểm trước hoặc là tuân theo phác đồ của bác sĩ. Còn nếu đã lỡ có bầu thì bạn cũng không cần lo lắng, hãy đi thăm khám và nhận lời khuyên của chuyên gia để làm sao đảm bảo tình trạng sức khỏe luôn tốt nhất.

>> Tìm hiểu: Người bị thoát vị đĩa đệm có nên tập xà đơn không? Hướng dẫn cách tập đúng

Làm gì khi bị thoát vị đĩa đệm khi mang thai?

Ngoài việc lưu tâm đến các vấn đề về thoát vị có được mang thai hay không các chị em cũng không nên bỏ qua một vài lưu ý đặc biệt quan trọng. Những tuân thủ các nguyên tắc sau đây sẽ đảm bảo được sự an toàn cho cả mẹ và bé:

  • Mẹ bầu cần quan tâm đến những tư thế ngồi, đứng hay mang vác các vật nặng. Đặc biệt các mẹ tránh không được cong lưng, ưỡn ngực hay là gồng người ra phía sau, đưa tay với các đồ ở trên cao,… Điều này không những là cho hệ cột sống lệch mà còn làm cho bệnh ngày một trầm trọng hơn.
  • Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đừng mang tâm lý là phải ăn cho cả mẹ và con để tránh việc căn nặng tăng lên đột ngột, áp lực cho cột sống.
  • Đa số các bệnh nhân bị thoát vị mà mang thai để có một tâm trạng chung là lo lắng, bất an vì sợ các cơn đau sẽ ập đến không lường trước. Việc này ít nhiều ảnh hưởng đến em bé ở trong bụng. Bạn không nên như vậy, hãy để cơ thể thả lỏng nhất một cách cơ thể bằng việc nghe nhạc thư giãn, xem một bộ phim mình yêu thích để không nhớ đến cơn đau. Thực tế cơn đau sẽ tăng dần theo tháng tuổi thai nhi, càng tháng cuối thì càng đau, mẹ bầu cứ chuẩn bị tinh thần trước nhé.
  • Mẹ bầu nên duy trì tư thế ngủ nằm nghiêng sang bên trái vì khoa học chứng minh tư thế này là một tư thế rất tốt cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra các mẹ có thể dùng các loại gối chuyên dụng hay đai lưng để giảm các cơn đau nhức về đêm.

Làm gì khi bị thoát vị đĩa đệm khi mang thai

  • Không cần kiêng cữ nhiều mà hãy tập trung thời gian tập luyện những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội,… Tuy nhiên công việc luyện tập này cần làm vừa phải, nhưng đều đặn mỗi ngày để giúp cho xương cốt chắc khỏe, dẻo dai.
  • Không nên đột ngột thay đổi tư thế từ đứng xuống ngồi mà hãy thực hiện từ từ, nhẹ nhàng nhất có thể.
  • Massage hay tắm bằng nước ấm trước khi ngủ cũng là một phương pháp để hạn chế đau nhức cực tốt. Bạn có thể nhờ cha của đứa bé làm thực hiện điều này, vừa tăng được tình cảm của cha con mà còn giúp tâm trạng người mẹ được thoải mái nhất.
  • Theo các chuyên gia trong ngành dinh dưỡng đã khuyến cáo rằng các mẹ hãy bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết cho bé. Mẹ bầu có thể tìm hay tham khảo thêm những loại thực phẩm chức năng bổ sung canxi tốt, dành riêng cho họ.
  • Nhu cầu tạo hứng thú cho đối phương để cả được thăng hoa, hạn chế khó chịu là điều nên làm. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là tránh các tư thế có ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống mẹ bầu mà hãy bàn bạc để đưa ra các tư thế an toàn, phù hợp.
  • Tuyệt đối tránh việc tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của chuyên gia vì nó có thể gây ra nhiều dị tật cho bé.
  • Khi đã sinh xong mà bạn còn thấy bị đau nhức nhiều thì nên đi thăm khám để được đội ngũ bác sĩ có chuyên môn điều trị dứt điểm.
  • Nhiều bệnh nhân bị thoát vị và đã kết hôn nhiều năm nhưng không có con. Họ nghi ngờ là do bệnh tác động. Tuy nhiên chúng tôi khẳng định rằng đây là một quan niệm sai lầm. Do việc có thai hay không phụ thuộc bởi trứng và tinh trùng chứ cột sống không liên quan.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ thắc mắc thoát vị đĩa đệm có mang thai được hay không mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc. Mong rằng bài viết đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích nhất, để từ đó hiểu thêm về căn bệnh, những ảnh hưởng nếu mang thai và ra quyết định phù hợp nhất. Xin chân thành cảm ơn!

Xem thêm: Đai lưng thoát vị đĩa đệm của Nhật có những loại nào? Giá bao nhiêu?

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *