Phổi bị mờ là dấu hiệu của bệnh gì? có nguy hiểm không?

Phổi bị mờ hay có đám mờ ở phổi là tình trạng có thể phát hiện được thông qua phim chụp X-quang hoặc chụp CT. Nhưng không phải ai cũng biết tình trạng này là dấu hiệu của bệnh gì và có gây nguy hiểm không. Để giải đáp thắc mắc, bạn đọc có thể tham khảo thông tin sau đây.

Phổi bị mờ – đám mờ ở phổi là gì?

Khi đi khám bệnh, chúng ta có thể phát hiện phổi bị mờ thông qua phim chụp x-quang hoặc chụp CT scan. Đây là những đám mờ ở phổi bất thường do tình trạng nhiễm trùng dẫn đến sẹo ở nhu mô phổi hoặc chất kích thích trong không khí gây nên. Đôi khi đám mờ ở phổi có thể chính là biểu hiện của căn bệnh ung thư giai đoạn đầu cần được sớm phát hiện.

phôi bị mờ

Theo con số thống kê, ngày nay có đến ½ dân số trưởng thành có kết quả phổi bị mờ khi chụp CT hoặc chụp x-quang. Các nốt mờ nhỏ có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Vì chúng quá nhỏ để khiến chúng ta đau đớn hoặc gây cảm giác khó thở. Tùy vào từng kích cỡ phổi bị mờ mà chúng ta có thể thấy được tình trạng phổi hoặc nguyên nhân khác nhau gây nên hiện tượng đó.

Phổi bị mờ là dấu hiệu của bệnh gì?

Nhiều người sau khi thi thăm khám thấy hình ảnh phổi bị mờ thì thường rất sợ hãi. Trên thực tế đây cũng là hiện tượng bình thường hoặc cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý. Cụ tình trạng phổi bị mờ là do một số nguyên nhân như:

  • Viêm phổi mỡ.
  • Áp xe phổi.
  • Phình động mạch phổi.
  • Ung thư phổi.
  • Các căn bệnh ung thư khác đang di căn tới phổi.

Theo các chuyên gia u bướu, nguyên nhân lớn nhất gây nên tình trạng phổi bị mờ là do các khối u lành tính hay ác tính. Để phân biệt rõ hơn tính chất của khối thì bạn cần thực hiện các xét nghiệm rõ nét hơn. Bên cạnh đó những người thường xuyên sống trong môi trường ô nhiễm hay nghiện thuốc lá cũng sẽ xuất hiện những đám mờ ở phổi khi chụp CT.

Các bệnh lý nguy hiểm khiến phổi bị mờ

Ngoài những bệnh lý kể trên, tình trạng phổi bị mờ cũng rất nguy hiểm đặc biệt là khi nốt mờ nằm ở đỉnh phổi. Cụ thể đây có thể là lời cảnh báo cho một số bệnh lý như:

  • Ung thư biểu mô: Có đến 40% người ung thư biểu mô giai đoạn đầu sẽ thấy phổi bị mờ khi chụp x-quang hay chụp CT. Thông thường ung thư biểu mô sẽ có biểu hiện là dạng ngoại vi hoặc các đám mờ.
  • Ung thư phế quản: Thống kê cho thấy có khoảng 6 – 10% người bị ung thư phổi là u ở phế quản hoặc phế năng. Đây là dạng ung thư biểu mô tuyến đặc biệt.
  • U carcinoide: Tình trạng phổi bị mờ có dạng nốt liền với phế quản sẽ xuất hiện ở những người mắc bệnh u carcinoide. Căn bệnh u này là ác tính nhưng ở bậc thấp và ít có khả năng di căn hay thường gặp ở những người trẻ tuổi.
  • Nốt mạch: Những bất thường xảy ra ở động mạch hoặc tĩnh mạch cũng gây ra các đám mờ ở phổi. Tình trạng này có thể là biểu hiện của bệnh nhồi máu phổi với những đám mờ dưới màng phổi hình tam giác, các nốt bị hoại tử. Hoặc bệnh u mạch khác với đám mờ hình tam giác nằm bên trên đường đi mạch của nền phổi.
  • Các u di căn: Tình trạng ung thư xương, ung thư thận hay các mô mềm thường di căn đến phổi. Phổi bị mờ cũng có thể là do các nốt u di căn này. Thông thường chúng sẽ xuất hiện ở dưới màng phổi với đường kính 5mm.

Ngoài ra, tình trạng phổi bị mờ cũng có thể là biểu hiện của các u lành tính. Cụ thể là u harmarto chiếm tỷ lệ khoảng 5 – 10% trường hợp phổi bị mờ và rất hay thường gặp. Do đó, bạn không nên quá lo lắng về tình trạng phổi bị mờ. Để biết chính xác nhất mức độ nguy hiểm thì cần tới bệnh viện uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán.

Phân tích hình thái của tình trạng phổi bị mờ

Đa số các trường hợp phổi bị mờ có thể xác định được nguy hiểm hay không thông qua bản chất của vết mờ. Bác sĩ có thể dựa trên các yếu tố hình dạng, đường bờ, kích thước, tiền sử hút thuốc… để đưa ra các yếu tố nguy cơ.

đám mờ ở phổi

Phổi bị mờ lành tính

Đây là tình trạng phổ biến ở người trẻ tuổi khoảng dưới 35 tuổi. Ngay cả những người không hút thuốc cũng có thể gặp phải. Cụ thể phổi bị mờ là do các nốt tròn có bờ đều nằm ở thùy dưới với đường kính vào khoảng 3cm. Những vết mờ này có kích thước không thay đổi trong suốt 2 năm.

Một vết mờ lành tính sẽ có hình thái như sau:

  • Đường kính nhỏ hơn 3 cm, có hình tròn hoặc hình múi với bờ đều.
  • Vết vôi hóa thành đám ở phần trung tâm và xếp thành tầng. Có hình giống bỏng ngô choán lên 10% thể tích các nốt.

Mặc dù là vết mờ lành tính nhưng bạn cũng cần theo dõi định kỳ sự phát triển của chúng. Thông thường nên tái khám sau 3 – 6 tháng để khẳng định vết mờ không tăng kích thước.

Vết mờ ác tính

Hầu hết những người gặp phải tình trạng này trên 35 tuổi, có tiền sử hút thuốc lá. Phổi bị mờ do các khối u ác tính thì bệnh nhân cần được nội soi phế quản lấy mẫu sinh thiết để chẩn đoán và điều trị đúng nhất.

Đặc điểm hình thái của vết mờ ác phổi ác tính

  • Phổi bị mờ với vết có đường kính lớn hơn 3 cm.
  • Có bờ không đều, không có giới hạn rõ ràng và có thể bị vôi hóa.
  • Cứ sau 18 tháng thì các nốt mờ tăng kích thước gấp đôi. Nhiều trường hợp chỉ sau 1 tháng vết mờ đã nhân đôi.

Đã có vài trường hợp xác định được bệnh ung thư phế quản trên nền sẹo vôi hóa hoặc một số nốt i di căn đã bị vôi hóa. Người bệnh cũng có thể gặp tổn thương vôi hóa nằm trong khối u carcinoide.

Như vậy, chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về tình trạng phổi bị mờ và các bệnh lý liên quan đến hiện tượng này. Mặc dù không cần quá lo lắng nhưng bạn cũng không nên chủ quan với các trường hợp phổi bị mờ này. Thường xuyên thăm khám định kỳ để sớm phát hiện bệnh ngay và có các biện pháp xử lý phù hợp. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn nhiều sức khỏe.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *