Chụp CT phổi là gì? Phương pháp này có gây hại không?

Hiện nay, các phương pháp chẩn đoán bệnh phổi đang ngày một cải tiến. Trong đó chụp ct phổi là giải pháp tối ưu nhất giúp người bệnh nhân thấy rõ tình trạng, vị trí tổn thương tại nhu mô phổi.

Chụp CT phổi là gì?

Giải pháp dùng tia X kết hợp cùng máy tính dựng hình xử lý được 3D và 2D tạo nên khung hình ảnh phổi được giải phẫu theo lát cắt ngang. Khi kết hợp chụp với thuốc phản quang sẽ giúp cho những đám mờ ở phổi hiện rõ hơn. Các thuốc phản quang sẽ thường ngấm vào vị trí có nhiều mạch máu và có nguy cơ bị ung thư cao.

Chụp CT phổi cũng là phương pháp tối ưu khi khắc phục được những nhược điểm của việc chụp X-quang và không bỏ sót 30% tổn thương khó nhìn tại phổi. Ngoài ra, đây cũng là giải pháp có ý nghĩa lớn giúp phát hiện tổn thương cho dù rất nhỏ tại phổi, xác định được mức độ, vị trí và đặc điểm của tổn thương. Chụp CT phổi cũng cung cấp cho bệnh nhân hình ảnh chi tiết của tổn thương nhờ vậy bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán nhanh chóng, cũng như theo dõi quá trình cải thiện của bệnh lý.

hình ảnh chụp ct phổi
Hình ảnh chụp ct phổi

Những trường hợp cần chụp CT phổi

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện chụp Ct phổi với một số trường hợp như sau.

  • Kiểm tra tình hình bệnh lý phổi, viêm phổi, viêm quế quản.
  • Xác định vị trí và mức độ tổn thương tại phổi sau khi bị ảnh hưởng.
  • Xuất hiện các dấu hiệu khó thở, ho ra máu, nghẹn khi nuốt, giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Tầm soát bệnh ung thư giai đoạn sớm.
  • Theo dõi tiến trình bệnh phổi khác liên quan.

Các lưu ý trước khi chụp CT phổi

Để kết quả hình ảnh chụp CT phổi chính xác và ít ảnh hưởng nhất, người bệnh cần lưu ý như sau.

  • Nhịn ăn khoảng từ 4 – 6 tiếng trước khi chụp.
  • Cẩn trọng trong các trường hợp có tiền sử bệnh hen suyễn, thận, tim mạch, dị ứng… hoặc đang trong quá trình sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
  • Người đang cho con bú, phụ nữ mang thai cần được sự cho phép của bác sĩ trước khi tiến hành chụp.
  • Tháo bỏ các loại cặp tóc, trang sức,… đồ dùng kim loại trên người trước khi thực hiện.
  • Tới các địa chỉ bệnh viện uy tín, bác sĩ chuyên nghiệp để kết quả chụp CT phổi chuẩn xác nhất.

Chụp CT phổi có hại không?

Chụp CT phổi có gây hại không

Tùy thuộc vào từng đối tượng khác nhau mà việc chụp Ct phổi có gây hại hay không. Cụ thể một số trường hợp chụp CT có thể gây tác động xấu đến cơ thể như:

  • Người dị ứng thuốc cản quang dẫn đến phát ban, ngứa rát. Người bệnh có thể dùng thuốc hỗ trợ để giảm khó chịu.
  • Bệnh nhân tiểu đường, suy thận có thể bị nhiễm độc từ thuốc cản quang. Do đó, cần tham khảo ký ý kiến bác sĩ trước khi chụp CT phổi.
  • Trường hợp mang thai và nghi ngờ có thai cần thông báo đến bác sĩ để được thực hiện biện pháp hỗ trợ giảm tia X. Đối với những trường hợp không bắt buộc thì không nên chụp CT.

Chụp CT phổi giá bao nhiêu tiền?

Hiện nay, theo khảo sát chung tại một số cơ sở y tế và bệnh viện có chụp CT phổi cho thấy: Giá tiền mà người bệnh phải chi trả cho một lần chụp cắt lớp dao động từ 900.000 – 4.000.000 VNĐ. Tùy thuộc vào từng cơ sở thực hiện cũng như khu vực chụp mà chi phí sẽ thay đổi khác nhau, chính vì thế rất khó để trả lời chính xác cho câu hỏi chụp CT phổi bao nhiêu tiền?

Tuy nhiên, bạn có thể đánh giá, lựa chọn địa điểm chụp phù hợp dựa vào một vài tiêu chí ảnh hướng đến bảng giá chụp CT dưới đây:

Vị trí chụp CT

Khả năng ứng dụng cao nên có thể thực hiện kiểm tra chính xác toàn thân hay những vị trí trên cơ thể như xương, não, bụng, mạch máu,…

Ở mỗi vị trí chụp CT như: chụp CT phổi, chụp CT não, chụp CT bụng… sẽ có mức giá khác nhau.

Sử dụng thuốc cản quang

Thuốc cản quang là một chất giúp tương phản tĩnh mạch để đưa ra hình ảnh rõ hơn khi chụp CT. Tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh và bệnh lý cụ thể, bác sĩ sẽ chị định chụp CT có hoặc không sử dụng thuốc cản quang. Do đó, chụp CT bao nhiêu tiền cũng sẽ phụ thuộc vào tiêu chí này.

Thiết bị chụp CT

Thiết bị sử dụng là yếu tố quan trọng để chụp CT, ảnh hưởng đến chi tiết và độ chính xác của mỗi lần chụp. Có nhiều cơ sở y tế sử dụng thiết bị cũ và lạc hậu nên đưa ra mức giá chụp CT rẻ. Thiết bị cũ không chỉ cho ra kết quả chụp CT không chính xác mà còn tiềm ẩn nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Vì thế, người bệnh không nên lựa chọn cơ sở chụp CT phổi giá rẻ để rồi ảnh hưởng đến chính sức khỏe của bản thân.

Chụp CT phổi ở đâu?

Dưới đây là những địa chỉ chuyên chụp CT phổi uy tín và tốt nhất hiện nay:

Phòng khám Đa khoa Đông Đô

  • Địa chỉ: Số 61, Đường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
  • Điện thoại: 024 3576 3699

Phòng khám số 1 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

  • Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 024 3574 3456

Chuyên khoa Hô hấp – Bệnh viện đa khoa Thu Cúc

  • Địa chỉ: Số 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Trung tâm Hô Hấp – Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: Tầng 6 nhà P – Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 024 3868 6986, máy lẻ: 3631

Khoa Hô hấp – Bệnh viện Phổi Trung ương

  • Địa chỉ: Số 463 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội
  • Điện thoại : 0243 832 6249

Khoa Hô hấp – Bệnh viện nhi trung ương

  • Địa chỉ: 18/879 Đê La Thành, Đống Đa, Hà Nội

Khoa Hô hấp Dị ứng – Bệnh viện Hữu nghị

  • Địa chỉ: Số 1 Trần Khánh Dư, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: 024 3972 2231 – 024 3972 2232

Khoa Hô Hấp & Dị Ứng – Bệnh viện Việt Pháp

  • Địa chỉ: Số 01, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Trên đây là những thông tin về phương pháp chụp CT phổi. Hy vọng bạn đã có thêm kiến thức trong quá trình chẩn đoán các bệnh lý về phổi. Cảm ơn các bạn đã theo dõi. Chúc bạn nhiều sức khỏe.

Bệnh lý liên quan: Hội chứng đông đặc phổi có nguy hiểm không?

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *