Tập luyện thể dục thể thao không những nâng cao được sức đề kháng cho cơ thể mà còn hỗ trợ rất tốt cho những người gặp vấn đề về xương khớp, trong đó có căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Hiện nay, có rất nhiều người bệnh lo lắng và thắc mắc rằng thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không? Có nên đạp xe không? Mời bạn đọc cùng chúng tôi tham khảo thông tin từ bài viết dưới đây để giải đáp các thắc mắc.
Thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không?
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xương khớp phổ biến, thường gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày. Bệnh có nhiều căn nguyên khác nhau gây nên, chủ yếu là do chấn thương, tai nạn, quá trình thoái hoá,… Một khi bị mắc bệnh, bạn thường vướng phải tâm lý lo lắng, buồn rầu, stress do đau và mệt mỏi. Chính vì vậy mà hầu hết bệnh nhân đều có tình trạng lười đi lại, vận động cơ thể.
Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng người thường xuyên tập luyện thể thao có khả năng hồi phục và cải thiện các cơn đau cao hơn so với những bệnh nhân không hay rèn luyện thể lực. Vì vậy, có thể khẳng định một điều rằng người bị thoát vị đĩa đệm vần nên tập thể dục thể thao thường xuyên, giúp cơ thể khỏe mạnh và cải thiện tình trạng đau do thoát vị.
Bên cạnh đó, bạn nên cố gắng tìm hiểu và lựa chọn các bộ môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp, đảm bảo vừa tăng thể chất mà vẫn không ảnh hưởng đến căn bệnh thoát vị. Người bệnh có thể tham khảo một số môn như bơi lội, đi bộ, đạp xe, yoga,…
Một số chú ý cho người bị thoát vị đĩa đệm khi tập thể thao
Dù là triệu chứng có cải thiện hay bản thân đã tìm được môn thể thao phù hợp thì việc luyện tập vẫn phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo thể trạng của cơ thể. Bạn cần nhớ đến một số chú ý nhỏ như sau:
- Nên tập trung thực hiện các bài khởi động một cách kỹ càng nhằm giúp cho cơ bắp được căng giãn trước khi tập luyện thể thao.
- Cần tập luyện đúng theo tư thế để tránh gặp phải hiện tượng trật khớp, bong gân, chấn thương,… gây tổn hại tới cột sống và đĩa đệm. Ngoài ra, bạn có thể tìm giáo viên hướng dẫn cho bản thân trước lúc tập.
- Bạn nên kiên trì, sắp xếp thời gian và dành ra cho bản thân từ 15 – 45 phút để tập mỗi ngày, giúp nâng cao sức khoẻ, cải thiện triệu chứng của bệnh.
- Ngoài ra, do thể trạng, cơ địa và mức độ bệnh nặng nhẹ của mỗi người là không giống nhau. Vậy nên bạn cần đi đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra những lời khuyên bổ ích nhất.
- Bên cạnh việc tập luyện thể thao, người bệnh thoát vị đĩa đệm cần chú ý bổ sung các loại dưỡng chất cần thiết vào mỗi bữa ăn. Đảm bảo cung cấp đủ canxi, kali, magie, các vitamin A, D,…. Giúp xương chắc khỏe, củng cố thể lực.
Thoát vị đĩa đệm có đá bóng được không?
Đá bóng được xem là môn thể thao được rất nhiều người yêu thích và không thể thiếu mỗi ngày. Chúng không chỉ là một cách rèn luyện thể lực hiệu quả mà còn giúp bạn được giải tỏa áp lực, căng thẳng sau một ngày làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên, đối với những người đã và đang có triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm thì cần phải kiêng chơi một số môn thể thao. Vật liệu khi mắc thoát vị đĩa đệm có thể đá bóng được không?
Bộ môn này đòi hỏi bạn phải vận động nhiều, các bó cơ và xương khớp hoạt động liên tục, việc chạy nhảy, xoay người cũng thường xuyên diễn ra. Không những vậy, bạn còn cần có cả một quá trình dài, đầu tư thời gian và công sức cho việc luyện tập với cường độ cao để cơ bắp được phát huy hết uy lực của mình. Chính vì việc tập này lặp đi lặp lại mà toàn bộ xương vùng cột sống, vùng lưng, cổ,… luôn phải chịu áp lực cao dẫn tới tình huống bị chấn thương, có thể bị thoát vị, đặc biệt là càng để lâu thì bệnh tình sẽ càng trở nên tồi tệ hơn. Thậm chí bạn có thể phải đối diện với nguy cơ bị gãy chân, gãy tay. Chấn thương cột sống,…
Bởi vậy, bóng đã được xem là một tác nhân gián tiếp gây nên bệnh lý thoát vị đĩa đệm. Có thể nhiều bạn sẽ cho rằng đây là một điều bất ngờ, không thể xảy ra, thế nhưng đã có rất rất nhiều trường hợp các cầu thủ đã phải từ bỏ đam mê chỉ bởi một căn bệnh nhỏ bé này. Nếu người bệnh vẫn tiếp tục theo đuổi bộ môn đá bóng mà không quan tâm đến tình trạng của bạn thân, rất có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn đến một số biến chứng như:
- Cong vẹo cột sống: Có thể thấy, khi đĩa đệm vùng cổ, lưng bị chệch ra khỏi vị trí ban đầu sẽ khiến các đốt sống của bạn cũng bị nghiêng theo, không còn là đường thẳng. Đặc biệt, nếu thường hay bị lực mạnh của đá bóng tác động sẽ làm tăng khả năng người bệnh bị đau buốt, nhức mỏi do cột sống bị cong vẹo. biến dạng.
- Bại liệt: Một số trường hợp trở nên nghiêm trọng hơn khi đĩa đệm bị xương chèn ép do thoát vị, đè nén tới hệ thống dây thần kinh và khiến cho người bệnh bị tê bị chân tay hoặc nặng hơn là bị liệt hoàn toàn cả cơ thể.
Trên đây là một số thông tin cơ bản nhằm giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc về việc thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không? Có nên đạp xe không? Bên cạnh đó, chúng tôi luôn hy vọng rằng bạn đọc sẽ tìm được cho mình một bộ môn thể thao, một bài tập phù hợp nhằm nâng cao sức khoẻ, cải thiện tình trạng đau nhức do bệnh thoát vị đĩa đệm gây nên. Chúc bạn luôn mạnh khoẻ và hạnh phúc!
Tìm hiểu:
- Chụp MRI thoát vị đĩa đệm là phương pháp gì? Có chính xác không?
- Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh lý? Có quan hệ được không?