Thoát vị đĩa đệm có nên châm cứu không là thắc mắc của không ít người. Theo các chuyên gia, biện pháp Đông y này có nhiều tác dụng tốt đối với người bệnh đau nhức xương khớp, giúp giảm rõ rệt cảm giác khó chịu, mệt mỏi của cơ thể. Ngoài ra, châm cứu cũng được cho là có khả năng tăng tốc độ hồi phục cho bệnh nhân.
Thoát vị đĩa đệm có nên châm cứu không?
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp y tế khác nhau được áp dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm, ví dụ như dùng thuốc giảm đau, vật lý trị liệu, Đông y,… Trong đó, vấn đề thoát vị đĩa đệm có nên châm cứu hay không nhận được nhiều sự quan tâm từ người bệnh hơn cả.
Châm cứu là một biện pháp điều trị có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nguyên lý của châm cứu dựa trên thuyết cân bằng của ngũ hành âm dương và xây dựng hệ thống các huyệt đạo phân bố trên khắp cơ thể con người. Theo đó, một khi những huyệt đạo này bị “bịt kín” lại do yếu tố tác động nào đó, kinh mạch, khí huyết sẽ tắc nghẽn và gây ra bệnh tật. Châm cứu giúp khơi thông vị trí tắc nghẽn, cải thiện những tình trạng khó chịu mà người bệnh phải chịu đựng.
Các bác sĩ nhận định rằng người bệnh thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể điều trị bằng châm cứu. Tuy nhiên, đối với vấn đề “nên” hay “không nên” thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan khác. Ví dụ như tình trạng sức khỏe, mức độ thoát vị của đĩa đệm, tiền sử bệnh lý,… Bởi trong trường hợp đĩa đệm đã bị tổn thương nghiêm trọng và chèn ép lên dây thần kinh trong một thời gian, người bệnh tốt nhất nên được phẫu thuật để phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.
Trên thực tế, châm cứu không thể giúp loại bỏ tận gốc vấn đề cốt lõi của bệnh thoát vị đĩa đệm mà chỉ có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng cũng như gia tăng hiệu quả của lộ trình điều trị mà người bệnh đang áp dụng.
Vì vậy, người bệnh nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị về phương án châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như tránh được những nguy cơ gây hại đến cơ thể.
>> Tham khảo cách chữa trị bằng laser qua bài viết: Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser có tốt không? Chi phí là bao nhiêu?
Các dạng châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Châm cứu trị thoát vị đĩa đệm hiện nay có nhiều loại khác nhau, nổi bật có thể kể đến như:
- Châm cứu truyền thống: Loại hình này sử dụng những cây châm được làm bằng bạc, cấu tạo mảnh và dài. Các thầy thuốc xác định vị trí huyệt đạo rồi đâm cây châm vào sâu bên trong da thịt. Người bệnh có thể châm cứu nhiều cây châm một lúc trên những khu vực khác nhau.
- Thủy châm: Đây là biện pháp kết hợp giữa Tây y và Đông y. Thông qua những cây châm được châm vào cơ thể, các loại thuốc dạng lỏng như coramin, vitamin B, adrenalin,… được truyền vào. Thuốc giúp giảm nhanh tình trạng đau nhức khó chịu mà người bệnh phải chịu đựng.
- Điện châm: Phương pháp này khá giống với thủy châm nhưng thay vì sử dụng thuốc, điện chậm sử dụng dòng điện cường độ nhẹ. Đầu nối điện được gắn trực tiếp vào cây châm, nhờ đó mà những dây thần kinh, cơ bắp tại vị trí bị thoát vị đĩa đệm đều chịu tác động của dòng điện. Phương pháp điện châm được đánh giá là phù hợp với người bệnh đau nhức vừa và nhẹ.
- Cứu ngải: Tuy được xếp vào loại hình châm cứu nhưng biện pháp này lại không dùng đến châm bạc như thông thường. Cứu ngải sử dụng một ống điếu dài và chứa đầy ngải cứu sấy khô ở bên trong. Ống điếu khi đốt sẽ giống như nhang hương và được dùng để tác động trực tiếp lên vị trí huyệt đạo. Nhờ vào sức nóng từ ống điếu, kinh mạch tắc nghẽn được lưu thông, người bệnh vì vậy mà cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Phương pháp này chưa được áp dụng rộng rãi như 3 phương pháp nói trên.
Các huyệt châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Tùy vào từng trường hợp bệnh nhân cụ thể mà các huyệt đạo được châm cứu sẽ có sự khác biệt. Theo tìm hiểu của bài viết, các huyệt đạo thường được sử dụng trong châm cứu trị thoát vị đĩa đệm có thể kể đến là:
- Mệnh môn: Mệnh môn nằm ở dưới đốt sống L2, trên cùng một đường thẳng nằm ngang với lỗ rốn. Khi nhấn vào vị trí huyệt đã xác định thấy lõm xuống thì đấy chính là huyệt Mệnh môn.
- Dương quan: Dương quan nằm ở dưới đốt sống L4, cách rãnh mông khoảng 5 thốn (1 thốn có chiều dài bằng đốt giữa của ngón giữa). Tác động lên vị trí này có thể kích thích dây thần kinh D12.
- Thận du: Thận du nằm trên cùng một đường thẳng nằm ngang với huyệt Mệnh môn, cách Mệnh môn khoảng 1.5 thốn (1 thốn có chiều dài bằng đốt giữa của ngón giữa). Thận du có thể tác động đến hai dây thần kinh là L1, L2.
- Đại trường du: Đại trường du nằm ở vị trí từ gai sống lưng L4 cách ra một khoảng 1.5 thốn.
- Ủy trung: Ủy trung nằm ở phía sau đầu gối, xác định bằng cách tìm vị trí trung tâm của nếp gấp khuỷu chân.
Mỗi một lần châm cứu có thể kéo dài trong khoảng 30 phút đến 1 giờ đồng hồ. Sau khi châm cứu xông, người bệnh nên ở lại phòng khám thêm 20 phút để chắc chắn cơ thể không có các phản ứng kích thích. Châm cứu cần được thực hiện thành nhiều buổi trị liệu, điều này phụ thuộc vào từng phác đồ điều trị theo bác sĩ.
Bài viết hy vọng đã có thể giải đáp phần nào những thắc mắc của bạn đọc về chủ đề “Thoát vị đĩa đệm có nên châm cứu không?”. Bên cạnh các phương pháp điều trị, người bệnh cũng nên chú ý đến lối sống của bản thân, hạn chế các vận động mạnh và tăng cường rèn luyện sức khỏe hàng ngày.
Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm cổ c3 c4 c5 c6 c7 là gì? Dấu hiệu và cách điều trị