Viêm màng phổi: Triệu chứng, nguyên nhân và cách nhận biết sớm

Khi bị viêm màng phổi, bệnh nhân thường có cảm giác đau nhói thoáng qua ở ngực khi ho, hắt hơi, cử động hoặc hít thở sâu. Nếu bệnh diễn biến nặng thì cảm giác đau có thể lan lên vai, cơn đau chỉ giảm khi nín thở hoặc khi ấn vào vùng bị đau.

Bệnh viêm màng phổi có nguy hiểm không?

Màng phổi là hai lớp mô mỏng nằm giữa phổi và thành ngực có chức năng bảo vệ phổi. Giữa hai lớp màng là dịch màng phổi có tác dụng bôi trơn hai lớp màng để chúng có thể trượt dễ dàng lên nhau. Viêm màng phổi là một biến chứng xảy ra khi lớp màng bao quanh phổi bị viêm (còn được gọi là pleuritis).

Khi bị viêm màng phổi, bệnh nhân thường cảm thấy đau ngực kiểu màng phổi ở bất cứ vị trí nào trên thành ngực tùy thuộc vào vị trí viêm hoặc vị trí màng phổi có vấn đề. Cảm giác đau có thể tăng lên khi bệnh nhân hít sâu hoặc ho do hai lá màng phổi bị viêm khi cọ xát lên nhau không còn dịch màng phổi bôi trơn.

viêm màng phổi

Ngoài ra, bệnh nhân bị viêm màng phổi thể nặng còn có các triệu chứng tiêu biểu khác như:

  • Cảm giác đau ngực kéo dài xuống toàn thân.
  • Thường xuyên hắt hơi và hắt hơi liên tục.
  • Thở khó khăn, thể trạng luôn ở trạng thái mệt mỏi.
  • Cảm giác đau đầu, da tái xanh và nhợt nhạt.

Bệnh viêm màng phổi gây tổn thương phổi và làm giảm chức năng hô hấp của cơ thể. Bệnh này nếu không được chữa trị kịp thời có thể dễ tiến triển bệnh thành các biến chứng nguy hiểm sau:

  • Dịch viêm vỡ vào phổi và phế quản, gây áp xe phổi – khái mủ.
  • Biến chứng tràn khí thứ phát hoặc phối hợp.
  • Dịch viêm rò rỉ ra thành ngực.
  • Nhiễm trùng huyết.
  • Tràn dịch màng ngoài tim

Nguyên nhân viêm màng phổi

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh nhưng phổ biến nhất là do nhiễm trùng hoặc do các thủ thuật y tế tác động lên màng phổi. Cụ thể:

Nguyên nhân do nhiễm virus

Nhiễm virus được thống kê là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh viêm màng phổi. Nhiễm virus có thể do người bệnh đang mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng kéo dài,.. Các virus phát triển rồi xâm nhập vào màng phổi gây nhiễm trùng và gây viêm ở một phần màng phổi rồi gây đau.

Ngoài ra, bệnh này cũng là biến chứng nặng của bệnh viêm phổi, viêm khớp, viêm gan, ho lao, tắc mạch phổi, nhiễm khuẩn đường hô hấp,..

Viêm màng phổi sau phẫu thuật

Mặc dù không phải là nguyên nhân phổ biến nhưng bệnh viêm màng phổi có thể là biến chứng của những cuộc phẫu thuật hoặc do các chấn thương vùng ngực.

Dù nguyên nhân là gì thì bạn cũng cần tiến hành thăm khám ngay nếu bị đau ngực kiểu màng phổi và đi kèm với một trong các dấu hiệu sau:

  • Đau ngực diễn tiến chậm nhiều ngày đến nhiều tuần
  • Triệu chứng đau ngực không giảm nhưng sau đó biến mất sau vài ngày
  • Thường xuyên thở nhanh hoặc khó thở
  • Ho ra máu

Viêm màng phổi có mấy dạng?

Bệnh viêm màng phổi hiện nay được chia thành 2 dạng chính là: Nguyên phát và Thứ phát. Trong đó,

Viêm màng phổi nguyên phát

Là dạng viêm màng phổi mà tình trạng viêm nhiễm khởi phát tại chính mô màng phổi. Bệnh thường do một chứng nhiễm trùng gây ra hoặc do một tổn thương nào đó ví dụ như xương sườn bị gãy.

viêm màng phổi là gì

Viêm màng phổi thứ phát

Là dạng viêm màng phổi sinh ra do một bệnh lý về phổi hoặc một bệnh lý khác ở ngực gây ra. Mặc dù nguyên nhân gây bệnh nguyên phát và thứ phát là khác nhau nhưng các dấu hiệu và triệu chứng của chúng lại có thể hoàn toàn giống nhau.

Các chẩn đoán và xét nghiệm dịch màng phổi

Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm màng phổi, bệnh nhân sẽ phải trải qua các phương pháp kiểm tra như:

  • Khám nhịp thở bằng ống nghe: Là phương pháp kiểm tra cơ bản và đầu tiên nhất. Bằng cách sử dụng ống nghe, bác sĩ có thể kiểm tra tiếng cọ màng phổi, nhịp thở để xác định các dấu hiệu bất thường.
  • Các xét nghiệm bằng hình ảnh như: Chụp X-Quang khu vực phổi, Chụp cắt lớp vi tính (CT scan), Nội soi lồng ngực, Điện tâm đồ điện toán.
  • Trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ cần làm xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng hoặc phải chọc dò màng phổi để lấy dịch màng phổi làm xét nghiệm.

Các phương pháp phòng tránh bệnh viêm màng phổi tái phát

Nếu không tuân thủ các chỉ dẫn về sức khỏe thì dù đã được điều trị khỏi bệnh viêm màng phổi vẫn có nguy cơ tái phát trở lại. Vì vậy, bệnh nhân cần tuân thủ các chỉ dẫn sau:

  • Xây dựng và duy trì một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc hợp lý.
  • Bổ sung các vitamin và khoáng chất hàng ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ăn các thực phẩm tốt cho phổi.
  • Tránh tiếp xúc với thuốc lá, các chất kích thích, các nguồn gây bệnh như khói bụi.
  • Vệ sinh thân thể và nơi ở sạch sẽ, giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh.
  • Tăng cường sự dẻo dai của cơ thể bằng cách luyện tập thể dục thể thao, đi bộ, tập yoga..

Trên đây là những thông tin tổng quát về bệnh viêm màng phổi, hy vọng có thể cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích. Nên nhớ, phòng bệnh hơn chữa bệnh, ngay từ hôm nay hãy luôn duy trì cho mình một thói quen ăn uống, sinh hoạt và làm việc khoa học cùng một tinh thần thoải mái. Đó chính là “chìa khóa vàng” cho sức khỏe của bạn!

Xem thêm: Rốn phổi đậm là hiện tượng gì?

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *