Nhiều người còn đang thắc mắc về căn bệnh sưng phổi và những dấu hiệu của bệnh. Bởi lẽ đây là khái niệm còn xa lạ và chúng ta chưa nắm được mối nguy hiểm của nó. Tuy nhiên, sưng phổi có thể dẫn đến tử vong là điều hoàn toàn có thật.
Bệnh sưng phổi là gì?
Thực ra sưng phổi cũng là tình trạng đúng như tên gọi xảy ra khi phổi đột ngột bị sưng to bất thường. Căn bệnh này được liệt vào một dạng nhiễm khuẩn đường hô hấp. Từ ban đầu, phổi có thể chỉ sưng nhẹ và không có nhiều triệu chứng cụ thể. Nhưng sau đó, quá trình viêm nhiễm tiến triển dần tạo nên các ổ mủ hoại tử và có đờm.
Thực chất bệnh sưng phổi chính là viêm phổi với các nguyên nhân và triệu chứng tương tự nhau. Cũng giống như các bệnh cảm cúm hay bệnh hô hấp khác, sưng phổi thường xảy ra khi thay đổi thời tiết đặc biệt và mùa lạnh. Đây là căn bệnh có thể lây nhiễm khi tiếp xúc với người bệnh ho hay hắt hơi, chảy mũi và dùng chung các đồ vật cá nhân.
Vi khuẩn, virus sẽ truyền từ người này sang người khác dẫn đến nhiễm trùng phổi. Thông thường sưng phổi ở người lớn là do vi trùng có tên Streptococcucs pneumoniae gây nên. Còn đối với trẻ em thì là do các virus, siêu vi như influneza, rhinovirus,… xâm nhập vào đường thở.
Nguyên nhân gây sưng phổi
Một số nguyên nhân điển hình gây nên tình trạng bệnh này và cũng là yếu tố nguy cơ bạn cần lưu ý sau đây.
- Các bệnh đường hô hấp: Viêm phổi, viêm phế quản cấp và mãn tính, viêm họng…
- Hệ miễn dịch bị suy giảm
- Lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm
- Uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá
- Nhiễm phải các vi trùng và siêu vi trùng trong môi trường sống
Triệu chứng sưng phổi thường gặp
Chúng ta cần sớm phát hiện và nhận biết các triệu chứng sưng phổi để có được giải pháp điều trị phù hợp. Thông thường các ca sưng phổi do virus thì có triệu chứng nhẹ hơn là khi sưng phổi do vi trùng. Nhưng khi bệnh đã tiến triển nặng thì các biểu hiện đều rất khó phân biệt. Cụ thể, nếu bắt gặp một trong số triệu chứng dưới đây thì cần tới bệnh viện thăm khám ngay.
- Ho khan hoặc ho có đờm: Tình trạng sưng phổi do vi trùng sẽ thường dẫn đến ho có đờm đặc quánh. Ngược lại nếu sưng phổi bởi siêu vi thì sẽ không có đờm, ít đờm hơn.
- Sốt cao: Người sưng phổi thường bị sốt kèm theo, nhưng nếu không sốt thì cũng không có nghĩa là bạn không mắc bệnh.
- Rối loạn cảm giác nóng lạnh: Khi vi khuẩn nhiễm vào máu gây tình trạng nóng lạnh liên tục. Đặc biệt, nếu nhiễm trùng máu sẽ rất nguy hiểm hơn.
- Khó thở: Người bệnh nhiễm trùng phổi sẽ có hơi thở không sâu và thở dồn dập để giúp cân bằng lượng oxy có trong máu. Đối với người già có khi còn cần dùng đến bình dưỡng khí oxy để hỗ trợ việc hô hấp. Đối với trẻ em thì tình trạng thiếu oxy cũng khiến cho móng tay, môi miệng bé bị thâm tím lại.
- Đau tức ngực: Khó thở và thở dồn dập sẽ khiến cho vùng cơ ngực bị đau nhức. Còn đối với những cơn đau dữ dội như là có dao đâm thì báo hiệu tình trạng nhiễm trùng của bạn đã nặng hơn nhiều và bắt đầu lan tỏa khắp cơ thể. Nhiều trường hợp nhiễm trùng máu có thể gây đột quỵ tim dẫn đến tử vong.
- Đổ mồ hôi nhiều: Để chống lại tình trạng nhiễm trùng, cơ thể bắt đầu tiết nhiều mồ hôi. Nếu mồ hôi tuôn liên tục thì rất có thể bạn đã chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng máu nguy hiểm.
- Chóng mặt, ngất xỉu: Nhiều trường hợp biến chứng của nhiễm trùng máu dẫn đến tụt giảm áp suất gây bất tỉnh hoặc chóng mặt. Ngoài ra, người bệnh cũng bị đi tiểu ít ra máu không cung cấp đủ đến thận trái.
Các phương pháp điều trị bệnh sưng phổi hiệu quả
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân và tình trạng sưng phổi khác nhau và bác sĩ đưa ra các biện pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết đều được chia làm các phương pháp dùng thuốc tây y và thuốc dân gian.
Thuốc Tây y
Các loại thuốc tây y là phương pháp tốt nhất để cải thiện nhanh chóng tình trạng sưng phổi. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng nếu không muốn bị ảnh hưởng bởi các tác dụng phụ.
- Dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định bác sĩ đối với các trường hợp sưng phổi do vi khuẩn, vi trùng.
- Dùng thuốc trị cảm cúm, kháng sinh vô hiệu để tiêu diệt các virus gây bệnh.
- Uống thuốc chống nấm trong trường hợp bị sưng phổi do nhiễm nấm.
Cụ thể một số loại kháng sinh được sử dụng phổ biến bao gồm: aspirin, sunphamit, penixilin… hoặc các loại thuốc trị khó thở như teophylin, thuốc hạ sốt axetaminophen.
Bài thuốc dân gian
Những trường hợp viêm phổi nhẹ có thể điều trị bằng các loại thuốc dân gian và thảo dược lành tính cũng rất hiệu quả.
- Tỏi: Trong tỏi có chứa các kháng sinh tự nhiên có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh phổi rất tốt. Bổ sung thêm tỏi vào thực đơn hàng ngày.
- Húng quế: Mỗi ngày nhai 6 lần lá húng quế là một bài thuốc dân gian đơn giản được nhiều người áp dụng. Húng quế cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn gây sưng phổi hữu hiệu.
- Mật ong: Đây là loại thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn rất cao và an toàn lành tính với cơ thể người bệnh. Thay vì dùng đường bạn nên thay thế bằng mật ong nguyên chất để bảo vệ sức khỏe cho người sưng phổi.
- Tía tô: Trong tía tô có chứa các hợp chất giúp ức chế vi khuẩn và chống lại dị ứng. Ngoài ra tía tô còn có tác dụng làm dịu cơn ho và long đờm giúp chữa các triệu chứng ho. Người bệnh nên sắc nước lá tía tô uống mỗi ngày, duy trì khoảng 14 ngày để thấy được sự cải thiện bệnh đáng kể.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu những thông tin về bệnh sưng phổi và cách điều trị. Hy vọng bạn đã có thêm kiến thức cần thiết để đối phó với căn bệnh này. Thường xuyên đi thăm khám định kỳ để bảo vệ sức khỏe cả gia đình và sớm phát hiện bệnh là điều rất cần thiết. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Có thể bạn quan tâm: Phổi bị mờ là dấu hiệu của bệnh gì?