Ho khan kéo dài là bệnh gì? Cách chữa trị hiệu quả từ chuyên gia y tế

Ho là phản ứng của cơ thể nhằm tống các chất dịch, đàm do phế quản hay phổi tiết ra hoặc các dị vật ra khỏi đường hô hấp. Ho khan là phản xạ tự nhiên nhưng cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng mà con người cần cảnh giác và điều trị kịp thời.

Ho khan là gì?

Ho khan là bệnh lý đường hô hấp do những ảnh hưởng từ bên ngoài và nội tố gây ra. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kì ai, bất kì độ tuổi nào dù là trẻ em hay người lớn. Trường hợp đặc biệt thì trẻ em sơ sinh mới chỉ được vài tuần tuổi cũng có thể bị.

Bệnh ho khan thường đi kèm những triệu chứng phổ biến như: sưng họng, đau rát họng hoặc bị mất tiếng…. gây nhiều bất tiện cho hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh ho khan nếu để kéo dài mà không được chữa trị kịp thời có thể là nguyên nhân gây nên các bệnh lý nguy hiểm, trong đó có ung thư họng. Thế nên, khi bị ho khan, người bệnh không nên chủ quan mà nên đi khám để được các bác sĩ điều trị dứt điểm.

Thông thường, ở người lớn thì bệnh ho khan được coi là cấp tính nếu bạn bị ho liên tục 2 tuần , còn nếu bạn  bị ho kéo dài hơn 8 tuần thì có thể bạn đã chuyển qua giai đoạn mãn tính. Ở trẻ em thì các cơn ho kéo dài từ 2-4 tuần được gọi là ho cấp tính kéo dài, ho kéo dài hơn 4 tuần thì được coi là ho mãn tính.

ho khan

Triệu chứng đi kèm

  1. Ho khan về đêm
  2. Ho khan có đờm
  3. Ho khan ngứa cổ

Nguyên nhân ho khan kéo dài là bệnh gì?

Ho khan nhiều ngày không khỏi có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau, thế nên việc biết được nguyên nhân đến từ đâu sẽ giúp người bệnh có thể phát hiện kịp thời tình trạng bệnh và có phương pháp ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.

  • Do hen suyễn: Khi bị hen suyễn thì đa phần bệnh nhân sẽ gặp phải vấn đề hô hấp. Dấu hiệu hen suyễn là bệnh nhân bị ho, thở rít, triệu chứng tái đi tái lại, bệnh nặng về đêm. Khi nhiễm lạnh, cảm cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp gây bùng phát hen suyễn.
  • Viêm xoang: Ho khan cũng có thể là do viêm xoang. Ban ngày dịch nhầy được bệnh nhân xì ra hoặc trôi xuống theo đường tiêu hóa. Còn ban đêm dịch ứ ở cổ họng gây ho.
  • Trào ngược axit: Bệnh trào ngược axit (hay còn gọi là GERD) là tác nhân gây ho khan. Khi người bệnh nằm xuống, bạn có triệu chứng ợ nóng, dạ dày dễ trôi ngược lên phổi, dẫn đến ho.
  • Ho gà: Lúc đầu, bệnh bắt đầu với triệu chứng giống như cảm lạnh bao gồm chảy nước mũi, ho nhẹ và sốt. Sau một hoặc hai tuần, ho sẽ nhiều hơn, đôi khi rất dữ dội khiến bạn mệt lử.
  • Ung thư phổi: Nếu cơn ho của bạn kéo dài hơn hai tuần, đặc biệt là nếu có đi kèm với chất nhầy máu hoặc màu rỉ sét, khàn tiếng, nuốt đau và đau ngực thì bạn cần cẩn trọng vì rất có thể đây là dấu hiệu của ung thư phổi.
  • Viêm phổi: Ho trong viêm phổi rất khác so với những bệnh lý khác, thường là ho khan, ho dai dẳng và ho nhiều hơn vào ban đêm. Nhiều người tự điều trị triệu chứng này bằng các thuốc không kê đơn nhưng đôi khi việc làm này không tốt vì nó gây trở ngại cho việc dẫn giải phóng đờm khỏi phổi, khỏi cơ thể bằng cách ho. Do vậy, nếu bạn bị ho và có thêm các triệu chứng cảm lạnh mà không thuyên giảm sau mười ngày thì nên đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe.
  • Lao: Bệnh lao do trực khuẩn mycobacterium tuberculosis gây ra, là bệnh gặp nhiều ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Do vậy, hãy chú ý nếu triệu chứng ho kéo dài hơn ba tuần lễ, ho ra máu và thường đi kèm với đau ngực, sút cân, mệt mỏi, sốt, đổ mồ hôi đêm.
  • Viêm khí quản: Khi bị viêm khí quản trong giai đoạn đầu người bệnh thường có biểu hiện là có các cơn ho khan, rát họng. Khi không có phương pháp điều trị kịp thời để lâu ngày thì chuyển thành ho có đờm. Bệnh thường kèm theo các triệu chứng sốt cao, tuy nhiên nếu được phát hiện kịp thời thì bệnh cũng rất dễ điều trị và nhanh khỏi.

Cách trị ho khan hiệu quả

cách trị ho khan

Thuốc trị ho khan

Điều trị ho khan bằng thuốc tây là một trong những biện pháp hàng đầu được bệnh nhân nghĩ tới. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tây cần tuân thủ theo chỉ định của thầy thuốc:

  • Nhóm thuốc Codein: eucalyptine, dextromethorphan, pholcodine, calyptin, chericof, neo-codion… So với morphin, codein được hấp thu tốt hơn khi uống, ít gây táo bón hoặc co thắt đường mật, ít gây ức chế hô hấp và ít gây nghiện hơn nhưng tác dụng giảm đau cũng kém hơn.
  • Thuốc trị ho: Mucomyst, mucusan, rhinathiol promethazine, terpicod, terpin hydrat… Thông thường mỗi đợt điều trị chỉ nên dùng từ 3 – 5 ngày, không dùng kéo dài.

Cách chữa ho khan nhanh nhất

Nếu bạn muốn hạn chế không dùng kháng sinh, bạn có thể áp dụng các liệu pháp tự nhiên để chữa bệnh ho khan. Phương pháp này cũng được nhiều người sử dụng vì tính an toàn, tiện lợi và dễ thực hiện.

  • Trứng gà: Bạn đập trứng gà vào chén, cho thêm 1/2 muỗng dầu ăn và 1 muỗng cafe đường trắng vào cùng rồi trộn đều. Tiếp theo bạn đem hấp cách thủy cho trứng chín. Ăn nóng trước khi đi ngủ và thực hiện trong từ 2 – 5 ngày, bạn sẽ thấy chuyển biến tốt.
  • Gừng tươi: Bạn đem gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ rồi xắt miếng vừa ăn. Khi có cơn ho hoặc bị ngứa họng, bạn hãy ngậm 1 miếng gừng tươi. Thực hiện liên tục trong 3 – 4 ngày, mỗi ngày 2 – 3 lần để chữa cho hết ho.
  • Mật ong: Bạn pha 2 muỗng cafe mật ong với 1/2 ly nước ấm, dùng muỗng khuấy đều rồi uống vào mỗi sáng sớm. Dùng liên tục trong vòng 1 tuần, bệnh ho khan sẽ tạm biệt bạn ngay lập tức.
  • Diếp cá và nước vo gạo: Với bài thuốc dân gian này, bạn chỉ cần lấy một nắm lá diếp cá đem rửa sạch, giã nhuyễn. Tiếp theo, lấy một bát nước vo gạo và trộn đều với lá diếp cá đã giã. Đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút thì đổ ra chén cho người bị bệnh uống.
  • Nghệ tươi: Nghệ tươi cạo sạch vỏ, rửa sạch và giã nhỏ. Sau đó, thêm chút nước lọc với 5g đường phèn rồi hấp cách thủy 10 phút. Sử dụng thuốc khi còn ấm, ngày uống 3 lần. Duy trì bài thuốc này hàng ngày đến khi dứt ho khan mà không lo tác dụng phụ.

Tóm lại, bài viết đã cung cấp những thông tin chính xác về bệnh ho khan. Người bệnh cần đi khám ngay nếu thấy xuất hiện những triệu chứng khác thường từ cơ thể. Trong quá trình điều trị cần tuân thủ tuyệt đối các yêu cầu của bác sĩ. Chúc bạn đọc luôn khỏe mạnh!

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *