Vacxin phế cầu synflorix: Lịch tiêm và những lưu ý khi tiêm

Hiện nay, việc tiêm phòng ngừa bệnh cho trẻ luôn được hầu hết mọi người quan tâm. Trong đó, các bệnh phế cầu như hội chứng nhiễm trùng, viêm phổi, viêm tai giữa… luôn được các bậc phụ huynh quan tâm. Tham khảo ngay kiến thức về vacxin phế cầu synflorix trong bài viết dưới đây.

Vacxin phế cầu Synflorix là gì?

Synflorix là một loại vacxin có tác dụng 3 trong 1 giúp phòng ngừa các bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ do phế cầu, viêm tai mũi họng. Vacxin phế cầu synflorix có xuất xứ từ Bỉ và được sử dụng cho trẻ em và trẻ nhỏ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi. Đây là một loại vacxin dịch vụ nên không được miễn phí. Gia đình có mong muốn sẽ cho trẻ tiêm tại các phòng tiêm, bệnh viêm trên toàn quốc.

Thành phần vacxin phế cầu synflorix có chứa các polysaccharide của một số tuýp huyết thanh, hấp thụ với nhôm phosphate. Đồng thời cộng hợp protein tải, cùng với tá dược nước tiêm, natri chloride vừa đủ. Vacxin được đóng gói trong hợp 1 bơm tiêm ống sẵn thể tích 0,5ml cùng với kim tiêm/ liều.

Vacxin synflorix hoạt động như thế nào?

Vacxin phế cầu synflorix hoạt động bằng cách kích thích những phản ứng của hệ miễn dịch cơ thể chống lại các vi khuẩn gây ra bệnh. Với chiết xuất từ 10 loại vi khuẩn streptococcus pneumoniae chủ yếu nên khi cơ thể tiếp xúc với các sinh vật ngoại lai nay, hệ miễn dịch sẽ có những kháng thể chống lại chúng. Kháng thể sẽ gặp và nhận dạng ra virus, vi khuẩn và tiêu diệt chúng. Sau đó, các kháng thể này vẫn tồn tại trong cơ thể để giúp bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng do sinh vật ngoại lai gây ra. Cơ chế này gọi là miễn dịch chủ động.

tiêm vắc xin phế cầu

Mỗi vi sinh vật ngoại lai đều có một loại kháng thể khác biệt. Chính vì vậy, cơ thể có được một nhóm kháng thể chống chọi lại các căn bệnh khác nhau. Mặc dù có chiết xuất từ virus gây bệnh nhân các vi khuẩn này đều ở dạng bất hoạt. Vì vậy chúng không gây ra bệnh cho người.

Vacxin phế cầu synflorix chỉ nằm trong kế hoạch chủng ngừa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nên người lớn và trẻ trên 5 tuổi muốn tiêm chủng ngừa phế cầu khuẩn thì cần đến một loại vacxin khác có tên gọi là Pneumococcal II.

Lịch tiêm chủng vacxin synflorix cho trẻ

Thông thường việc tiêm chủng vacxin phế cầu synflorix cho trẻ được chia làm 3 giai đoạn chính. Mỗi giai đoạn ứng với từng độ tuổi của bé và có tác dụng khác nhau, bổ sung cho nhau.

Đối với trẻ từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi

  • Liệu trình 3 + 1: Liệu trình này đem đến hiệu quả tối ưu nhất. Liều đầu tiên được tiêm lúc 6 tuần tuổi. Tiếp tục liều thứ hai cách liều đầu ít nhất 1 tháng. Sau đó là dùng liều thứ ba cũng có khoảng cách với liều hai là 1 tháng. Thêm một liều nhắc lại được chỉ định tiêm sau cùng khoảng cách là 6 tháng. Trẻ sinh non thì chỉ nên tiêm liệu trình này khi bé lớn 2 tháng tuổi.
  • Liệu trình 2 + 1: Đây là liều dùng thay thế liệu trình 3 +1. Với lần thứ nhất dùng cho trẻ được 6 tuần tuổi và cách liều thứ hai ít nhất 2 tháng. Dùng thêm liều nhắc lại cách với liều hai khoảng 6 tháng.

Đối với trẻ từ 7 đến 11 tháng tuổi

Trong các trường hợp chưa tiêm phòng vacxin phế cầu synflorix trước đó, phụ huynh có thể cho bé dùng lịch trình tiêm 2 liều chính và một liều nhắc. Liều thứ 2 sẽ cách liều thứ nhất khoảng 1 tháng. Thông thường liều nhắc lại sẽ được chỉ định tiêm cho trẻ lớn hơn 1 tuổi và khoảng cách với liều thứ 2 là tối thiểu 2 tháng.

Với trẻ từ 1 đến 5 tuổi

Nếu vẫn chưa tiêm phòng vacxin phế cầu khuẩn trước đó thì có thể tueem hai liều. Hai liều sẽ cách nhau ít nhất 2 tháng.

Những lưu ý cần cẩn trọng khi tiêm vacxin Synflorix

Vacxin phế cầu synflorix chỉ chống lại tình trạng bệnh do 10 dòng vi khuẩn chính gây bệnh. Đối với các nhóm vi khuẩn, sinh vật kháng gây viêm màng não, nhiễm khuẩn máu, viêm tai giữa thì thuốc không có tác dụng. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số trường hợp sau  trước khi tiêm chủng cho trẻ.

  • Trẻ bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc đang điều trị bằng các loại thuốc ức chế hệ miễn dịch. Lúc này các kháng thể được tạo ra sẽ khó đáp ứng được đối với vacxin khi tiêm.
  • Các em bé bị chảy máu sau khi tiêm phần bắp chân và trẻ bị giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu.
  • Trường hợp trẻ sinh non cần được theo dõi cẩn thận suốt thời gian sau khi tiêm phòng để ngăn chặn nguy cơ suy hô hấp hay bị ngừng thở.
  • Những em bé có nguy cơ mắc các bệnh như hồng cầu hình liềm, suy lá lách, nhiễm virus HIV… các bệnh mãn tính gây suy giảm hệ miễn dịch nên được tiêm phòng khi bé ở dưới 2 tuổi.

Ngoài ra, một số trường hợp không nên tiêm chủng vacxin phế cầu synflorix khi:

  • Trẻ bị sốt đột ngột nên hoãn việc tiêm cho đến khi bình phục.
  • Trẻ có khả năng bị nhạy cảm với bạch cầu uốn ván hay bạch hầu.

Tác dụng phụ khi tiêm vacxin Synflorix

Một số tác dụng phụ dưới đây được ghi chép lại khi dùng Synflorix ở trẻ nhỏ. Những tác dụng không mong muốn này đang có ảnh hưởng đến 1 trong số 10 trẻ tiêm chủng.

  • Sốt
  • Đau, sưng đỏ vết tiêm
  • Cáu gắt, buồn ngủ
  • Giảm cảm giác thèm ăn

synflorix

Bên cạnh đó còn xuất hiện một số tác dụng phụ ít gặp khác mà người bệnh không nên chủ quan.

  • Phát ban
  • Có cục máu đông hoặc khối u nhỏ ở vết tiêm
  • Khóc nhiều bất thường
  • Nôn trớ
  • Tiêu chảy
  • Có trường hợp trẻ sơ sinh non còn bị ngưng thở.

Những trường hợp được liệt kê ở đây không bao gồm các phản ứng phụ . Do đó, bậc cha mẹ cần hiểu rõ về vacxin này cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ nhỏ tiêm phòng.

Như vậy, chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về loại vacxin phế cầu synflorix giúp phòng ngừa một số bệnh lý nguy hiểm cho trẻ. Chuẩn bị kiến thức y học phù hợp để giúp bảo vệ con bạn là điều rất cần thiết. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *