Yếu tố dạng thấp RF là gì? Đánh giá, các bước xét nghiệm

Yếu tố dạng thấp RF trong xét nghiệm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe. Bởi viêm khớp dạng thấp không chỉ gây ra biến chứng teo cơ, tàn phế mà nó còn làm ảnh hưởng đến tim mạch, phổi, mắt,… Để hiểu rõ hơn về yếu tố dạng thấp RF, bạn đọc hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Yếu tố dạng thấp RF là gì?

Yếu tố dạng thấp RF là cụm từ viết tắt của từ Rheumatoid Factor. Đây là phương pháp xét nghiệm được thực hiện với mục đích kiểm tra, khẳng định việc có hay không có sự xuất diện của kháng thể RF trong máu của người bị nghi mắc bệnh. Loại kháng thể này do cơ thể sản sinh ra. Trong một số trường hợp có sự nhầm lẫn, kháng thể này sẽ tấn công nhầm vào mô tế bào khỏe mạnh. Gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp.

Giới hạn yếu tố dạng thấp RF nằm trong ngưỡng cho phép là <12U/mL. Khi vượt quá giới hạn này, các tế bào trong cơ thể bắt đầu bị phá hủy. Đến một thời điểm nhất định nó sẽ bùng phát dữ dội và chúng chính là lúc viêm khớp dạng thấp xảy ra.

Yếu tố dạng thấp RF là gì

Cơ sở xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF

Xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF được thực hiện trên cơ sở sự có mặt của kháng thể RF trong mẫu máu của người được làm xét nghiệm. Như đã đề cập ở trên RF là kháng thể tự nhiên của cơ thể. Khi cơ thể có sự nhầm lẫn giữa các mô tế bào khỏe mạnh và các protein sinh bệnh thì chúng sẽ phản ứng lại và gây ra sự phá hủy tế bào trên cơ thể.

Theo đó, lượng kháng thể RF trong cơ thể người khỏe mạnh luôn ở mức dưới 12U/mL. Khi số lượng này vượt quá mức cho phép, người đó bị nghi ngờ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ được bác sĩ chuyên khoa tư vấn, làm xét nghiệm yếu tố dạng thấp để khẳng định người này có mắc bệnh hay không.

Xét nghiệm yếu tố RF trong viêm khớp dạng thấp khi nào?

Đặc trưng của bệnh viêm khớp dạng thấp giai đoạn đầu là các khớp bắt đầu xuất hiện phản ứng sưng viêm hoặc bị mất sụn. Có thể kết quả xét nghiệm yếu tố RF lần đầu cho kết quả âm tính. Tuy nhiên nếu triệu chứng bệnh vẫn tiếp tục tiếp diễn thì người đó sẽ tiếp tục được yêu cầu xét nghiệm RF lặp lại nhiều lần nữa. Bên cạnh đó, kỹ thuật xét nghiệm này cũng được thực hiện với một vài xét nghiệm tự miễn dịch khác để đánh giá, kết luận chính xác nhất bệnh lý. Làm cơ sở vững chắc cho việc chẩn đoán, điều trị bệnh.

Theo đó, bạn sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm RF khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có cảm giác sưng, đau nhức bất thường không xác định được nguyên nhân. Triệu chứng có thể xuất hiện ở một khớp, có tính chất đối xứng hoặc xảy ra với nhiều khớp
  • Khi vận động, di chuyển gặp nhiều khó khăn, tình trạng đau nhức có xu hướng trầm trọng hơn
  • Cơ thể bị sốt nhẹ, mệt mỏi, khó chịu. Một số trường hợp có thể bị sút cân
  • Các khớp sưng đau, có biểu hiện tấy đỏ kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần. Tình trạng bệnh liên tục tái phát, nhất là khi thay đổi thời tiết

Xét nghiệm yếu tố RF trong viêm khớp dạng thấp

Các bước xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF

Thông thường, quy trình xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF gồm có 4 bước như sau:

Bước 1: Thăm khám bệnh và chuẩn bị

Khi cảm thấy nghi ngờ bản thân mắc bệnh viêm khớp, người bệnh sẽ tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa. Tại đây bạn sẽ được thăm khám, khai thác thông tin triệu chứng bệnh và biểu hiện thực tế. Dựa vào các yếu tố này bác sĩ sẽ đưa ra quyết định xét nghiệm hay không xét nghiệm với trường hợp này.

Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ tư vấn, giải thích cho người bệnh các vấn đề liên quan đến kỹ thuật xét nghiệm. Ví dụ như cách thức thực hiện, thời gian thực hiện, thời gian chờ kết quả, chi phí dịch vụ,…

Bước 2: Lấy mẫu máu làm xét nghiệm

Người bệnh sẽ cung cấp thông tin cá nhân cho bác sĩ. Sau đó sẽ được lấy khoảng 3ml máu ở tĩnh mạch ngoại vi vào ống đựng mẫu. Tiếp đến bác sĩ sẽ ly tâm mẫu máu để tách huyết thanh.

Bước 3: Làm xét nghiệm

  • Bác sĩ sẽ đặt mẫu máu cần xét nghiệm vào thiết bị y tế chuyên dụng. Cài chế độ xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF
  • Nhấn nút khởi động cho máy chạy rồi đợi kết quả

Bước 4: Trả kết quả

Sau khi xét nghiệm xong, thiết bị sẽ hiển thị thông báo. Mẫu máu sẽ thuộc một số trường hợp như: Kết quả bình thường, kết quả dương tính, kết quả âm tính nhưng có thể là so sai lệch, người bệnh cần thực hiện thêm một số xét nghiệm khác.

Các bước xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF

Đánh giá yếu tố dạng thấp RF

Việc đánh giá yếu tố dạng thấp RF sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm từ mẫu máu được đem đi xét nghiệm. Cụ thể sẽ xảy ra các trường hợp như sau:

  • RF <12U/mL: Người bệnh có sức khỏe bình thường
  • RF ≥ 14U/mL: Yếu tố dạng thấp RF vượt quá ngưỡng bình thường. Bệnh nhân có thể đang mắc bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc hội chứng Sjogren.
  • Một số trường hợp hiển thị kết quả âm tính. Tuy nhiên dựa vào triệu chứng bệnh thông qua thăm khám và tình trạng sức khỏe nghi ngờ bệnh viêm khớp dạng thấp. Có thể bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm như: X-quang, tốc độ lắng máu – ESR, anti – CCP để đưa ra kết luận chính xác nhất về tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Lưu ý một số yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm:

  • Tuổi tác: Thông thường những người cao tuổi sẽ có chỉ số xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF cao hơn người trẻ
  • Thuốc: Nếu trước khi làm xét nghiệm, người bệnh sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm hoặc các loại thuốc khác thì cũng có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm
  • Tiêm vắc-xin: Trong thời gian gần đây bệnh nhân từng tiêm vắc-xin hoặc truyền máu thì cũng có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm
  • Bệnh lý: Người bị mắc bệnh huyết thanh đục, máu nhiễm mỡ,… thì việc xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF cũng có thể bị ảnh hưởng

Nội dung bài viết là một số thông tin chia sẻ về yếu tố dạng thấp RF trong chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn sớm. Hy vọng đã đem đến bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích.

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *