Tiểu đêm nhiều lần là bệnh gì? Hay tiểu đêm có sao không?

Tiểu đêm được hiểu là tình trạng đi tiểu vào ban đêm nhiều hơn 1 lần và điều này diễn ra trong khoảng thời gian lâu dài. Vậy tiểu đêm ở nam giới và nữ giới khác nhau không, nếu mắc bệnh tiểu đêm có nguy hiểm không, khắc phục như thế nào… bài viết sau sẽ giúp các bạn trả lời các câu hỏi trên!

Tiểu đêm nhiều lần là bệnh gì?

Ở trạng thái bình thường, chúng ta có thể ngủ 6 – 8 tiếng liên tục mà không buồn đi tiểu. Nhưng đối với những người có mắc chứng đi tiểu nhiều lần vào ban đêm, họ sẽ có số lần thức dậy nhiều hơn bình thường (5 – 6 lần).

Ở bất kỳ giới tính và lứa tuổi đều có thể bị mắc chứng tiểu đêm, những bệnh thường hay gặp ở những người lớn tuổi. Nguyên nhân dẫn đến việc tiểu đêm nhiều lần thường rất phong phú, có khi là từ cách sinh hoạt cho đến các bệnh lý của cơ thể.

Tiểu đêm nhiều lần có thể là bệnh lý ở bàng quang như bàng quang tăng hoạt động hay bàng quan bị kích thích. Bình thường, mọi người cứ nghĩ tiểu nhiều lần về đêm là do thận yếu, nhưng thực tế thì điều đó chưa chắc đúng. Bàng quang là nơi lưu giữ nước tiểu của cơ thể, bình thường nó chứa một thể tích nước nhất định là 300 – 500 mililit. Khi bàng quang căng lên, sẽ hình thành một áp lực tác động lên thành của bàng quang, tạo ra cảm giác muốn đi tiểu.

tiểu đêm

Với người mắc chứng tăng hoạt động bàng quang, lúc này bàng quang sẽ thường xuyên bị kích thích kể cả khi nước tiểu chưa đủ lượng và tạo cảm giác buồn tiểu liên tục.

Ngoài ra nó còn là những nguyên nhân bệnh lý như: u xơ tiền liệt tuyến, bàng quang bị viêm, thận suy, thận viêm, sỏi đường tiết niệu, tiểu đường, suy tim, thần kinh rối loạn…

Với người cao tuổi, hormon chống bài niệu để giữ lại chất lỏng bị sản xuất ít hơn, dẫn đến việc ban đêm nước tiểu bị bài tiết nhiều hơn. Và việc giữ nước của cơ co thắt ở bàng quang sẽ khó khăn hơn do nó bị yếu đi theo thời gian. Ngoài ra, với những phụ nữ mang thai hay đã từng sinh nở, cơ vùng chậu cũng sẽ yếu hơn bình thường và cũng gây nên tình trạng tiểu nhiều về đêm.

Với những người có thói quen uống quá nhiều nước vào ban đêm, hoặc có dùng các thức uống chứa gas, có cồn, hoặc cafe… nó sẽ làm cho bàng quang bị kích thích dẫn đến đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Tiểu đêm nhiều lần ở phụ nữ

Tiểu đêm nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của nữ giới, và làm xáo trộn giờ giấc sinh hoạt. Nó khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, giấc ngủ bị chập chờn, tinh thần và thể chất có thể bị sa sút nghiêm trọng nếu tình trạng này kéo dài.

Tiểu đêm cũng là nguyên nhân, khiến tỷ lệ nữ giới mắc một số bệnh tăng cao như huyết áp, bệnh tim mạch và đột quỵ. Ở người tuổi cao, giấc ngủ ngắn hơn so với người trẻ. Vậy nên, việc ngủ không ngon giấc vì đi tiểu nhiều lần sẽ gây nên một dạng bệnh lý khác khiến sức khỏe toàn trạng ngày càng giảm sút.

Để tránh tình trạng này, nữ giới cần có cách sinh hoạt và chế độ ăn lành mạnh như:

  • Hạn chế tối đa việc dùng các đồ ăn hoặc thức uống có gây kích thích bàng quang. Cụ thể như nước trà, cafe, thức uống có gas, đồ uống có cồn, thức ăn cay nóng hoặc quá chua, đặc biệt là sau 9h tối không nên ăn hoặc uống.
  • Xây dựng lối sống khoa học, giảm bớt áp lực trong công việc và đời sống.
  • Phụ nữ sau sinh cần áp dụng một số bài tập, giúp các cơ khu vực chậu được khỏe hơn như bài tập Kegels. Để thực hiện bài tập, bệnh nhân tiến hành siết chặt các cơ để dừng đi tiểu. Động tác được duy trì trong vòng 5 – 10 giây rồi thả ra, nghỉ ngơi trong vòng 10 giây sau đó thực hiện lại động tác 10 lần. Bài tập nên được duy trì thường xuyên 4 lần một ngày, để bàng quang hoạt động một cách có kiểm soát.

Tiểu đêm nhiều lần ở nam giới

Ở nam giới, tiểu nhiều lần vào ban đêm có rất nhiều nguyên nhân, một số nguyên nhân phổ biến phải kể đến như:

Sự tăng hoạt động của bàng quang

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất ở nam giới và nữ giới, gây rối loạn việc tiểu tiện. Khi bàng quang tăng sinh hoạt động quá ngưỡng hoặc bị kích thích bởi yếu tố nào đó, sẽ gây nên biểu hiện muốn đi tiểu cả đêm và ngày nhiều lần.

tiểu đêm nhiều lần ở nam giới

Bệnh thường bắt gặp ở những nam giới cao tuổi, người có biểu hiện rối loạn chức năng tiểu tiện sau trị liệu tiền liệt tuyến phì đại. Người thừa cân, hoặc những thanh niên trẻ có căng thẳng, áp lực, stress kéo dài, hoặc thường xuyên sử dụng chất kích thích… cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này.

Tiền liệt tuyến bị phì đại

Bệnh này sẽ gây ra tình trạng ống niệu đạo bị chèn ép, dòng nước tiểu bị cản trở và bàng quang sẽ bị kích thích dẫn đến hiện tượng buồn tiểu nhiều lần cả ban đêm lẫn ban ngày ở người nam.

Đường tiết niệu bị nhiễm trùng

Tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ dẫn đến kích thích bàng quang, gây nên tình trạng buồn đi tiểu nhiều lần, kèm theo triệu chứng đau, buốt, nước tiểu lẫn máu có mùi khó chịu…

Đường tiết niệu có sỏi

Sỏi xuất hiện gây cản trở đường đi của nước tiểu ra bên ngoài, đồng thời khiến bàng quang bị kích thích. Tình trạng buồn tiểu nhiều lần, công với tiểu đục, buốt, rắt… cả ban đêm và ban ngày cũng do nguyên nhân này.

Chức năng thận bị suy giảm

Thận bị suy giảm chức năng dẫn đến tình trạng tái hấp thu nước ở thận cũng bị kém đi, nước tiểu được bài xuất nhiều hơn. Điều đó gây nên triệu chứng tiểu nhiều lần chủ yếu là về đêm.

Bệnh đái tháo đường

Người bệnh mắc tiểu đường cũng là một yếu tố gây nên tình trạng đi tiểu nhiều lần ở người nam. Bệnh thường có một trong các triệu chứng như ăn nhiều, khát nhiều, uống nhiều, sút cân.

Để tránh rơi vào tình trạng bệnh lý này, nam giới cần có một chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện hợp lý:

  • Nên hạn chế nạp vào cơ thể những thức ăn và thức uống có khả năng gây kích ứng bàng quang như cafe, uống bia,uống rượu, đồ uống có gas, các chất nhân tạo, thực phẩm quá chua, hoặc cay nóng.
  • Nói không với việc sử dụng thuốc lá.
  • Có chế độ sinh hoạt khoa học, tránh căng thẳng, áp lực, mất ngủ kéo dài…
  • Tập luyện thể dục hàng ngày và duy trì mức độ cân nặng ở trạng thái phù hợp với chỉ số BMI.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 – 12 tháng/lần, đặc biệt là sức khỏe của tiền liệt tuyến.

Tiểu đêm nhiều lần có nguy hiểm không?

Trong đời sống hiện nay, có rất nhiều người mắc phải chứng bệnh tiểu đêm. Nhưng không phải ai cũng tìm đến bác sĩ để điều trị ngay. Chỉ khi bệnh tình chuyển nặng hơn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đời sống và sức khỏe toàn trạng thì mới tìm cách chữa trị.

Khi mắc chứng tiểu đêm có nghĩa rằng thận và bàng quang đang lên tiếng báo hiệu tình trạng không ổn, bởi vậy bạn cần lắng nghe chúng. Việc sản xuất, chứa đựng nước tiểu và bài tiết nước tiểu do thận và bàng quang đảm nhiệm. Vì vậy, khi chức năng của một trong hai bộ phận này có vấn đề. Thì việc tái hấp thu nước qua các cầu thận, và việc chứa đựng nước tiểu của bàng quang sẽ bị giảm sút gây nên tình trạng tiểu đêm nhiều. Vì vậy, tiểu đêm nhiều gây nguy hiểm và cần được khắc phục ngay:

  • Việc tiểu đêm nhiều lần gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, tình trạng mất ngủ làm khả năng lao động bị ảnh hưởng…
  • Tình trạng đi tiểu nhiều về đêm còn làm tăng tỷ lệ tai biến, đột quỵ ở những người có bệnh nền là tăng huyết áp.
  • Tiểu đêm nhiều lần là một trong số nguyên nhân gây suy thận.

Vậy nên, nếu bạn đang mắc phải tình trạng đi tiểu quá nhiều lần vào ban đêm. Bạn cần điều trị ngay, để phòng tránh tình trạng trở nên nặng nề và khó điều trị.

Cách trị tiểu đêm hiệu quả

tiểu đêm nhiều lần là bệnh gì

Trị tiểu đêm bằng Tây y

Khi bạn lựa chọn sử dụng thuốc Tây y để điều trị chứng bệnh tiểu nhiều lần về đêm, bạn có thể tham khảo một số loại thuốc sau:

  • Thuốc làm giảm sự co bóp ở bàng quang: Thuốc này có công dụng làm hạn chế sự co của cơ trơn, cho phép giữ lại một khối lượng lớn nước tiểu ở bàng quang.
  • Thuốc alpha – 1: Có công dụng ngăn chặn nhanh chóng, sự tăng hoạt của trương lực cơ, giúp cho bàng quang mở ra dễ dàng hơn. Thuốc thường được sử dụng cho những người mắc các bệnh về tiền liệt tuyến.
  • Thuốc an thần kinh: Với những bệnh nhân đi tiểu nhiều lần do mất ngủ về đêm, sẽ được kê dùng thuốc ngủ, thuốc an thần có tác dụng trong thời gian ngắn.
  • Antimuscarinic: Bao gồm những hoạt chất muscarin cholin( kháng thụ thể) sẽ ngăn chặn việc hoạt động về dẫn truyền acetylcholin. Đối với từng trường hợp cụ thể mới chỉ định sử dụng thuốc này.
  • Darifenacin: Thuốc có công dụng làm sự co cơ ở hệ thống bàng quang được giảm bớt, sử dụng trong các trường hợp bị buồn quá mức, lượng nước tiểu không được kiểm soát và các trường hợp bàng quang làm việc quá khả năng.

Chú ý: Việc sử dụng bất kể loại thuốc tây nào, cũng cần có sự theo dõi và đồng ý từ bác sĩ. Tùy từng tình trạng nặng nhẹ của bệnh mà đơn thuốc sẽ được chỉ định khác nhau. Và việc sử dụng thuốc Tây y sẽ ít nhiều luôn có tác dụng phụ, nên cần được sử dụng thích hợp với từng bệnh nhân.

Trị tiểu đêm bằng Đông y

Ngoài việc lựa chọn phương pháp điều trị bằng Tây y, chúng ta có thể tìm hiểu thêm phương pháp điều trị từ các loại thảo dược. Phương pháp này có ưu điểm là an toàn, dễ sử dụng và không gây ra tác dụng phụ. Sau đây là một số loại thảo dược thường được sử dụng trong việc điều trị tiểu đêm như sau:

Bài số 1

Chuẩn bị: Cẩu kỷ tử 20 gram

Tiến hành thực hiện: 

Cho cẩu kỷ tử vào nồi, đổ ngập nước, sắc quả với lửa vừa. Lấy nước uống 2 ngày sử dụng 1 lần.

Bài thuốc này có tác dụng làm thuyên giảm những triệu chứng đi tiểu đêm và tiểu dắt. Nó thường được dùng để chữa trị tiểu đêm do phì đại tiền liệt tuyến gây ra.

Bài số 2

Chuẩn bị:

  • Ích trí nhân 20 gram
  • Hoài sơn 30 gram
  • Phiêu tiêu 20 gram

Tiến hành thực hiện:

Cho tất cả vào nồi, đổ ngập nước, sắc với lửa vừa. Sử dụng uống mỗi ngày, dùng trong một ngày. Thuốc có công dụng làm số lần đi tiểu được hạn chế,  đồng thời bổ tỳ thận.

Ngoài ra có thể sử dụng ích trí nhân dạng kết hợp với 3 vị thảo dược khác là ô dược, hoài sơn, ích trí nhân. Người bệnh đem các vị thuốc này đi tán bột mịn, sau đó làm thành viên, khối lượng 3 gram một viên. Dùng 3 lần trên ngày, mỗi lần sử dụng 3-4 viên.

Bài số 3

Chuẩn bị: Râu ngô

Tiến hành thực hiện:

Râu ngô rửa sạch với nước, bỏ vào nồi cho nước sâm sấp, sau đó nấu với ngọn lửa vừa. Nước sôi thì dừng sau đó lấy nước uống trong ngày, ngày 1 lần. Có công dụng làm số lần đi tiểu về đêm được giảm. Ngoài ra, còn có tác dụng làm tiêu tán sỏi thận, sỏi ở bàng quang, sỏi đường tiết niệu.

Bài số 4

Chuẩn bị:

  • Phá cố chỉ 100 gram
  • Tiểu hồi 100 gram

Tiến hành thực hiện: 

Cho 100 gram phá cố chỉ tẩm ngâm với rượu sau đó sao vàng. Tiếp tục sử dụng 100 gram tiều hồi mang đi sao vàng. Đem cả hai tán thành bột mịn, trộn đều với nhau, sau đó lăn thành dạng viên nhỏ. Sử dụng uống 2 – 3 lần trên ngày, mỗi lần khoảng 2 – 3 viên thuốc.

Đậu miêu hay bổ cốt chi là tên gọi khác của phá cố chỉ, nó được biết đến với rất nhiều tác dụng khác nhau như: giảm đau vùng lưng, thúc đẩy mồ hôi ra nhiều, chứng di tinh và tiêu chảy được điều trị, việc đi tiểu nhiều lần về đêm cũng được cải thiện một cách rất hiệu quả.

Phá cố chỉ được tách hạt để dùng, người ta có thể sử dụng ngay hay là đem sao vàng đều được. Ngày trước, ở Việt Nam cây thuốc này thường được sử dụng rất ít. Nhưng vài năm trở lại đây, cây thuốc này càng được sử dụng nhiều hơn trong phòng bệnh và trị bệnh.

Thuốc có công dụng tới ba đường kinh của cơ thể như tâm, tỳ, thận. Có công dụng đặc hiệu cho những người lớn tuổi, hay người cao tuổi bị mỏi gối, đau lưng, tiểu nhiều lần về đêm…

Bài số 5

Chuẩn bị:

  • Tang phiêu tiêu 9 gram
  • Phá cố chỉ 9 gram
  • Đảng sâm 9 gram
  • Thỏ ty tử 6 gram
  • Ích trí nhân 6 gram
  • Ba kích 6 gram

Tiến hành thực hiện: Đem tất cả tán thành bột mịn, trộn đều, sau đó cho một chút mật ong vào tạo hoàn. Người lớn, ngày chia thành 3 lần sử dụng. Với trẻ em dưới 10 tuổi, ngày chỉ sử dụng liều bằng ⅓ người lớn.

Bài số 6

Chuẩn bị:

  • Bạch biển đậu 12 gram
  • Thục địa 12 gram
  • Sơn thù 12 gram
  • Kim anh 12 gram
  • Viễn chí 12 gram
  • Hắc táo nhân 12 gram
  • Liên nhục 12 gram
  • Cố chi 10 gram
  • Hoài sơn 16 gram
  • Đại táo 8 quả

Tiến hành thực hiện:

Cho tất cả vào nồi, đồ xâm xấp nước, sắc với lửa vừa. Đến khi sôi chắt lấy nước uống. Mỗi ngày dùng 1 tháng, không để qua ngày, mỗi lần chia làm 3 phần sau đó uống. Thuốc có công dụng bồi bổ tâm thận, giúp thần kinh được ổn định, sức bền của thận được củng cố. Bài thuốc phù hợp với những bệnh nhân thường xuyên mất ngủ và tiểu nhiều lần trong đêm.

Chữa tiểu đêm bằng giá đỗ

Chuẩn bị 500gram giá đỗ xanh, rửa sạch với nước, sau đó đem luộc tất cả lấy nước. Khi nước sôi, bỏ thêm 50 gram đường trắng vào rồi khuấy đều tay. Lọc bỏ bã lấy phần nước, sử dụng uống trong ngày 5 – 6 lần.

Công dụng: Thức uống làm tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ cơ thể tăng tiết testosterone ở nam giới. Số lần đi tiểu về đêm do các nguyên nhân như tiền liệt tuyến phì đại, đường tiết niệu bị viêm được giảm.

chữa tiểu đêm bằng giá đỗ

Trị tiểu đêm bằng đậu đỏ

Sử dụng 2 chiếc mề gã đã được chế biến sạch sẽ, xén nhỏ và bỏ vào nồi, bỏ 500gram đậu đỏ và cho nước ngập để ninh. Ninh cho đến khi chín nhừ thì múc ra dùng mỗi ngày.

Bài thuốc có tác dụng làm các triệu chứng tiểu nhiều về đêm thuyên giảm như tiểu buốt, tiểu rắt do đường tiết niệu bị nhiễm trùng hay các bệnh như sỏi thận…

Ngoài việc tìm hiểu cách chữa trị khi gặp phải bệnh tiểu đêm. Chúng ta cũng cần trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản để ngăn ngừa bệnh xảy ra như:

  • Hạn chế cung cấp chất lỏng cho cơ thể từ 2 – 4 tiếng đồng hồ trước khi vào giấc ngủ, điều đó khiến bạn không cần đi tiểu vào buổi đêm. Đặc biệt tránh sử dụng các thức uống gây kích thích bàng quang như đồ uống có gas, có cồn, đồ ăn có tính acid, hay ngọt nhân tạo…
  • Nên tiến hành đi vệ sinh trước khi ngủ. Thường xuyên tập luyện các bài tập thể dục giúp cho sàn chậu khỏe hơn, có thể cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang của cơ thể.

Trên đây là những kiến thức cơ bản bạn cần biết về bệnh tiểu đêm. Nó giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn, trong việc điều trị bệnh khi mắc phải. Nhưng, dù lựa chọn phương pháp điều trị nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nhé. Cảm ơn quý bạn đã đọc!

Bình chọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *