Nhiễm trùng phổi là gì? Có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng phổi là một trong những tổn thương phổi có thể gặp phải và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến căn bệnh này. Vậy nhiễm trùng phổi là gì? Căn bệnh này có lây không? Điều trị như thế nào? Tất cả những vấn đề thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Nhiễm trùng phổi là gì?

Nhiễm trùng phổi là hiện tượng phổi đang bị nhiễm trùng do các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn hoặc nấm,….Ngoài ra, bệnh cũng có thể mắc phải do bản thân bạn đang mắc phải các bệnh về hệ hô hấp. Thường gặp nhất là viêm tiểu cầu phế nang hay viêm phế quản mãn tính,….

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, tác nhân gây bệnh sẽ khiến nhu mô phổi bị tổn thương. Từ đó dẫn đến tình trạng suy hô hấp, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Thậm chí có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Nhiễm trùng phổi

>> Tìm hiểu: Viêm phổi là bệnh gì? Triệu chứng dễ nhận biết

Nguyên nhân nhiễm trùng phổi

Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa hệ Hô hấp, bệnh nhiễm trùng phổi thường mắc phải do 3 nguyên nhân sau:

  • Nhiễm virus Rhino: Vào các thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc hệ miễn dịch suy yếu chúng ta rất dễ bị loại virus này tấn công. Khi đã phá vỡ được hàng rào bảo vệ của cơ thể và xâm nhập vào phổi, virus Rhino sẽ làm nhiễm trùng phổi và gây ra những biến chứng xấu cho sức khỏe
  • Nhiễm phế cầu khuẩn: Đây là một loại vi khuẩn rất nguy hiểm. Sau khi xâm nhập vào cơ thể chúng không chỉ gây nhiễm trùng phổi mà còn dẫn đến các bệnh lý như viêm phổi, viêm màng não,….
  • Do virus Adeno: Đây là loại virus thường xâm nhập vào cơ thể khi bị cảm lạnh hoặc do bạn đang mắc bệnh viêm phế quản,…dẫn đến nhiễm trùng phổi

Triệu chứng nhiễm trùng phổi

Các triệu chứng thường gặp của bệnh nhiễm trùng phổi gồm:

  • Xuất hiện tình trạng ho có đờm: Dịch đờm thường có dạng nhầy, màu trắng đục, xanh lá, vàng xám hoặc màu hồng, màu đỏ có có lẫn máu. Cơn ho có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần
  • Người bệnh bị đau tức ngực: Cơn đau dạng nhói buốt, đặc biệt là khi ho hoặc hít thở sâu. Một số trường hợp gặp cơn đau ở vùng lưng giữa và lưng trên
  • Sốt cao: Khi bị nhiễm trùng phổi, thân nhiệt người bệnh tăng cao đến 40,5 độ C, đổ nhiều mồ hôi
  • Cơ thể ớn lạnh, đau cơ, đau nhức đầu, mất nước, cơ thể suy nhược, đau nhức vùng lưng
  • Chảy nước mũi, khó thở, nhiều khi không thở được, thở khò khè, cảm giác mệt mỏi, tinh thần uể oải
  • Triệu chứng tăng nặng: Môi và da tím tái, nhợt nhạt hoặc có màu hơi xanh
  • Khi nghe phổi có tiếng rít bên trong, âm thanh dạng lách tách ở đáy phổi

Triệu chứng nhiễm trùng phổi

Nhiễm trùng phổi có lây không?

Nhiễm trùng phổi là căn bệnh có thể lây nhiễm từ người này sang người khác. Con đường lây nhiễm chủ yếu là do virus, vi khuẩn phát tán trong không khí thông qua việc người bệnh ho, hắt hơi, khạc nhổ đờm dãi. Khi tiếp xúc gần hoặc giao tiếp với người bệnh, bạn sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh.

Đặc biệt, tác nhân gây bệnh còn có thể khu trú trong thức ăn, dụng cụ sinh hoạt cá nhân của người bệnh. Những người sống trong cùng gia đình, sử dụng chung bát đũa, thìa dĩa,… với người bệnh có nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao.

Chính vì vậy, khi một người được chẩn đoán mắc bệnh nhiễm trùng phổi cần được cách ly khỏi những người xung quanh để điều trị. Những người khác khi tiếp xúc với người bệnh cần đeo khẩu trang và giữ khoảng cách để giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm.

Nhiễm trùng phổi có nguy hiểm không?

Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, nhiễm trùng phổi là một trong những bệnh lý rất nguy hiểm trong các bệnh về hô hấp. Bởi lẽ tốc độ lây lan và khả năng phá hủy tế bào của tác nhân gây bệnh thực sự đáng sợ. Nếu không được điều trị y tế kịp thời, có thể người bệnh sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng như:

  • Nhiễm trùng máu: Vi khuẩn, virus gây bệnh xâm nhập vào máu, lan tỏa khắp các bộ phận trên cơ thể, tàn phá cơ quan nội tạng chỉ trong thời gian ngắn
  • Gây tràn dịch màng phổi: Người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở, có thể dẫn đến suy hô hấp
  • Áp xe phổi: Nhiễm trùng phổi có thể tạo mủ gây áp xe nếu không được điều trị sớm
  • Suy hô hấp cấp: Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ tử vong

Nhiễm trùng phổi có nguy hiểm không

Nhiễm trùng phổi khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Như đã chia sẻ ở trên, nhiễm trùng phổi là bệnh lý rất nguy hiểm về phổi. Nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. Chính vì vậy, những thời điểm bạn nên đến gặp bác sĩ là:

Đối với trẻ sơ sinh

  • Trẻ dưới 3 tháng bị sốt 38 độ
  • Trẻ từ 3 – 6 tháng bị sốt trên 38,9 độ, người khó chịu, mệt mỏi
  • Trẻ từ 6 -24 tháng cần thăm khám bác sĩ khi bị sốt trên 38,9 độ C kéo dài hơn 1 ngày

Đối với trẻ em

Cần thăm khám bác sĩ ngay lập tức nếu có các triệu chứng sau:

  • Sốt trên 38,9 độ C và kéo dài trên 3 ngày
  • Trẻ khó chịu, liên tục nôn mửa
  • Trẻ bị đau đầu dữ dội, hệ thống miễn dịch bị tổn thương và đang mắc bệnh nội khoa mức độ nặng

Đối với người lớn

  • Sốt cao > 39,4 độ C, kéo dài hơn 3 ngày
  • Người mắc bệnh nặng, hệ miễn dịch suy yếu

Ngoài ra, người bệnh cũng cần thăm khám y tế ngay lập tức nếu: Khó thở, tức ngực, rối loạn thâm thần, nôn mửa, co giật, cứng cổ,….

Nhiễm trùng phổi khi nào cần đến gặp bác sĩ

Điều trị nhiễm trùng phổi

Phác đồ điều trị nhiễm trùng phổi như sau:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh nếu mắc bệnh do vi khuẩn
  • Sử dụng thuốc kháng nấm như: Itraconazole, ketoconazole nếu mắc bệnh do nấm
  • Nếu do virus thì bác sĩ sẽ kê các loại thuốc tăng cường miễn dịch để cơ thể tự ức chế sự phát triển của virus
  • Biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà: Uống nhiều nước, thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý, uống trà gừng, nghỉ ngơi, sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt khi cần thiết,…
  • Trong trường hợp nhiễm trùng phổi mức độ nặng thì người bệnh cần điều trị nội trú bằng kháng sinh truyền dịch. Có thể cần điều trị hô hấp nếu bệnh nhân bị khó thở

>> Xem thêm: Tràn dịch màng phổi là gì? Có chữa khỏi không?

Nội dung bài viết là các thông tin cơ bản về bệnh nhiễm trùng phổi và phương pháp điều trị. Hy vọng đã đem đến bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích. Chúc sức khỏe!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *