Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh dấu hiệu nhận biết, cách trị hiệu quả

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý ngày càng phổ biến trong điều kiện khí hậu ngày nay của nước ta. Bài viết dưới đây sẽ cho chúng ta cách nhìn tổng quan nhất về bệnh lý này, nguyên nhân từ đâu? Dấu hiệu bệnh biểu hiện như thế  nào và cách điều trị ra sao?

Trẻ sơ sinh bị viêm phế quản

Viêm phế quản hay còn gọi là sưng cuống phổi ở trẻ sơ sinh là tình trạng niêm mạc phế quản của các bé sơ sinh vì nguyên nhân nào đó bị viêm nhiễm. Bệnh được phân loại là bệnh ở đường hô hấp dưới. Tuy nhiên tình trạng viêm này chưa đi xuống phổi mà chỉ dừng lại ở viêm cấp tính niêm mạc phế quản.

Đối với bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho bé và sớm nhất sẽ dẫn đến bệnh lý viêm phổi.

Trẻ sơ sinh bị viêm phế quản

Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

Bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý rất dễ xảy ra và phổ biến, nhưng để phát hiện sớm và kịp thời nhất căn bệnh đòi hỏi người mẹ phải tinh tế và chú ý đến những chi tiết nhỏ của bé như:

  • Không nô đùa, bỏ bú, quấy khóc vì thở khó, hắt hơi, ho, chảy nước mũi, thậm chí là nôn ói,….
  • Đặc biệt nhất chính là cơn ho của bé sẽ hay xuất hiện vào nửa đêm, lúc tờ mờ sáng, cơn ho càng ngày càng kéo dài và nặng hơn.
  • Vì là bệnh đường hô hấp nên nhịp thở của bé cũng bị ảnh hưởng nhiều, trẻ thường hay thở hổn hển theo từng nhịp, kèm theo tinh thần bị mệt mỏi…

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ có dấu hiệu nặng hơn và làm ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của bé.

Nguyên nhân viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

Đối với hệ miễn dịch còn non nớt, trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh do nhiều yếu tố môi trường gây ra, cụ thể như:

Do yếu tố vi khuẩn

Trong khoang mũi của trẻ sơ sinh luôn tồn tại các loại vi khuẩn như: Tụ cầu khuẩn, liên cầu hay phế cầu khuẩn…. Thông thường trẻ sẽ bú mẹ trong vòng 6 tháng đầu tiên và trong sữa mẹ thì lại có nhiều các loại kháng thể giúp ngăn chặn sự tấn công của các loại vi khuẩn này nên chúng không gây hại được cho trẻ.

Tuy nhiên, nếu vì nguyên nhân nào đó như: Trẻ không bú mẹ trong những tháng đầu, sinh non,…. điều này khiến cho hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu. Từ đó khả năng các loại vi khuẩn này bắt đầu gây hại cho trẻ sơ sinh là rất cao, trong đó có cả bệnh viêm phế quản.

Do yếu tố từ môi trường sinh sống

Một số yếu tố môi trường sống như mùi hôi, khói thuốc lá, khói, bụi…. Chúng là những tác nhân hàng đầu gây bệnh ở đường hô hấp của trẻ sơ sinh. Theo các chuyên gia, yếu tố môi trường, trong đó yếu tố về không khí là có sự ảnh hưởng lớn nhất đến trẻ. Nếu môi trường sống không tốt, không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng thì khả năng rất cao trẻ sẽ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Do yếu tố về thời tiết

Đối với trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch của trẻ còn chưa hoàn thiện và chưa đủ sức tạo ra một cơ chế bảo vệ hoàn toàn. Trong thời điểm đấy, nếu thời tiết lại có biến chuyển, chẳng hạn như thời điểm giao mùa giữa mùa nắng và mùa mưa ở nước ta. Chính sự kết hợp ấy là điều kiện lý tưởng để bệnh viêm phế quản phát triển ở trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

Cách trị viêm phế quản cho trẻ sơ sinh

Điều trị bệnh viêm phế quản cho trẻ sơ sinh không phải là một điều đơn giản, bởi vì cơ thể của trẻ chưa hoàn thiện nên việc sử dụng tùy tiện một phương pháp nào đó cũng có những mặt nguy hiểm của chúng. Cách tốt nhất là các bậc phụ huynh hãy đưa bé đi khám tại các cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ có thể thăm khám và điều trị thích hợp. Dưới đây là một số phương pháp sử dụng khi chữa trị cho trẻ bị viêm phế quản:

Dùng thuốc hạ sốt thích hợp theo ý kiến của bác sĩ sử dụng cho trẻ hoặc dùng chườm ấm toàn thân, nhất là các vùng như nách và bẹn với mục đích chính là để hạ sốt.

Cùng với đó, quý phụ huynh cũng nên lưu ý:

  • Khi trẻ bị sốt, tuyệt đối không nên chùm quá kín cho bé, nên cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng hơi để giúp cơ thể điều hòa lại thân nhiệt.
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhất là khoang mũi của trẻ. Các bậc phụ huynh có thể dùng tăm bông thấm một ít nước muối sinh lý để vệ sinh cho mũi của bé.
  • Ngoài việc dùng thuốc hạ sốt khi trẻ bị sốt, các bậc phụ huynh cũng nên tham khảo với ý kiến bác sĩ trong việc dùng thuốc loãng đờm cho trẻ.
  • Đảm bảo để trẻ ở nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.

Trong các phương pháp trên, điều quý phụ huynh cần cẩn thận nhất chính là việc dùng thuốc cho trẻ. Tuyệt đối phải tham khảo qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng thuốc đối với trẻ.

Cách trị viêm phế quản cho trẻ sơ sinh

Tuy nhiên, việc quan trọng nhất đối với trẻ sơ sinh đó là phòng tránh bệnh viêm phế quản bằng cách thực hiện những việc sau đây:

  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong vòng ít nhất là 6 tháng đầu tiên.
  • Luôn giữ cho bé ấm, hạn chế tối đa việc di chuyển bé giữa hai nhiệt độ chênh lệch quá cao. Ví dụ, không đưa trẻ đột ngột vào phòng có điều hòa với nhiệt độ trên lệch quá cao hoặc quá thấp so với nhiệt độ bên ngoài.
  • Phụ huynh dùng nước muối sinh lý vệ sinh thường xuyên và làm sạch cho tai, mũi và miệng của bé.
  • Đối với các chất dễ gây dị ứng như: Lông thú, phấn hoa, nước thơm…. Không nên để gần bé để tránh gây dị ứng.

>> Tìm hiểu: Viêm tiểu phế quản ở trẻ em có tự khỏi không?

Trên đây là toàn bộ các thông tin xung quanh bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh. Từ những thông tin thiết thực và bổ ích này, chúng tôi hy vọng bạn có được những kiến thức đầy đủ về bệnh để chăm sóc cho gia đình bạn.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *