Giãn phế quản là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Giãn phế quản gây khó thở, ho dai dẳng, người mệt mỏi, khó chịu, thỉnh thoảng phát ra tiếng khò khè khi thở. Các triệu chứng bệnh xuất hiện nhiều lần kèm theo hiện tượng ho. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Giãn phế quản là gì?

Giãn phế quản là khi các ống dẫn không khí vào và ra khỏi phổi của bạn bị giãn ra và bị hư hại. Điều này làm cho bạn cảm thấy khó thở hơn, thỉnh thoảng sẽ bị bùng phát những cơn khó thở cực độ. Đây là một bệnh mãn tính thường diễn biến xấu đi theo thời gian.

Giãn phế quản là căn bệnh tàn phá cấu trúc của phế quản bằng việc giãn ra liên tục không hồi phục của các phế quản dao động từ cấp 3 cho tới cấp 8. Những phế quản trong phổi khi bị bệnh thường giãn thành ổ không thể tự lành lại kèm theo triệu chứng của một số bệnh khác và nhiễm khuẩn mãn tính.

Bất cứ ai cũng có thể bị bệnh, một số trường hợp bị phát hiện do di truyền bẩm sinh. Bệnh có thể giãn rộng ở một hoặc hai bên phổi, lan ra nhiều thùy khác nhau hoặc chỉ giãn ở một thùy hoặc một phần nhỏ của phổi.

Ở thời kỳ trước khi có thuốc kháng sinh, giãn phế quản là một căn bệnh phổ biến và có thể dẫn tới tử vong hoặc tàn phế. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tại các nước phát triển thì nó lại trở thành căn bệnh hiếm gặp. Sở dĩ các nước đạt được kết quả tiến bộ lớn như vậy là nhờ hiệu quả của việc áp dụng thuốc miễn dịch ở trẻ em được phát triển rộng rãi, đặc biệt là thuốc chống ho gà và sởi. Ngoài ra thuốc kháng sinh trị nhiễm trùng đường hô hấp cũng có tác dụng phòng trị bệnh rất tốt.

Giãn phế quản

Nguyên nhân giãn phế quản

Thành phế quản dày hơn vì bị viêm và nhiễm trùng, điều này ngăn chất nhầy chảy ra như cách thông thường. Chất nhầy sản sinh thêm ra có thể bẫy vi khuẩn, gây nhiễm trùng nhiều hơn, tạo sẹo và thành phế quản dày lên khiến cho phổi phải vật lộn để làm việc theo thời gian.Trào ngược axit vào phổi giống như bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), cũng có thể gây giãn phế quản.

Yếu tố nguy cơ giãn phế quản

Bạn có nguy cơ cao hơn nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau:
  • Lớn tuổi có nguy cơ bị bệnh giãn phế quản cao hơn rất nhiều so với những người trẻ tuổi.
  • Hai phần ba các trường hợp giãn phế quản là ở phụ nữ. Nhưng bệnh lại xảy ra nhiều hơn ở các thanh niên nam giới so với thanh niên là nữ giới.
  • Dị ứng phế quản phổi, một loại viêm phổi.
  • Thiếu Alpha-1-antitrypsin, một tình trạng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi và gan.
  • Xơ nang, một bệnh di truyền gây tổn hại cho phổi, hệ tiêu hóa và các cơ quan khác.
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến lông mao, chúng phát triển giống như lông nhỏ quét chất nhầy từ phế quản của bạn.
  • Bệnh suy giảm hệ miễn dịch (như HIV hoặc  AIDS).
  • Các bệnh viêm ruột, như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.
  • Hàm lượng protein thấp chống lại nhiễm trùng trong máu (suy giảm miễn dịch thể dịch).
  • Các bệnh thấp khớp, viêm khớp dạng thấp,…

Giãn phế quản do bẩm sinh

Giãn phế quản bẩm sinh khiến cho những phế quản bị giãn ra do phổi ngoại vi kém phát triển.

  • Hội chứng Kartagener: mắc nhiều bệnh một lúc giãn phế quản lan tỏa, viêm xoang, polip mũi, phủ tạng rối loạn. Người bệnh còn có thể bị viêm mũi mạn tính, vô sinh (ở nam), viêm tai giữa, giác mạc có vấn đề, đau đầu và suy giảm khứu giác.
  • Hội chứng Mounier-Kuhn: gồm viêm xương sàng và giãn phế quản. Khi phế quản bị phì ra rất lớn, đường kính rộng gấp đôi so với bình thường. Khí ở phế quản bị phì đại vì khuyết tật cấu trúc tổ chức liên kết ở thành phế quản gây ra giãn phế quản.
  • Hội chứng Williams-Campbell: hiện tượng khuyết tật cấu trúc sụn phế quản khiến phế quản phình ra lúc thở vào và lại xẹp xuống lúc thở ra.
  • Hội chứng móng tay vàng: xảy ra khi hệ thống bạch huyết bị giảm sản bẩm sinh. Người bệnh mắc phải các triệu chứng như móng tay có màu vàng nhạt, cong và dày, giãn phế quản kèm phù bạch huyết.

Phổi bị giãn phế quản

Giãn phế quản do mắc phải

  • Giãn phế quản xảy ra sau khi bị viêm hoại tử
  • Nhiễm khuẩn phế quản hoặc phổi tái diễn (sởi, ho gà, cúm)
  • Thiếu hụt miễn dịch
  • Tiếp xúc với hơi hóa chất độc hại
  • Hít phải xăng
  • Loét phế quản
  • Tác nhân hóa học kết hợp với nhiễm khuẩn thứ phát
  • Hoại tử phế quản
  • Nhiễm khuẩn
  • Phản ứng miễn dịch bất thường
  • Mạch máu phế quản cản trở nuôi dưỡng phế quản
  • Do chít hẹp phế quản
  • U, dị vật, lao hạch chèn ép phế quản
  • Tổn thương quanh phế quản như xơ hang, áp xe phổi mãn tính, lao xơ phổi
  • Bệnh phế nang viêm xơ hóa
  • Xẹp, mất thể tích nhu mô phổi
  • Nhiễm khuẩn thứ phát
  • Viêm tuyến giáp, viêm loét đại tràng
  • Khuyết tật thanh lọc nhầy rung mao

Giãn phế quản vô căn

Nguyên nhân giãn phế quản vô căn (tiếng anh là Idiopathic bronchiectsis) đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên những trường hợp mắc phải dạng giãn phế quản này rất hiếm.

Giải phẫu bệnh giãn phế quản

  • Bản chất của giãn phế quản là sự tàn phá cấu trúc sụn thành phế quản, cơ sợi chun giãn, đưa các tổ chức xơ lên thay thế kết cấu tự nhiên của thành phế quản.
  • Lòng động mạch phế quản tăng khiến nhiều chỗ phình ra, đặc biệt là phát triển những chỗ nối từ động mạch phổi với động mạch phế quản tạo các đoạn dừng dễ bị vỡ gây khái huyết trong giãn phế quản.
  • Niêm mạc phế quản bị nhiễm các nang lympho, tuyến phế quản phì đại tăng sinh, màng đệm dày lên, tăng tiết.
  • Phổi quanh phế quản giãn xẹp lại do tiểu phế quản ngoại vi tắc nghẽn, các tiểu phế quản xơ hoá, thũng phổi quanh tổn thương xơ, thành phế nang dày lên, teo lại, tổn thương phổi quanh ổ giãn.
  • Giãn phế quản ở một bên phổi hay ở cả hai bên, hay gặp ở thuỳ dưới. Phân loại giãn phế quản hình túi, hình trụ,… dựa vào bệnh học, hình ảnh Xquang.
  • Thành phế quản căng giãn, phá huỷ, tăng tiết nhầy, viêm mạn tính, mất nhung mao. Các vùng nhu mô phổi (phế nang) xơ hoá làm xẹp phổi, mất thể tích…
  • Giãn phế quản với viêm phế quản mạn tính, khí thũng phổi, xơ phổi. Thay đổi bệnh học hô hấp quyết định rối loạn chức năng, huyết động, giảm lưu lượng thở, giảm thể tích phổi, mất cân bằng tỷ số thông khí dòng máu (VA/QC), giảm oxy trong máu.

Phân loại giãn phế quản

Bệnh được phân loại theo các cách khác nhau, phổ biến nhất là theo lâm sàng, nguyên nhân, giải phẫu, hình ảnh X-quang và theo các thể.

Theo lâm sàng

  • Giãn phế quản thể ướt: hay bị thuỳ dưới, lan tỏa ra hai phổi, đặc trưng là ho khạc đờm nhiều,bị nhiều đợt bội nhiễm vi khuẩn.
  • Giãn phế quản thể khô: thường bị ở thuỳ trên, triệu chứng đặc trưng là ho khạc ra máu, ít khạc đờm.
  • Giãn phế quản thể hỗn hợp: vừa có  khạc nhiều đờm vừa có ho máu.

Theo nguyên nhân

  • Giãn phế quản theo dạng bẩm sinh (nguyên phát)
  • Giãn phế quản theo dạng mắc phải (thứ phát)

Theo giải phẫu

  • Giãn phế quản cục bộ: các ổ giãn khu trú, có thái huyết, ít khạc đờm, lâm sàng lặng lẽ, thường là do mắc phải.
  • Giãn phế quản lan tỏa: Bệnh nhân ho khạc đờm nhiều, khái huyết tái diễn, khó thở, suy hô hấp, tâm phế mạn xuất hiện sớm, bệnh thường mắc từ lúc trẻ.

Theo X-quang

  • Giãn phế quản thể hỗn hợp
  • Giãn phế quản dạng hình tràng hạt
  • Giãn phế quản dạng hình túi
  • Giãn phế quản dạng hình trụ

Theo các thể

  • Thể xẹp phổi (chiếm 33,8%)
  • Thể áp xe hoá (chiếm 18,3%)
  • Thể giả lao phổi (chiếm 11,3%)
  • Thể viêm phổi mạn tính (chiếm 7%)
  • Thể giả u (chiếm 5,6%)

Chẩn đoán giãn phế quản

Nếu bạn đang mắc phải các triệu chứng nghi ngờ là giãn phế quản, đặc biệt là nếu như chúng đã trong một thời gian dài thì bạn nên đi khám bác sĩ. Bạn có thể sẽ chụp X-quang ngực, chụp CT, xét nghiệm máu. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra hơi thở của bạn hoặc tiến hành các xét nghiệm khác để chẩn đoán bệnh chính xác.

Quy trình chẩn đoán giãn phế quản, dựa vào cả chẩn đoán lâm sàng và X quang. Các bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi trước khi tiến hành khám, ví dụ như:

  • Tiền sử nhiễm trùng trước đây của bạn hoặc các triệu chứng hô hấp nếu ở trẻ em.
  • Tiền sử gia đình bị giãn phế quản, đặc biệt là xơ nang.
  • Lịch sử hút thuốc.
  • Xuất hiện các triệu chứng rối loạn viêm toàn thân (vấn đề về khớp, phát ban da, đau cơ).
  • Thời gian và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
  • Tần suất xuất hiện nhiễm trùng.

Khám lâm sàng

  • Kiểm tra ngoại vi cho các dấu hiệu của bệnh phổi mãn tính, ví dụ như thay đổi tình trạng của móng tay.
  • Triệu chứng ho, về cường độ và đờm sinh ra.
  • Dấu hiệu rối loạn viêm toàn thân (khớp, da, cơ, mắt).
  • Giãn phế quản được đặc trưng bởi tiếng ồn khu trú hoặc tiếng kêu, tiếng khò khè khi thở, được nghe bằng ống nghe.

Chụp CT và X-quang

  • Chụp CT độ phân giải cao để xác định chẩn đoán giãn phế quản.
  • Những phát hiện – giãn phế quản thành (đường kính trong của ống thông lớn hơn đường kính của động mạch phổi liền kề), các tổn thương phế quản với hình ảnh của phế quản ở ngoài 1-2cm từ các trường phổi.
  • Thường được thực hiện khi bệnh nhân ổn định lâm sàng.
  • c-HRCT là tiêu chuẩn chẩn đoán.
  • Vì trẻ em có nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư do phóng xạ gây ra, giao thức c-HRCT phải đảm bảo mức phơi nhiễm phóng xạ thấp nhất có thể để có được đánh giá chính xác.
  • Các tiêu chí X-quang quan trọng của tỷ lệ phế quản, động mạch ở những người không mắc bệnh phổi phụ thuộc vào độ tuổi.

Hình ảnh X- quang chẩn đoán giãn phế quản:

Hình ảnh X- quang chẩn đoán giãn phế quản

x-quang giãn phế quản

Điều trị giãn phế quản

Bởi vì tình trạng mãn tính này trở nên tồi tệ và nguy hiểm hơn theo thời gian diễn ra, điều quan trọng là cần phải phát hiện ra bệnh giãn phế quản càng sớm càng tốt và điều trị nó. Điều này sẽ có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng, làm chậm thiệt hại và làm cho tình trạng dễ kiểm soát hơn.

  • Thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng thường được bác sĩ cho bệnh nhân sử dụng đầu tiên. Một loại kháng sinh có tên gọi là macrolide (azithromycin và clarithromycin), sẽ giúp người bệnh giảm viêm.
  • Bác sĩ có thể sẽ sử dụng một thiết bị biến thuốc thành sương để người bệnh thở trực tiếp vào phổi giúp bệnh nhân mở đường thở và hạn chế viêm. Bác sĩ cũng có thể sẽ đề nghị bạn nên tiêm phòng cúm và viêm phổi để tránh nhiễm trùng.
  • Bệnh nhân giãn phế quản cũng có thể được đề nghị sử dụng liệu pháp oxy hoặc phương pháp vật lý trị liệu ngực – CPT – vỗ ngực để thông phế quản và phổi của bạn.
  • Trong một số trường hợp, bạn có thể cần phẫu thuật, thậm chí ghép phổi.

Điều trị nội khoa

  • Mục đích để kháng nhiễm trùng, chống tắc nghẽn đường thở, tăng tiết và các biến chứng khái huyết, suy hô hấp, giảm oxy máu, tâm phế mạn.
  • Làm sạch lưu đờm trong phổi theo tư thế thích hợp, vỗ rung kết hợp khạc để đờm ra dễ dàng .
  • Sử dụng thuốc làm loãng đờm nếu người bệnh khó khạc. Ví dụ như thuốc natribengoat, a-chymotripsin, mucomyst hoặc nước muối ấm…
  • Sử dụng kháng sinh: điều trị các đợt bội nhiễm cho đến khi hết khạc đờm mủ và hết sốt.
  • Nên sử dụng kháng sinh mạnh, có thể kết hợp hai loại kháng sinh cùng lúc.
  • Chữa trị các biểu hiện khác như ho, sốt, suy tim, suy hô hấp nếu có.
  • Cầm máu với các loại các thuốc co mạch như hypantin, glandutrin, transamin.
  • Truyền máu tươi cho những bệnh nhân ho ra máu nặng.

Can thiệp mạch

Nếu tình trạng ho ra máu tái diễn, ho ra máu nặng ở các bệnh nhân giãn phế quản thì có thể điều trị cầm máu bằng việc gây bít tắc động mạch phế quản. Các bác sĩ sẽ gây tắc phần thân với các nhánh phân chia động mạch phế quản của bệnh lý bằng việc bơm Spongel, hạt Contour (trộn với thuốc cản quang rồi pha loãng). Tiến hành bơm qua ống thông chụp mạch để làm tắc lòng động mạch giúp loại bỏ những nhánh mạch có liên quan với vùng chảy máu, chụp kiểm tra cuống mạch (> 3cm), có thể thực hiện lại lần sau nếu như tái phát ho ra máu.

Điều trị giãn phế quản

Chữa trị ngoại khoa

  • Được thực hiện khi giãn phế quản khu trú ho ra máu nặng có thể đe dọa tới tính mạng bệnh nhận.Tình trạng ho ra máu dai dẳng sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ và khả năng lao động .
  • Phương án phẫu thuật để cắt bỏ thuỳ phổi bị giãn phế quản hoặc phân thuỳ phổi là cách điều trị tốt nhất.

Cách phòng giãn phế quản hiệu quả

Bạn có thể sống tốt hơn với bệnh giãn phế quản nếu bạn thực hiện các bước để làm cho phổi khỏe mạnh hơn và tránh bùng phát bệnh:

  • Tuân thủ việc sử dụng thuốc như bác sĩ kê đơn.
  • Tránh nhiễm trùng phổi do khói và khí độc hại.
  • Không hút thuốc.
  • Uống nhiều nước để giúp ngăn chất nhầy quá dày.
  • Tập thể dục, chơi thể thao, năng vận động.
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học.

Khi bệnh nhân bị giãn phế quản, tại một số điểm sẽ phải đối mặt với tình trạng trầm trọng hơn như:

  • Đờm tăng nhiều
  • Đờm có nhiều màu khác nhau
  • Máu trong đờm
  • Ho
  • Ho với cường độ mạnh
  • Hơi thở gấp gáp
  • Mệt mỏi
  • Tưc ngực

Hãy thường xuyên tham khảo ý kiến của bác sĩ để giúp bạn đối phó với căn bệnh khó chịu này.

Trên đây là tổng hợp các thông tin vầ bệnh giãn phế quản, mong rằng qua đây bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này, từ đó phát hiện bệnh sớm, có biện pháp điều trị và phòng ngừa thích hợp.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *