Chạm tay vào thủy ngân có sao không? Biện pháp xử lý thủy ngân an toàn

Thủy ngân là một kim loại rất độc với cơ thể con người. Kim loại này có thể gây tử vong nếu chúng ta tiếp xúc và xử lý sai cách. Vậy chạm tay vào thủy ngân có sao không, bài viết sau sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác.

Chạm tay vào thủy ngân có sao không?

Chạm tay vào thủy ngân có sao không
Chạm tay vào thủy ngân có thể gặp nhiều nguy hiểm

Thủy ngân là một kim loại ở dạng lỏng và dễ bay hơi trong không khí. Ở dạng lỏng, kim loại này không có khả năng gây ngộ độc cao như dạng bay hơi. Do đó, bạn không cần quá lo lắng về việc chạm tay vào thủy ngân có sao không. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý vệ sinh thật sạch vị trí tay chạm vào thủy ngân và nên gặp bác sĩ nếu thấy những bất thường về sức khỏe.

Nuốt phải thủy ngân có trong nhiệt kế nguy hiểm không?

Trong nhiệt kế có một lượng nhỏ thủy ngân dạng nguyên chất độc hại. Trong trường hợp nhiệt kế vỡ và trẻ nhỏ nuốt phải thủy ngân không quá đáng sợ. Bởi thủy ngân có khẳng hấp thu chỉ 1/100 qua đường ruột người khỏe mạnh. Thêm vào đó, lượng thủy ngân có trong nhiệt kế thường rất nhỏ và sẽ được cơ thể đào thải ra bên ngoài.

Mặc dù nuốt phải thủy ngân trong nhiệt kế không gây hại, nhưng trong các trường hợp người nuốt mắc các bệnh về đường tiêu hóa lại rất nguy hiểm. Một số bệnh về đường tiêu hóa có thể kể đến như: Thủng ruột, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét đại tràng… Lúc này lượng thủy ngân nuốt phải sẽ hấp thu vào máu dẫn đến ngộ độc cấp tính.

Hít phải thủy ngân trong không khí gây hại gì?

Nếu con người hít trực tiếp thủy ngân sẽ rất hại cho cơ thể. Bởi khí thủy ngân đi vào phổi rất độc, nó hấp thu nhanh qua đường hô hấp, màng phế nang đến thận, gan và hệ thần kinh. Vì vậy, hít phải khí thủy ngân có thể gây phổi cấp tính, mất trí nhớ, nôn ói, co giật, viêm ruột…

Khí thủy ngân có thể gây suy hô hấp, ngộ độc cấp tính, thậm chí dẫn đến tử vong nếu cơ thể người hít phải lượng lớn thủy ngân.

Ngộ độc thủy ngân có dấu hiệu gì?

Một số dấu hiệu ngộ độc thủy ngân phổ biến là đau nhói và tê ở môi, ngón chân, ngón tay mất dần cảm giác. Khi cơ thể bị phơi nhiễm thủy ngân kéo dài có thể dẫn đến: Mất khả năng kiểm soát hoạt động tay chân, mất trí nhớ, run rẩy, mệt mỏi, căng thẳng thần kinh…

Các triệu chứng ngộ độc thủy ngân xảy ra khi bạn tiếp xúc với nồng độ chất này trên 50 microgram/m3 trong không khí. Biểu hiện lâm sàng của mỗi người bệnh là khác nhau, phụ thuộc vào dạng thủy ngân gây độc, lượng tiếp xúc, thời gian và tình trạng sức khỏe.

Các biểu hiện ngộ độc thủy ngân do hít phải hơi hay ăn thủy ngân là khác nhau, cụ thể:

Dấu hiệu ngộ độc do cơ thể hít phải hơi thủy ngân

Hít phải thủy ngân gây các bệnh về phổi cấp tính. Vì vậy, một số triệu chứng đầu tiên của tình trạng này gồm: Ớn lạnh, sốt và khó thở.

Các dấu hiệu tiếp theo của người hít phải thủy ngân là: đau bụng, mề đay, choáng váng, viêm miệng, co giật, buồn nôn, nôn ói, viêm ruột. Tình trạng hít phải thủy ngân này có thể tự dịu đi trong khoảng một đến hai tuần. Tuy nhiên, khi lượng thủy ngân lớn, người hít phải chất này diễn tiến có thể nặng hơn thành phù phổi, suy hô hấp thậm chí tử vong.

Trường hợp hít phải hơi thủy ngân, bạn cần nhanh chóng ra khỏi môi trường có chất độc, cởi bỏ quần áo có dính thủy ngân, rửa sạch người bằng nước sạch… Sau đó đến bệnh viện gần nhất để kiểm tra, đánh giá tình trạng nhiễm độc và có phương pháp xử lý kịp thời.

Dấu hiệu ngộ độc do ăn thức ăn chứa thủy ngân

Ăn thức ăn có chứa thủy ngân thường không có biểu hiện ngộ độc ngay mà phải sau nhiều ngày thì các dấu hiệu rõ ràng. Một số loại rau, hải sản nuôi trồng trong môi trường nhiễm thủy ngân có thể gây ngộ độc mạn cho người ăn với các biểu hiện như: Dị cảm, thần kinh suy nhược thậm chí giảm khả năng nghe, rối loạn hành vi.

Cách xử lý thủy ngân an toàn

Thủy ngân là một nguyên tố hóa học được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống như: Làm nhiệt kế, công tắc, rơ le, đèn huỳnh quang…  Tuy nhiên khi sử dụng các sản phẩm có thủy ngân, người dùng cần cẩn thận để tránh tối đa việc rơi vỡ hay thất thoát thủy ngân ra ngoài môi trường.

Cách xử lý thủy ngân an toàn
Cách xử lý thủy ngân an toàn theo đúng chuyên gia

Trong trường hợp bị rơi vỡ các dụng cụ có chứa thủy ngân, bạn cần:

  • Thay toàn bộ quần áo đang mặc khi bị dính thủy ngân
  • Nếu thủy ngân tiếp xúc da: Rửa kỹ nơi bị ảnh hưởng thủy ngân bằng xà phòng và nước.
  • Dùng nước muối rửa mắt để rửa kỹ mắt
  • Nếu hít phải một lượng lớn hơi thủy ngân, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức
  • Mặc các trang phục bảo hộ, đeo khẩu trang khi xử lý thủy ngân. Bạn cần sử dụng các que bông ướt để thấm thủy ngân. Tiếp theo, bạn cho thủy ngân đã được thấm vào hộp đậy nắp kín, tuyệt đối không đổ vào nguồn nước hay cống rãnh.
  • Ngoài ra, bạn có thể sử dụng bột hấp thụ thủy ngân từ bộ dụng cụ chuyên dụng. Bột này có tác dụng giảm nguy cơ thủy ngân tỏa hơi.
  • Không sử dụng máy hút bụi thông thường để làm sạch thủy ngân. Nếu bạn làm như vậy sẽ khiến thủy ngân sinh ra hơi độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Khi bạn có dấu hiệu ngộ độc thủy ngân như: buồn nôn, nhức đầu, đau họng, sốt… Cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được y bác sĩ can thiệp giải độc thủy ngân kịp thời.

Tóm lại, bài viết đã trả lời cho câu hỏi chạm tay vào thủy ngân có sao không và các vấn đề liên quan. Có thể khẳng định thủy ngân là một chất hóa học nguy hiểm khi con người tiếp xúc trực tiếp. Vì vậy, trong trường hợp hít/ăn/chạm tay vào thủy ngân có những biểu hiện bất thường, bạn cần liên hệ với các cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.

3.7/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *