Trẻ bị ho khan nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhanh nhất

Trẻ bị ho khan thường là những cảm giác đau rát ở cổ họng. Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ mệt mỏi, khó ngủ. Sớm tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhan trẻ bị ho khan hỗ trợ điều trị hiệu quả, ngăn ngừa tái phát.

Triệu chứng ho khan ở trẻ em

Ho khan thường là do nhiễm trùng ở đường hô hấp trên (cổ họng, mũi). Đúng như tên gọi, loại bệnh này thường khiến trẻ ho nhiều, không có đờm. Các cơn ho thường xuất hiện khi trẻ bị cúm hoặc cảm lạnh vào ban ngày. Ho khan có xu hướng nặng hơn khi nhiệt độ tăng cao, độ ẩm thấp hoặc ngay sau khi trẻ đi ngủ. Mẹ nên phát hiện bệnh sớm để có phương pháp điều trị tốt cho sức khỏe.

trẻ bị ho khan

Ho khan thường mang lại cảm giác rất khó chịu, đau rát ở cổ họng, thậm chí nó có thể khiến trẻ mệt mỏi và khó ngủ. Ho khan do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường là triệu chứng của cảm lạnh hoặc cảm cúm. Khi thấy trẻ có triệu chứng bệnh, mẹ hãy lưu ý thật kỹ để có biện pháp điều trị kịp thời cho bé.

Nguyên nhân khiến trẻ bị ho khan

Có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ bị ho khan, trong đó chủ yếu xảy ra do các bệnh lý và một số tác động của môi trường và thời tiết xung quanh.

  • Thời tiết chuyển mùa nhất là từ nóng sang lạnh, bị nhiễm lạnh,… nguyên nhân này lý giải vì sao vào mùa đông trẻ em bị ho khan gia tăng mạnh mẽ.
  • Uống nước đá quá nhiều, điều hòa phả trực tiếp vào mặt.
  • Hít phải khói bụi, thuốc lá ô nhiễm.
  • Do một số bệnh lý đường hô hấp như: viêm họng, viêm xoang, viêm amidan,  trào ngược dạ dày thực quản….
  • Do nhiễm virus: Nếu bé có những triệu chứng ho khan kèm theo cúm hay cảm lạnh thông thường thì không nằm ngoài khả năng bé bị ho khan do nhiễm virus.

Cách chăm sóc cho trẻ bị ho khan

  • Cho trẻ uống nhiều nước hơn: Cho bé nghỉ ngơi và uống đủ nước mỗi ngày sẽ có lợi cho sức khỏe. Nước sẽ giúp mọi cơ quan hoạt động bình thường, đồng thời giảm khô họng, giảm kích ứng và khó chịu ở ngực.
  • Làm ẩm không khí: Làm ẩm không khí ẩm sẽ giúp giảm các cơn ho và các triệu chứng khác ở trẻ, việc này cũng sẽ giúp trẻ dễ thở hơn.
  • Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng: Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng sẽ giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh toàn diện, nhờ vậy tăng cường khả năng tự chữa bệnh của cơ thể. Với trẻ sơ sinh, mẹ hãy cho bé bú nhiều hơn. Với trẻ nhỏ mẹ cho bé ăn cháo hoặc súp lỏng. Đặc biệt hạn chế đồ cay nóng, chiên rán và đồ uống lạnh vì chúng càng gây kích ứng cổ họng, gây ho nhiều hơn.
  • Nếu trẻ bị ho khan hơn 2 tuần kèm tình trạng sốt cao, sụt cân và các triệu chứng bất thường khác, bố mẹ nên cho trẻ đi khám.
  • Nên để bé có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Bên cạnh đó, cần bổ sung các chất điện giải.
  • Tắm hơi có thể giúp làm giảm cơn ho khan cho bé. Bố mẹ nên ngồi cùng với bé trong phòng tắm, sử dụng hơi nước ấm hoặc nóng. Không khí ấm áp và hơi nóng từ nước sẽ giúp thư giãn đường hô hấp của bé. Cần thận trọng tránh để bé bị bỏng.

Cách điều trị cho trẻ bị ho khan tại nhà

cách trị ho khan ở trẻ em

Hỗn hợp rau diếp cá và nước vo gạo

Nguyên liệu: một nắm lá diếp cá, một tô nước vo gạo.

Thực hiện: Lá diếp cá rửa sạch, giã nhuyễn. Hòa chung nước vo gạo vào cùng với diếp cá đã giã. Đun nhỏ lửa trong khoảng 20-25 phút. Uống khi nước còn ấm.

Tác dụng: Lá diếp cá và nước vo gạo có thành phần kháng sinh tự nhiên, các vitamin có tác dụng trị ho khan hiệu quả. Cha mẹ cho bé dùng hàng ngày đến khi đạt được kết quả điều trị.

Tỏi giúp giảm triệu chứng cho trẻ bị ho khan

Tỏi có tính ấm và chứa kháng sinh tự nhiên rất mạnh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và một số chủng nấm, virus. Không chỉ có tác dụng tức khắc đối với việc trị ho khan cho trẻ mà bài thuốc này còn là phương pháp giúp phòng tránh một số bệnh hô hấp, giữ ấm cổ họng vào mùa đông.

Thực hiện: dùng một tép tỏi sống, bỏ vỏ ngậm từ 10-15 phút. Bạn sẽ cảm thấy cổ họng dịu và dễ chịu hơn rất nhiều.

Uống nước củ cải trắng 

Nguyên liệu: 1-2 củ cải trắng.

Thực hiện: củ cải rửa sạch, cắt thành lát dày khoảng 1-2cm. Lấy khoảng 4-5 lát cho vào nồi đun sôi nhỏ lửa đến khi cải chín. Uống ấm nước củ cải.

Nước củ cải trắng có tác dụng rất tốt trong điều trị viêm đường hô hấp, viêm phế quản mạn tính, ho khan, ho có đờm,…

Có một cách khác để chữa ho từ củ cải trắng, bạn có thể thực hiện như sau: dùng củ cải trắng (1kg), quả lê (1kg), gừng tươi( 250g) sữa(250g) mật ong(250g).

Lê gọt vỏ, bỏ hạt, củ cải gừng tươi rửa sạch thái nhỏ. Ép riêng từng loại lấy nước. Đổ nước củ cải, nước lê vào nồi đun sôi nhỏ lửa, cho đến khi đặc quánh thì cho các thành phần còn lại vào nấu cùng. Đun đến khi hỗn hợp sôi lại. để nguội cho vào lọ kín dùng dần. Mỗi lần lấy một thìa pha vào nước nóng, uống ngày hai lần sáng tối.

Mật ong cho trẻ bị ho khan

Trong mật ong cũng chứa các thành phần kháng sinh tự nhiên có công dụng rất lớn trong việc sát khuẩn, làm lành các tổn thương ở niêm mạc, giúp tái tạo tế bào. Mật ong giúp sát khuẩn và giúp họng dịu hơn, giảm kích thích khó chịu ở họng khi bị  đau họng, viêm họng, ho khan ngứa cổ.

Mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 30 phút. Cha mẹ pha 1 thìa mật ong, 1 lát chanh tươi vào 1 cốc nước ấm uống để trị ho cho bé rất hiệu quả. Không chỉ có tác dụng trong điều trị ho khan mà mật ong còn là vị thuốc giúp nâng cao sức đề kháng, giúp phòng được nhiều bệnh.

Súc miệng bằng nước muối hàng ngày

Để phòng và trị ho khan, việc giữ gìn vệ sinh vùng họng rất quan trọng. Thói quen súc miệng bằng nước muối sinh lý vào mỗi sáng sau khi ngủ dậy, sau khi ăn và tối trước khi đi ngủ giúp sát khuẩn và hỗ trợ làm lành những tổn thương vùng họng, điều trị ngứa cổ và ho khan hiệu quả.

Như vậy, với triệu chứng ho khan ở trẻ, cha mẹ cần cảnh giác và điều trị càng sớm càng tốt. Trong quá trình điều trị cho trẻ bị ho khan, cần có một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, giúp trẻ tăng sức đề kháng, đẩy lùi tiến triển của bệnh. Chúc bạn thành công!

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *