Viêm phế quản có lây không? Con đường lây nhiễm là gì?

Viêm phế quản có lây không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm nhất. Vì viêm phế quản là một bệnh lý đường hô hấp, trong khi tất cả những bệnh lý đường hô hấp đều có nguy cơ lây lan cao. Bài viết dưới đây, chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp vấn đề này một cách chi tiết để các bạn có thể hiểu hơn.

Viêm phế quản có lây không?

viêm phế quản có lây không

Các chuyên gia đã giải đáp: Viêm phế quản có lây từ người này sang người khác. Bởi vậy, để phòng ngừa và hạn chế lây lan viêm phế quản, bạn cần có những phương pháp để tự bảo vệ mình như:

  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh viêm phế quản. Đeo khẩu trang khi giao tiếp với người bệnh để tránh virus lây lan qua đường hô hấp.
  • Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người đang mắc viêm phế quản.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi.
  • Không sử dụng thuốc lá, thuốc lào và các chất kích thích đến đường thở.
  • Vệ sinh chân tay, răng miệng sạch sẽ, thường xuyên.
  • Giữ cho nơi ở của mình luôn sạch sẽ, thông thoáng.
  • Sống khoa học, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Nên ăn nhiều rau xanh, năng tập thể dục để nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.

Viêm phế quản lây qua đường nào?

Virus gây bệnh viêm phế quản dễ dàng lây lan và phát tán từ người này sang người khác. Bệnh hoàn toàn có thể bùng phát thành dịch nếu như không được kiểm soát một cách chặt chẽ. Bệnh lây qua 2 con đường chính là tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh:

Viêm phế quản lây qua đường nào

Lây trực tiếp qua tiếp xúc

Nguy cơ lây nhiễm trong trường hợp này là rất cao nếu:

  • Sống ở nơi đang có dịch
  • Tiếp xúc trực tiếp, giao tiếp với người đang bị bệnh

Virus gây bệnh lây nhiễm qua dịch tiết đường hô hấp thông qua việc hắt hơi, ho thậm chí là qua 1 cái bắt tay.

Lây qua các vật dụng cá nhân

Dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh sẽ có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Virus RSV gây bệnh viêm phế quản có thể sống vài giờ trên các đồ dùng cá nhân như quần áo, mặt bàn, bát đĩa… Nếu như vô tình tiếp xúc với vật dụng đã bị nhiễm virus thì nguy cơ bị lây nhiễm là khá cao.

Các giai đoạn phát triển của bệnh khi bị lây nhiễm

Sau khi bị lây nhiễm, người bệnh sẽ trải qua 4 giai đoạn phát triển của viêm phế quản đó là”

  • Giai đoạn ủ bệnh: Kéo dài từ 1 – 3 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Người bị lây nhiễm không có dấu hiệu nào đáng kể ở trong giai đoạn này.
  • Giai đoạn viêm đường hô hấp trên: Hắt hơi, sổ mũi, đau họng và sốt nhẹ, mệt mỏi đau nhức toàn thân là những triệu chứng đặc trưng của giai đoạn này. Bên cạnh đó, mọi người xung quanh rất dễ bị lây nhiễm trong giai đoạn này nếu không phát hiện và có biện pháp phòng tránh.
  • Giai đoạn viêm phế quản cấp: Ho khan và ho có đờm là những biểu hiện đặc trưng của giai đoạn này. Đờm có thể là màu trắng đục, màu xanh hoặc màu vàng. Trường hợp nặng có thể xuất hiện hiện tượng ho ra máu kèm đau tức ngực khi ho.
  • Giai đoạn hồi phục: Các triệu chứng bắt đầu giảm dần và người bệnh bắt đầu hồi phục sau 7-10 ngày được điều trị. Trong trường hợp người bệnh có sức khỏe kém, thời gian bình phục có thể lâu hơn.

Xem thêm:

Qua bài viết này chắc hẳn các bạn đã tự trả lời được câu hỏi “Viêm phế quản có lây không?” và lây qua đường nào rồi phải không. Đây là căn bệnh rất dễ lây nhiễm và có nguy cơ để lại những biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh chủ quan. Vì vậy, bạn nên nắm rõ các thông tin về viêm phế quản để có thể bảo vệ tốt cho sức khỏe của mình.

4/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *