Bệnh xơ phổi có chữa được không, sống được bao lâu?

Bệnh xơ phổi là tình trạng tổn thương phổi mãn tính khiến cho các mô phổi bị dày lên, xơ cứng và mất khả năng đàn hồi. Đây là căn bệnh nguy hiểm cần được sớm điều trị. Tham khảo thêm thông tin về nguyên nhân, triệu chứng xơ phổi trong bài viết dưới đây.

Xơ phổi là bệnh gì?

Bệnh xơ phổi hình thành khi mô phổi gặp phải tổn thương và bị sẹo hóa. Lúc này mô phổi dày lên và cứng gây khó khăn cho hoạt động hô hấp. Bệnh mãn tính khiến cho các mô phổi phát triển thành sẹo dần mất tính năng đàn hồi. Tình trạng này nếu tiếp tục diễn tiến sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như làm cho hơi thở của người bệnh ngắn dần, thiếu oxy trong máu, suy hô hấp…

Mặc dù các tổn thương phổi đã xơ hóa không thể chữa trị những các phương pháp điều trị sẽ giúp giảm thiểu triệu chứng và ngăn chặn các nguy cơ. Do đó, người bệnh cần thường xuyên tới cơ sở y tế thăm khám định kỳ để sớm phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời.

Nguyên nhân xơ phổi điển hình

Tình trạng sẹo hóa dẫn đến xơ phổi thường do nhiều yếu tố khác nhau. Chính vì vậy hầu hết các trường hợp bác sĩ sẽ không tìm ra nguyên nhân chính xác gây xơ phổi. Mọi người cũng có thể dựa vào các yếu tố nguy cơ để phát hiện tình trạng bệnh của mình. Cụ thể bao gồm:

  • Các bệnh lý nhiễm trùng do virus
  • Nghiện hút thuốc lá
  • Sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh kéo dài
  • Thường xuyên tiếp xúc với không khí ô nhiễm như là bụi kim loại, silica, protein động vật, vi khuẩn, khói và khí.
  • Di truyền giữa các thành viên trong gia đình.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản khiến axit bị hít vào phổi.

bệnh xơ phổi

Ngoài ra, những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh xơ phổi khác là do tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp,… Ví dụ như người trung niên dễ mắc bệnh hơn, bệnh phát triển ở nam giới nhiều hơn là phụ nữ.

Triệu chứng bệnh xơ phổi có nguy hiểm không?

Tùy vào từng tình trạng xơ phổi mà các triệu chứng xảy ra cũng khác nhau. Những người mới mắc bệnh sẽ có triệu chứng nhẹ hơn rồi nặng dần sau vài tháng hoặc vài năm sau. Một số dấu hiệu phổ biến của bệnh như:

  • Ho khan
  • Khó thở
  • Mệt mỏi
  • Sụt cân nhiều không rõ lý do
  • Đau nhức các khớp và các cơ
  • Phần đầu ngón chân, tay bị to bè

Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp gặp phải các triệu chứng khác chưa được đề cập. Các dấu hiệu này có thể triển biến nhanh chóng thành các đợt cấp tính và kéo dài từ vài ngày đến hàng tuần.

Bệnh xơ phổi có chữa được không?

Tình trạng sẹo hóa trong các mô phổi không thể thay đổi được. Do đó, chưa có phương pháp nào giúp điều trị tận gốc căn bệnh này. Hiện nay, các phương pháp đều chỉ giúp đẩy lùi triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tùy vào từng tình trạng nghiêm trọng của bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Thuốc uống

Một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định dùng trong quá trình điều trị bệnh xơ phổi như:

  • Thuốc pirfenidone và nintedanib giúp làm chậm sự phát triển của bệnh.
  • Các loại thuốc chống axit để điều trị tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

Tuy nhiên, các loại thuốc này cũng gây ra nhiều tác dụng phụ như là tiêu chảy, buồn nôn, phát ban… Hiện nay, các chuyên gia vẫn đang dành nhiều thời gian nghiên cứu để cho ra đời nhiều loại thuốc khác hiệu quả hơn.

Trị liệu oxy

Phương pháp sử dụng oxy không thể làm giảm tổn thương ở mô phổi nhưng có có khả năng giúp cho người bệnh thở và vận động dễ dàng hơn, giảm huyết áp tại tim phải, ngăn ngừa biến chứng nồng độ oxy trong máu thấp, cải thiện giấc ngủ giúp nâng cao tinh thần… Do đó, bệnh nhân có thể nhận oxy khi tập thể dục hoặc khi ngủ.

bệnh xơ phổi

Phục hồi chức năng phổi

Đây là phương pháp điều trị giúp người bệnh kiểm soát các triệu chứng và cải thiện cuộc sống hàng ngày, tránh các tác động của xơ phổi. Cụ thể phác đồ điều trị phục hồi chức năng sẽ tập trung vào các phương pháp:

  • Tập luyện thể dục nâng cao khả năng chịu đựng.
  • Tư vấn dinh dưỡng
  • Thực hiện các kỹ thuật thở giúp tăng hô hấp cho phổi.
  • Giáo dục về tình trạng sức khỏe cá nhân.
  • Tư vấn và hỗ trợ các trường hợp cần thiết.

Ghép phổi

Phương pháp này là sự lựa chọn cuối cùng cho người bị xơ phổi để giúp kéo dài sự sống và nâng cao chất lượng sinh hoạt hàng ngày. Mặc dù vậy, ghép phổi cũng có nhiều rủi ro rất cần cân nhắc như biến chứng nhiễm trùng, thải ghép. Bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lượng và đưa ra các tư vấn để bệnh nhân tham khảo xem có nên lựa chọn giải pháp này cho trường hợp của mình không.

Những điều cần lưu ý cho người bệnh xơ phổi

Trong quá trình điều trị bệnh xơ phổi thì việc tuân thủ các thói quen sinh hoạt hàng ngày và chế độ dinh dưỡng là vô cùng cần thiết. Do đó, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Bỏ thuốc lá: Tình trạng bệnh phổi của bạn sẽ càng trầm trọng nếu vẫn tiếp tục hút thuốc lá. Do đó, bác sĩ sẽ thiết lập chương trình giúp bạn cai nghiện thuốc lá thành công, đồng thời cũng cần tránh ở cạnh những người đang hút thuốc.
  • Ăn uống đủ chất: Người bệnh có thể bị giảm cân vì cần sử dụng nhiều năng lượng để thở. Chính vì vậy, cung cấp cho cơ thể một thực đơn giàu calo là rất cần thiết. Các loại trái cây, rau củ, ngũ cốc, sữa ít béo, thịt nạc nên được thêm vào khẩu phần ăn.
  • Vận động phù hợp: Các bài tập thể dục sẽ giúp bạn rèn luyện chức năng cho phổi. Những môn thể thao và hoạt động thể chất có thể tham gia như đi xe đạp, đi bộ, yoga.. rất tốt cho cơ thể.
  • Dành thời gian để nghỉ ngơi: Mặc dù vẫn hoạt động hằng ngày, nhưng nghỉ ngơi mới là thời gian giúp bạn có thêm năng lượng xử lý được các căng thẳng do tình trạng xơ phổi gây nên.
  • Tiêm phòng: Những vắc xin phòng bệnh cúm, viêm phổi, nhiễm trùng hô hấp khác có thể cần được tiêm hàng năm. Đây cũng là giải pháp giúp gia đình bạn ngăn ngừa những căn bệnh này hiệu quả.
  • Tuân thủ đúng phác đồ điều trị. Người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn một phác đồ chữa bệnh bao gồm thuốc uống, chế độ luyện tập và dinh dưỡng phù hợp. Bạn cần thực hiện theo đúng các chỉ dẫn bác sĩ đưa ra như vậy thì mới cải thiện được căn bệnh xơ phổi.

>> Có thể bạn quan tâm: Nhu mô phổi là gì? Được nuôi dưỡng bởi bộ phận nào?

Trên đây là những thông tin về bệnh xơ phổi. Chúng ta tuyệt đối không được lơ là với bất kỳ dấu hiệu nào của căn bệnh này. Thường xuyên tái khám để xác định rõ tình trạng của mình và điều trị theo hướng dẫn bác sĩ để cải thiện cuộc sống tốt hơn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn nhiều sức khỏe.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *