Suy thận độ 4 là gì? có điều trị được không?

Suy thận độ 4 là một trong năm giai đoạn của bệnh suy thận. Giai đoạn này, bệnh suy thận ở mức độ tương đối nặng, đối mặt với các nguy cơ về biến chứng tăng cao, cần hết sức chú ý cẩn trọng.

Suy thận độ 4 là gì?

Các giai đoạn suy thận được đánh giá qua chức năng lọc cầu thận, với suy thận độ 4 tức là độ lọc cầu thận GFR chỉ còn 15 đến 29 đơn vị. Biểu hiện bệnh có các triệu chứng và biến chứng rõ rệt trên nhiều hệ cơ quan.

suy thận độ 4 có nguy hiểm không

Trên hệ tim mạch

  • Tăng huyết áp
  • Viêm màng ngoài tim
  • Suy tim sung huyết

Rối loạn thần kinh cơ

  • Rối loạn giấc ngủ
  • Nhức đầu
  • Giảm nhận thức
  • Lơ mơ, ngủ gà, hôn mê

Rối loạn tiêu hóa

  • Mệt, buồn nôn, nôn, chán ăn
  • Xuất huyết tiêu hóa

Rối loạn nước và điện giải

  • Ứ dịch, phù, tiểu ít
  • Giảm natri, giảm canxi
  • Tăng kali, photpho

Rối loạn chuyển hóa, nội tiết

  • Tăng acid uric
  • Suy dinh dưỡng, còi xương
  • Cường cận giáp thứ phát

Suy thận cấp độ 4 sống được bao lâu?

Bước vào giai đoạn gần cuối của bệnh suy thận, cùng với triệu chứng rõ rệt và các biến chứng kèm theo trên nhiều hệ cơ quan, sức khỏe bệnh nhân lúc này suy giảm đáng kể. Không có một thời gian cụ thể về tuổi thọ của bệnh nhân đang suy thận độ 4. Tuổi thọ này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố

  • Thể chất có sẵn của bệnh nhân
  • Chế độ dinh dưỡng hàng ngày
  • Chế độ tập luyện
  • Sự tuân thủ chặt chẽ theo phác đồ điều trị

Do vậy, việc có ý thức hợp tác điều trị và nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ đóng vai trò quan trọng để người bệnh suy thận kéo dài tuổi thọ.

Nếu bệnh nhân không hợp tác điều trị, ý thức kém với bệnh tật thì bệnh sẽ tiến triển với nhiều biến chứng, chuyển sang giai đoạn cuối, điều trị cũng khó khăn hơn, nguy cơ cao tuổi thọ sẽ rút ngắn lại.

Điều trị suy thận độ 4 thế nào là hiệu quả

Với suy thận độ 4, cần chú trọng điều trị các biến chứng kèm theo, duy trì chế độ ăn hợp lý. Khi thấy chức năng thận quá suy yếu, bác sĩ thường chỉ định, tư vấn bệnh nhân cân nhắc liệu pháp thay thế thận. Có ba phương pháp thay thế phổ biến sau:

Chạy thận nhân tạo

Máy lọc thận sẽ làm việc thay thế chức năng lọc của thận đã hư hại. Máu từ cơ thể rút ra ngoài qua cầu nối gọi tắt là FAV, tới lọc tại máy nhân tạo, tiếp đó máu đã lọc chuyển lại vào cơ thể.

Thông thường, một tuần cần chạy thận 3 lần, mỗi lần 4-5 tiếng và duy trì tới hết cuộc sống, trừ khi chuyển liệu pháp thay thế thận khác.

Đa số chạy thận qua máy nhận tạo được thực hiện tại nơi đủ điều kiện máy móc và có kiến thức chạy thận, thông thường tại các bệnh viện, cơ sở tư nhân được cấp phép đảm bảo an toàn chạy thận.

suy thận độ 4

Lọc qua màng bụng (còn gọi là thẩm phân phúc mạc)

Nguyên lý của phương pháp này là sử dụng màng bụng như màng lọc tự nhiên, tại đây sẽ thực hiện lọc các chất thải độc mang ra ngoài.

Lọc máu màng bụng có thể tự tiến hành bằng tay hoặc thực hiện bằng máy. Trong đó, lọc màng bụng tự động qua máy có ưu điểm hơn nhiều khi không cần căn giờ thay dịch, lọc được cả với bệnh nhân có tính thấm màng bụng cao (với lọc màng bụng bằng tay sẽ ít hiệu quả). Tuy nhiên chi phí cao là một nhược điểm của lọc qua máy, bệnh nhân cần cân nhắc khi lựa chọn cách lọc màng bụng.

Ghép thận

Đây là phương pháp lí tưởng nhất do quả thận được ghép vào là thận khỏe mạnh, có thể đảm bảo chức năng bình thường vốn có của thận. Hơn nữa chỉ cần ghép một quả thận là đã đủ vai trò sinh lí.

Đây là phương pháp đòi hỏi đánh giá thể trạng bệnh nhân nghiêm ngặt. Nhưng lại có ưu điểm vượt trội hơn hai phương pháp ở trên vì khi ghép thành công, bệnh nhân không cần phụ thuộc máy móc nữa.

Sau khi ghép thận, người bệnh sẽ được theo dõi theo từng đợt. Vì thế, chú ý tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Chế độ ăn cho bệnh nhân suy thận độ 4

Chế độ ăn góp phần quan trọng trong phối hợp điều trị bệnh. Dù sử dụng phương pháp điều trị nào thì phối hợp với chế độ dinh dưỡng tốt luôn mang lại hiệu quả chữa bệnh tích cực hơn.

  • Ăn nhạt: hạn chế lượng muối đưa vào, chỉ nên duy trì 2-3g/ngày.
  • Uống đủ nước, không nên uống quá nhiều nước, làm tăng gánh nặng cho thận.
  • Ăn đủ nhóm chất dinh dưỡng. Cơ thể khỏe mạnh mới có khả năng phục hồi, chống đỡ bệnh tật.
  • Chú trọng bổ sung vitamin và khoáng chất cùng các yếu tố vi lượng khác

Tóm lại, hãy nhớ suy thận độ 4 đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa chế độ sinh hoạt hàng ngày và điều trị tại các cơ sở y tế. Cần nâng cao nhận thức bản thân, bảo vệ chính sức khỏe của bạn cũng như có kiến thức bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình bạn.

Xem thêm: Suy thận độ 3 có nguy hiểm không? Sống được bao lâu

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *