Đau xương chậu cảnh báo bệnh gì? Cách giảm đau

Cơn đau xương chậu cảnh báo nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe mỗi người. Nếu bạn đang gặp phải những cơn đau khó chịu tại khu vực này, đừng bỏ lỡ nội dung bài viết dưới đây để biết cách khắc phục hiệu quả.

Đau xương chậu là gì?

Đau xương chậu được hiểu là cảm giác đau nhức ở vùng xương chậu. Cơn đau ở vị trí này có thể xảy ra ở cả nam giới và phụ nữ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên phần lớn các cơn đau phát sinh đều do bệnh lý.

Dựa vào tính chất cơn đau của mỗi người, đau xương đậu được chia thành 2 dạng là: Đau vùng chậu cấp tính và mãn tính.

  • Đau vùng chậu cấp tính là cơn đau xuất hiện đột ngột, bất ngờ, thường xảy ra dưới 6 tháng. Người bệnh bị đau nhói, đau quặn từng cơn và khó có thể kiểm soát triệu chứng
  • Cơn đau vùng chậu mãn tính thường kéo dài dai dẳng. Tính chất cơn đau thường âm ỉ nhưng cũng có lúc đau quặn thành từng cơn. Dạng bệnh này thường được xác định khi cơn đau kéo dài quá 6 tháng

Đau xương chậu

Nguyên nhân đau xương chậu

Theo các bác sĩ chuyên khoa, hiện tượng đau xương chậu có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể cơn đau khởi phát do tác động từ ngoại lực như: Chấn thương, lao động nặng nhọc, tư thế làm việc không khoa học,….

Tuy nhiên phần lớn các nguyên nhân đều do bệnh lý gây ra. Trong đó những căn bệnh thường gặp nhất là:

  • Bệnh thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng thường xảy ra ở người từ độ tuổi trung niên và người già. Sự thoái hóa khiến cho lượng dịch nhầy khớp háng bị giảm dần khiến cho các khớp xương liên tục ma sát với nhau. Cùng với việc lưu lượng máu không được cung cấp đủ để nuôi dưỡng khớp. Dẫn đến các cơn đau xương chậu ngày một dữ dội và khó chịu.

  • Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là tình trạng đĩa đệm bị nứt rách khiến phần nhân nhầy tràn ra ngoài. Lúc này các dây thần kinh, dây chằng, gân cơ xung quanh vùng thắt lưng liên tục bị chèn ép. Gây ra cảm giác đau nhức từ khung xương chậu đến gót chân.

  • Bệnh đau ruột thừa

Đau ruột thừa cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra cơn đau vùng xương chậu. Triệu chứng bệnh thường đi kèm là: Nôn mửa, buồn nôn, sốt,….Căn bệnh này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được can thiệp y tế kịp thời.

  • Bệnh u xơ tử cung

Đây là bệnh lý phụ khoa thường gặp ở phụ nữ. Đây là tổn thương lành tính và rất phổ biến ở phụ nữ từng trải qua sinh nở. Ở giai đoạn đầu các khối u còn nhỏ nên chưa gây ra triệu chứng bất thường. Sau khi tăng sinh về kích thước chúng sẽ gây ra các cơn đau khó chịu từ cột sống thắt lưng xuống vùng xương chậu. Kèm theo các biểu hiện như: Xuất huyết âm đạo bất thường, khí hư ra nhiều,….

  • Bệnh sỏi thận

Triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh sỏi thận là gây đau lưng ở vùng xương chậu. Nguyên nhân là do sỏi thận gây chèn ép và kích thích lên các mô tế bào vỏ thận cũng như các dây thần kinh cảm giác xung quanh. Từ đó dẫn đến các cơn đau âm ỉ vùng bụng dưới, hai bên hông và han sang vùng thắt lưng, khung chậu.

Nguyên nhân đau xương chậu

Chẩn đoán đau xương chậu

Đầu tiên bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử của người bệnh thông qua việc hỏi một số nội dung liên quan đến triệu chứng đau, tính chất cơn đau.

Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện một số phương pháp chẩn đoán sau:

  • Xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm dịch tiết: Nhằm mục đích kiểm tra yếu tố nhiễm trùng và xác định loại vi khuẩn gây đau vùng chậu
  • Xét nghiệm nước tiểu: Được thực hiện để kiểm tra, đánh giá nhiễm trùng ở hệ tiết niệu
  • Xét nghiệm tế bào cổ tử cung: Với mục đích tìm kiếm tế bào ung thư
  • Siêu âm: Giúp bác sĩ tìm kiếm các triệu chứng bất thường bên trong xương chậu
  • Nội soi: Để kiểm tra bên trong xương chậu, tìm kiếm dấu hiệu nhiễm trùng hoặc các mô tế bào bất thường
  • Chụp X-quang: Kiểm tra các vấn đề liên quan đến xương chậu
  • Chụp MRI hoặc chụp CT: Phương pháp giúp kiểm tra cấu trúc của xương chậu cũng như các mô mềm xung quanh. Điều này giúp bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp

Khi nào người bị đau xương chậu cần đến gặp bác sĩ?

Thực tế cho thấy các cơn đau vùng xương chậu không cần thiết phải tiến hành điều trị y tế. Đa phần triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm sau khi chăm sóc tại nhà và nghỉ ngơi đúng cách.

Tuy nhiên nếu cơn đau kéo dài, biểu hiện bệnh diễn ra theo chiều hướng xấu. Kèm theo các dấu hiệu bất thường như: Sốt, buồn nôn, nôn mửa, người bệnh dần mất ý thức,… thì cần tìm đến bác sĩ để được điều trị ngay lập tức.

Khi nào người bị đau xương chậu cần đến gặp bác sĩ

Cách làm giảm đau xương chậu

Để xoa dịu triệu chứng bệnh và hạn chế các biến chứng xấu có thể xảy ra khi bị đau xương chậu, mọi người có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Chườm nóng

Chườm nóng lên vị trí bị đau giúp làm giãn nở mạch máu, thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết. Nhờ vậy cơn đau sẽ dần thuyên giảm. Người bệnh nên thực hiện biện pháp này trong khoảng 20 phút sau bữa ăn 30 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất.

  • Châm cứu giảm đau xương chậu

Châm cứu là phương pháp điều trị bệnh theo y học cổ truyền đã có từ rất lâu đời. Việc châm kim vào các huyệt đạo phản chiếu sẽ đem lại tác dụng tốt trong việc đả thông kinh lạc, kích thích tuần hoàn máu. Đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu và cải thiện tâm trạng cho người bệnh rất tốt.

  • Sử dụng thuốc giảm đau

Trong trường hợp đã áp dụng các phương pháp nêu trên mà tình trạng đau nhức không được cải thiện thì bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau. Một số loại thuốc Tây giúp giảm đau nhanh thông dụng nhất là: Ibuprofen, Meloxicam, Paracetamol,… Tuy vậy người bệnh không nên lạm dụng thuốc để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong đợi.

Trên đây là một số thông tin về hiện tượng đau xương chậu và cách giảm đau hiệu quả. Mong rằng nội dung bài viết đã giúp mọi người có thể bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *